THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN SƠ THẨM DÂN SỰ GIỮA CÁC TÒA ÁN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án (Trang 61 - 75)

QUYỀN SƠ THẨM DÂN SỰ GIỮA CÁC TÒA ÁN

3.1.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa Tòaán các cấp

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và đã được sửa đổi bổ sung năm 2011 về thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện đã có nhiều thay đổi so với các văn bản pháp luật trước đây. Theo xu hướng cải cách tư pháp và trên cơ sở kế thừa các quy định của ba pháp lệnh trước đó về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, lao động thì Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định về thẩm quyền của Tòa án mở rộng hơn những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và tăng thẩm quyền của

Tòa án nhân dân cấp huyện, bảo đảm sự đồng bộ và thống nhất của quy định pháp luật tố tụng với pháp luật nội dung.

Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án đã cho thấy những bất cập sau.

- Quy định về một số những yêu cầu về kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa cấp tỉnh là chưa thực sự phù hợp với thực tế

Thực tiễn thực hiện các quy định về xác định thẩm quyền sơ thẩm giữa các cấp Tòa án trong Bộ luật tố tụng dân sự hiện nay cho thấy đã nảy sinh những bất cập. Đó là, trên thực tế có những tranh chấp về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động… là những vụ án có nhiều khó khăn, phức tạp

(ví dụ như những vụ án về nhà ở, các tranh chấp về quyền sử dụng đất, những vụ án có giá ngạch lớn…) lại thuộc thẩm quyền của Tòa cấp huyện. Ngược lại, một số những yêu cầu về kinh doanh, thương mại, lao động lại thuộc thẩm quyền của Tòa cấp tỉnh. Trong khi đó, thì trong số các việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án có những việc trong lĩnh vực thương mại, lao động có bản chất là những việc không có tranh chấp nên tính chất đơn giản hơn, việc giải quyết không khó khăn phức tạp.

- Một số quy định về không thay đổi thẩm quyền của Tòa án là chưa thực sự hợp

Hiện nay, nhiều trường hợp sau khi thụ lý Tòa án mới xác định được vụ án cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam hoặc cho Tòa án nước ngoài. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì vụ việc mà Tòa án cấp huyện đã thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có tài sản hoặc có đương sự ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; cho Tòa án nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 của Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó. Ngoài ra, đối với vụ việc có tài sản hoặc có đương sự ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài mà Tòaán cấp tỉnh đã thụ lý đúng thẩm quyền nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như không còn đương sự, tài sản ở nước ngoài hoặc không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 của Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.

Quy định trên dẫn tới bất hợp lý là trên thực tế những vụ việc có cùng bản chất là cần phải ủy thác cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài,

cho Tòa án nước ngoài nhưng thời điểm phát hiện ra sự việc cần phải ủy thác tư pháp lại có ý nghĩa quyết định vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh hay cấp huyện.

Chúng tôi cho rằng, việc hướng dẫn theo hướng Tòa án cấp tỉnh vẫn tiếp tục giải quyết vụ án mặc dù không còn đương sự, tài sản ở nước ngoài hoặc không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài là một quy định linh hoạt và phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, việc hướng dẫn áp dụng theo hướng Tòa án cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết với vụ việc có tài sản hoặc có đương sự ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài là không phù hợp với cơ sở lý luận đã được phân tích ở Chương 1 theo tiêu chí về điều kiện cơ sở vật chất, đòi hỏi về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao của cán bộ Tòa án.

Ví dụ: Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng đã thụ lý giải quyết vụ án dân sự về việc đòi nhà giữa; Nguyên đơn là Công ty cổ phần Cơ Kim Khí Hà Nội và bị đơn là ông Lê Văn Phất. Sau khi thụ lý vụ án giải quyết, Tòa án thu thập chứng cứ và biết được ông Lê Văn Phất có con gái là Lý Thị Thu Huyền, hiện nay chị Huyền đang định cư ở Úc. Quá trình sống ở Việt Nam chị Huyền đã bỏ khoản tiền 150.000.000 đồng để xây sửa lại ngôi nhà đó. Xét thấy vụ án trên cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam tại Úc nên Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng đã chuyển vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để giải quyết. Về bản chất thì đây là trường hợp Toà án thụ lý sai ngay từ đầu do có một đương sự là chị Huyền ở nước ngoài ngay từ trước khi Tòa án thụ lý vụ án. Tuy nhiên, nếu giả thiết rằng vào thời điểm Tòa án quận Hai Bà Trưng thụ lý vụ án chị Huyền ở Việt Nam nhưng trong quá trình Tòa án quận đang giải quyết vụ án thì chị Huyền mới thay đổi nơi cư trú theo hướng định cư tại Úc thì theo quy định hiện hành Tòa án quận Hai Bà Trưng vẫn có quyền tiếp tục giải quyết vụ án.

