CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN SƠ THẨM DÂN SỰ GIỮA TÒAÁN CÁC CẤP

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án (Trang 34 - 43)

Quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa Tòa án các cấp hiện nay được quy định tại Điều 33 và Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự và

được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao. Quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa Tòa án các cấp trong Bộ luật tố tụng dân sự về cơ bản là việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh.

Về nguyên tắc, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm hầu hết các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án. Trong khi đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ có thẩm quyền sơ thẩm đối với một số vụ việc dân sự được pháp luật quy định.

2.1.1. Quy định về những vụ việc thuộc thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án cấp huyện

Thẩm quyền của Tòa án cấp quận, huyện hiện nay được quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, về căn bản thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền dân sự của

Tòa án sau đây:

* Các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình

-Đối với các tranh chấp về dân sự:

Tòa án cấp huyện có thẩm quyền sơ thẩm đối với các tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam; tranh chấp về quyền sở hữu tài

sản, hợp đồng dân sự, quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, thừa kế di sản, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai; các tranh chấp liên quan để hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật và các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.

-Đối với các yêu cầu về dân sự:

Tòa án cấp huyện có thẩm quyền sơ thẩm đối với các yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự; yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó; yêu cầu tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích; yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết; yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của luật thi hành án dân sự và các yêu cầu khác về dân sự mà pháp luật có quy định.

-Đối với các tranh chấp về hôn nhân và gia đình:

Tòa án cấp huyện có thẩm quyền sơ thẩm đối với các tranh chấp về ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, xác định cha mẹ, con, tranh chấp về cấp dưỡng và các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.

-Đối với các yêu cầu về hôn nhân và gia đình:

Tòa án cấp huyện có thẩm quyền sơ thẩm đối với các yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật; yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; yêu cầu công nhận sự thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành

niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn; yêu cầu chấm dứt việc nuôi con

nuôi và các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.

* Một số tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng lý kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận:

Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòaán cấp huyện có thẩm quyền sơ thẩm đối với các tranh chấp về "mua bán hàng hóa, cung

ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý, ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây

dựng; tư vấn; kỹ thuật; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa" [23,Điều 29].

Trong xu hướng cải cách tư pháp tăng cường thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện thì quy định như trên là chưa phù hợp nên Bộ luật tố tụng dân sự đã sửa đổi và quy định mở rộng thẩm quyền giải quyết cho Tòa án

nhân dân cấp huyện toàn bộ các loại tranh chấp kinh doanh, thương mại mà không phân biệt tính phức tạp. Theo đó, Tòaán cấp huyện còn có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng lý kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, bao gồm tranh chấp về vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác (điểm k, l, m, n và o khoản 1 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự).

* Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động:

Theo pháp luật hiện hành thì Tòaán cấp huyện có thẩm quyền sơ thẩm đối với các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hòa

Theo quy định trên thì chỉ những tranh chấp lao động cá nhân mà hòa giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn luật định mới thuộc thẩm quyền của Tòa án. Trong thực tiễn xảy ra nhiều trường hợp tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, thì các bên cũng không được khởi kiện ra Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Quy định như vậy là bất hợp lý, không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp. Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự đã khắc phục được vướng mắc này bằng việc quy định mở rộng hơn thẩm quyền của Tòa án cấp huyện đối với các tranh chấp lao động cá nhân. Cụ thể là từ

nay các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc không hòa giải trong thời hạn pháp luật quy định sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện.

Theo các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì đối với những tranh chấp, yêu cầu trên mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án

nước ngoài thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, theo xu hướng mở rộng thẩm quyền của Tòa án cấp quận, huyện hiện nay thì phần I mục 4 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng quy định những ngoại lệ về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án cấp quận, huyện mặc dù vụ việc có yếu tố nước ngoài. Theo đó, đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha, mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa

giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Luật Hôn nhân và gia đình là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam. Ngoài ra, đối với vụ việc dân sự đã được Tòa án

nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nhưng trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước

ngoài, cho Tòa án nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 của Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó (Tiểu mục 4.1.a và 4.4.a Phần I Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

Việc nghiên cứu các quy định tại Điều 33 và Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự cho thấy, các yêu cầu về kinh doanh, thương mại, lao động không thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện. Thiết nghĩ, việc pháp luật hiện hành không quy định các yêu cầu về kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp quận, huyện mà thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh là chưa thực sự hợp lý. Bởi vì, theo những cơ sở lý luận về xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án các cấp thì những việc đơn giản hơn phải thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án cấp thấp hơn. Trong khi đó, các yêu cầu về kinh doanh, thương mại, lao động là những việc về bản chất là đơn giản do không có tranh chấp nên lẽ ra phải được quy định thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án cấp quận, huyện.

2.1.2. Quy định về những vụ việc thuộc thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án cấp tỉnh

Điều 34 BTTDS đã quy định cụ thể những vụ việc dân sự thuộc thẩm

quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Về cơ bản thì quy định tại điều luật này là phù hợp với các cơ sở lý luận đã được phân tích tại Chương 1 của luận văn.

* Những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh do yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, bao gồm:

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;

-Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;

- Các yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại;

- Các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động đã được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn và các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định.

* Các vụ việc dân sự mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài

Đây là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc

* Các yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự của Tòa án nước ngoài, trọng tài nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định đó, bao gồm:

-Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;

-Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;

-Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định lao động của trọng tài nước ngoài và các yêu cầu khác về lao động mà pháp luật có quy định.

* Những vụ việc dấn sự thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện nhưng Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do sự phức tạp, khó khăn hoặc cần đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết

Đó là những trường hợp vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự nhưng việc áp dụng pháp luật gặp khó khăn, phức tạp, quá trình xác minh, thu thập chứng cứ, hoàn thiện hồ sơ khó có thể hoàn thành với điều kiện của Tòa án cấp huyện; vụ việc có liên quan tới thẩm phán, chánh án, phó chánh án Tòa án cấp huyện; đương sự trong vụ việc là cán bộ chủ chốt ở địa phương mà xét thấy việc xét xử ở Tòa án cấp huyện sẽ gây ảnh hưởng về chính trị, ổn định khu vực v.v...

Việc xây dựng các quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh hiện nay chủ yếu dựa trên tiêu chí về yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ; điều kiện để thực hiện ủy thác tư pháp; sự phức tạp, khó khăn hoặc cần đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết. Bộ luật tố tụng dân sự không lấy các tiêu chí đương sự là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam ở nước ngoài mà lấy các tiêu chí tranh chấp, yêu cầu

"có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài" để phân định thẩm quyền của Tòa án cấp huyện với Tòa án cấp tỉnh trong việc giải quyết. Việc quy định tiêu chí cụ thể này đã đảm bảo sự bình đẳng giữa các đương sự là cá nhân, tổ chức Việt Nam với các đương sự là người nước ngoài,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)