Những tác động của sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thành tựu, vướng mắc và hướng hoàn thiện (Trang 87 - 88)

đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình

Trong mười một năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 chúng ta đã tranh thủ được thời cơ, thuận lợi và vượt qua được nhiều khó khăn thách thức nhất là tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực và toàn cầu để đạt được những thành tựu to lớn đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,26%/năm (2010), GDP đầu người đạt 1.168 USD, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng đạt được những thành tựu to lớn như xóa đói, giảm nghèo, phát triển văn hóa nông thôn và văn hóa các vùng miền. Giáo dục pháp luật được đưa tới mọi thôn xóm, bản làng ở khắp các xã, huyện, tỉnh, thành phố. Đời sống nhân dân ngày càng nâng cao,

dân trí cũng ngày càng cao hơn trước. Dân chủ và công bằng xã hội được thực hiện nghiêm chỉnh. Chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng nên vị trí vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định. Chúng ta đã và đang theo xu hướng quốc tế hóa mở rộng phạm vi phát triển kinh tế ra nhiều nước trên thế giới cùng với đó là vấn đề giao lưu mở rộng văn hóa với các nước.

Tóm lại, quamười một năm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Sự thay đổi của diện mạo đất nước, thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội đã có những tác động lên các quan hệ HN&GĐ: Tác động và ảnh hưởng đến chức năng, cấu trúc và thiết chế của gia đình. Đứng trước những thay đổi của đất nước, đứng trước những thay đổi của các quan hệ xã hội trong đó có quan hệ HN&GĐ, các quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành có nhiều điểm không còn phù hợp nữa, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới của xã hội. Đó cũng là quy luật tất yếu của phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thành tựu, vướng mắc và hướng hoàn thiện (Trang 87 - 88)