-Sự thiếu cụ thể trong việc quy định các tiêu chí về vụ việc mà Tòa án

cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết dẫn tới sự tùytiện trong áp dụng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án cấp tỉnh có quyền lấy những vụ việc thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án cấp huyện lên để giải quyết. Thực tế hiện nay, các văn bản hướng dẫn áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự thì hoàn toàn không có hướng dẫn là những trường hợp nào Tòa án cấp tỉnh được quyền lấy vụ việc thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án cấp huyện lên để giải quyết. Thực tế này dẫn đến hậu quả là việc áp dụng pháp luật thiếu thống nhất và sự tùy tiện của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong việc lấy vụ việc lên giải quyết.

Ví dụ: Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng thụ lý và giải quyết vụ án dân sự - đòi nhà cho ở nhờ, giữa: nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Hạp và bà Nguyễn Thị Cua cùng ở tại quận Long Biên và bị đơn ông Đỗ Tri Kỷ ở tại quận Hai Bà Trưng, diện tích nhà đất nguyên đơn đòi hiện nay bị đơn đang ở. Sau khi thụ lý Tòa án quận Hai Bà Trưng đã giải quyết vụ án và sau đó các đương sự kháng cáo bản án, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xử phúc thẩm đã hủy bản án sơ thẩm và trả hồ sơ về Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng xét xử lại. Sau khi thụ lý lại vụ án Tòa án quận Hai Bà Trưng tiếp tục giải quyết thì Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có yêu cầu lấy hồ sơ lên để giải quyết do vụ án có tính chất phức tạp.

3.1.2. Thực tiễn thực hiện các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòaán cùng cấp

-Sự thiếu rõ ràng trong quy định về thẩm quyền của Tòa án theo nơi bị đơn cư trú, làm việc

Bộ luật tố tụng dân sự quy định nếu bị đơn là cá nhân thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Trên thực tế có trường hợp nguyên đơn khởi kiện tại Tòa án nơi làm việc của bị đơn chứ không khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cư trú và bị đơn không đồng ý theo

kiện tại Tòa án này. Do vậy, quy định trên cần được giải thích theo hướng nếu bị đơn cư trú một nơi nhưng làm việc một nơi thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi bị đơn cư trú. Trong trường hợp không thể xác định được nơi cư trú của bị đơn thì Tòa án nơi bị đơn làm việc có thẩm quyền giải quyết.

Theo quy định tại Điều 12 Luật cư trú năm 2006 thì "Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú". Quy định này dẫn tới khó khăn là khi bị đơn vừa có nơi thường trú, vừa có nơi tạm trú thì nguyên đơn sẽ phải nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nào.

Trên thực tế hiện nay, để xác định nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống gặp nhiều khó khăn, vì đương sự không sống ở một nơi cố định. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án đương sự lại chuyển đến nơi khác sinh sống. Việc này đã làm mất nhiều thời gian của cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài ra, có nhiều trường hợp bị đơn đã trốn tránh nghĩa vụ và đi ở nơi khác không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền hoặc người khởi kiện biết địa chỉ mới. Vậy nên chăng cần sửa đổi pháp luật theo hướng trong trường hợp bị đơn có hộ khẩu thường trú ở một nơi nhưng lại không thường xuyên sinh sống ở nơi có hộ khẩu thường trú và cũng không có nơi đăng ký tạm trú, nơi thực tế sinh sống cũng không cố định thì áp dụng nguyên tắc ưu tiên Tòa án nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú giải quyết.

Ngoài ra, trong thực tiễn đã có những nhầm lẫn trong việc xác định thẩm quyền theo nơi cư trú, làm việc của người đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền chứ không phải theo nơi cư trú, làm việc của bị đơn. Vì vậy, để tránh những nhầm lẫn này cần phải có sự tập huấn rút kinh nghiệm để nhận thức đúng về vấn đề theo hướng phân định thẩm quyền là dựa trên nơi cư trú của cá nhân, cơ quan, tổ chức là bị đơn trong vụ tranh chấp cần phải giải quyết chứ không phải là dựa trên nơi cư trú, làm việc của người đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền của bị đơn.

Trên thực tế hiện nay, có nhiều công ty đã thuê trụ sở để đăng ký kinh doanh hoạt động, nhưng quá trình làm ăn thua lỗ công ty đã chuyển đi chỗ

khác nhưng đăng ký kinh doanh công ty không thay đổi. Khi có tranh chấp phía nguyên đơn khởi kiện ra Tòa án nơi công ty đăng ký kinh doanh và Tòa án đã thụ lý vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi thụ lý Tòa án tiến hành xác minh giải quyết vụ án gặp nhiều khó khăn do trụ sở trong đăng ký kinh doanh của công ty hiện nay công ty khác đang hoạt động tại đó.

-Vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp tranh chấp về tài sản là bất động sản

Theo điểm c Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản. Quy định này được xây dựng dựa trên quan niệm là Tòa án nơi có bất động sản là Tòaán có điều kiện tốt nhất cho việc giải quyết tranh chấp.

Vấn đề đặt ra cần phải làm rõ như thế nào là tranh chấp về bất động sản để xác định Tòaán có thẩm quyền. Hiện nay, trong những văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự chưa có quy định nào hướng dẫn về vấn đề này dẫn tới các Tòa án khó khăn, lúng túng trong việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp về bất động sản.

Trong thực tiễn áp dụng đã nảy sinh những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng, tất cả những tranh chấp có liên quan đến bất động sản đều phải thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản đó. Ý kiến khác lại cho rằng chỉ có những tranh chấp mà đối tượng tranh chấp là bất động sản và đó là tranh chấp chính mới thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản giải quyết.

Theo chúng tôi, dựa trên cơ sở lý luận đã được xây dựng ở Chương 1 luận văn thì tranh chấp về bất động sản là tranh chấp có đối tượng là bất động sản và đó là tranh chấp chính nếu vụ án có nhiều quan hệ pháp luật. Đối tượng của các tranh chấp là bất động sản được hiểu là tranh chấp quyền sở hữu như chủ sở hữu kiện đòi nhà ở bị chiếm giữ bất hợp pháp, tranh chấp vật kiến trúc khác trên đất, cây lâu năm trên đất; kiện đòi trả nhà, đất cho thuê;

tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng; yêu cầu chia thừa kế nhà, quyền sử dụng đất; tranh chấp diện tích mua bán, mốc giới… Nếu đối tượng tranh chấp chỉ là đòi tiền liên quan đến các giao dịch về bất động sản (nhà, đất…) như tiền mua bán, tiền thuê còn thiếu… thì đương sự phải khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc chứ không thể khởi kiện tại Tòa án nơi có bất động sản bởi đối tượng tranh chấp trong những trường hợp này không phải là bất động sản.

Chúng ta có thể minh họa cho vấn đề này thông qua hai ví dụ sau đây: Ví dụ 1: Ông A và bà B đều cư trú tại huyện H, ông A mua một ngôi nhà của bà B tại huyện P. Sau khi đã hoàn tất các thủ tục mua bán và ông A đã trả toàn bộ số tiền cho bà B thì ông C là anh ruột của bà B cho rằng đây là nhà do bố mẹ để lại cho ông và bà B nên bà B không có quyền bán. Ông A khởi kiện ra tòa yêu cầu bà B phải trả lại nhà cho mình. Trong trường hợp này Tòa án có thẩm quyền giải quyết phải là Tòa án huyện P nơi có ngôi nhà đang tranh chấp đó chứ không phải là Tòa án huyện H.

Ví dụ 2: Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng thụ lý và giải quyết vụ án dân sự, giữa: nguyên đơn bà Nguyễn Thị Thanh ở tại Cầu Giấy và bị đơn là ông Nguyễn Thanh Hải ở tại quận Hai Bà Trưng. Bà Thanh và ông Hải có ký hợp đồng mua bán ngôi nhà tại quận Hoàng Mai. Nhưng quá trình mua bán ông Hải không nói rõ với bên mua ngôi nhà đó là tài sản chung của vợ chồng. Vì vậy, sau khi ký hợp đồng bán nhà vợ ông Hải không đồng ý bán nhà, khi ký hợp đồng ông Hải đã nhận 300 triệu đồng của bà Thanh. Bà Thanh đã khởi kiện yêu cầu Tòa án quận Hai Bà Trưng giải quyết buộc ông Hải phải trả lại 300 triệu đồng đã nhận khi bán nhà.

Như vậy, tranh chấp về bất động sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản là tranh chấp mà đối tượng của tranh chấp là bất động sản và đó là tranh chấp chính nếu vụ án có nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp. Theo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án (Trang 61 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)