CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN SƠ THẨM DÂN SỰ GIỮA CÁC TÒAÁN CÙNG CẤP

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án (Trang 43 - 61)

Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án cùng cấp chính là dựa trên các tiêu chí phân định thẩm quyền được luật pháp quy định nhằm xác định thẩm quyền của một Tòa án cụ thể trong việc giải quyết vụ việc dân sự. Việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các cấp Tòa án là tiền đề để phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án cùng cấp còn được gọi là thẩm quyền theo lãnh thổ. Vấn đề này được quy định tại Điều 35, Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự và được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Hiện nay, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự cũng đã có những sửa đổi quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về vấn đề này cho phù hợp hơn với thực tiễn.

2.2.1. Các quy định có tính nguyên tắc về phân định thẩm quyền

sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án cùng cấp

2.2.1.1. Thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản

Dựa trên những cơ sở lý luận về thẩm quyền theo lãnh thổ theo nơi có bất động sản đang tranh chấp, kinh nghiệm lập pháp của Việt Nam trong lịch sử và tham khảo pháp luật tố tụng dân sự của một số nước trên thế giới nhà lập pháp Việt Nam đã thiết lập quy tắc để phân định thẩm quyền đối với những tranh chấp về bất động sản. Theo đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bất động sản là Tòa án nơi có bất động sản (điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự).

Để xác định được như thế nào là tranh chấp về bất động sản thì trước tiên cần phải xác định bất động sản bao gồm những tài sản nào và tài sản đó có phải là đối tượng của việc tranh chấp hay không. Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật dân sự năm 2005 thì bất động sản là các tài sản, bao gồm: "Đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với

nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản

khácdo pháp luật quy định" [24]. Bất động sản là loại tài sản không dịch chuyển được, bên cạnh đó, các giấy tờ, tài liệu quan trọng liên quan tới bất động sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở do cơ quan địa phương cấp, quản lý. Do đó, việc quy định Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết là quy định phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho Tòa án có thể xác minh, thu thập các giấy tờ, tài liệu liên quan, hoàn thiện hồ sơ, giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác nhất.

Như vậy, đối với các tranh chấp về bất động sản thì khi thụ lý đơn khởi kiện, Tòa án cần xác định đúng địa điểm của bất động sản mà các đương sự đang tranh chấp có nằm trên địa giới hành chính của Tòa án mình hay không, nếu không thuộc địa giới hành chính của Tòa án mình thì phải chuyển đơn khởi kiện và hướng dẫn cho đương sự đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Ví dụ: Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng thụ lý vụ án dân sự số 05 ngày 03 tháng 02 năm 2010 về việc chia thừa kế, giữa nguyên đơn: chị Hà Thị Lưu, địa chỉ ở quận Hai Bà Trưng và bị đơn: bà Vũ Thị Luân, địa chỉ ở quận Hoàng Mai. Do tài sản tranh chấp trong vụ án chia thừa kế này là nhà đất tại quận Hai Bà Trưng nên vụ án này Tòa án quận Hai Bà Trưng thụ lý giải quyết là đúng quy định của pháp luật.

Quyđịnh của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành được hiểu là chỉ những quan hệ pháp luật có đối tượng tranh chấp là bất động sản thì mới thực hiện theo quy định là Tòa án nơi có bất động sản giải quyết. Vì vậy, đối với những trường hợp mà tranh chấp có loại tài sản là bất động sản nhưng tài sản này không phải là đối tượng của tranh chấp hoặc có tranh chấp nhưng không phải là quan hệ pháp luật chính cần giải quyết trong vụ việc thì không áp dụng quy định này.

Ví dụ: Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng thụ lý vụ án Hôn nhân gia

Bích Ngọc, địa chỉ ở quận Hoàn Kiếm và bị đơn: Anh Nguyễn Đình Vân, địa chỉ ở quận Hai Bà Trưng. Trong vụ án này chị Ngọc có đơn khởi kiện xin ly hôn đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết về việc chia tài sản chung của vợ chồng là diện tích nhà đất tại quận Hai Bà Trưng; quận Hoàn Kiếm và tại Bắc Ninh. Trong trường hợp này quan hệ pháp luật tranh chấp chính là quan hệ hôn nhân, do đó Tòa án nơi bị đơn cư trú là Tòa án quận Hai Bà Trưng sẽ có thẩm quyền giải quyết ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng.

2.2.1.2. Thẩm quyền của Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở của bị đơn, người bị yêu cầu

* Về thẩm quyền của Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở của bị đơn

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự thì

"Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động…" [24]. Như vậy, theo quy định này thì tùy thuộc vào bị đơn là cơ quan, tổ chức hay bị đơn là cá nhân mà thẩm quyền của Tòa án được xác định

khác nhau:

- Trường hợp thứ nhất, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nơi bị đơn có trụ sở có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại và lao động. Nơi có trụ sở của pháp nhân được xác định theo quy định tại Điều 90 của Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó, nơi có trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân.

Ví dụ: Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng thụ lý vụ án kinh doanh

thương mại, giữa: nguyên đơn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật liệu xây dựng Tín Nghĩa, trụ sở ở Đồng Nai có ký hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng cho Công ty cổ phần xây dựng thương mại Hoàng Thành có trụ

sở tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trong quá trình thực hiện hợp đồng Công ty cổ phần xây dựng thương mại Hoàng Thành còn nợ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật liệu xây dựng Tín Nghĩa 800 triệu đồng đã quá hạn không thanh toán. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật liệu xây dựng Tín Nghĩa khởi kiện đối với Công ty cổ phần xây dựng thương mại Hoàng Thành tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Căn cứ vào các quy định về phân định thẩm quyền theo lãnh thổ, Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng đã thụ lý giải quyết vụ án.

Trên thực tế, có nhiều vụ án kinh doanh thương mại trụ sở trong đăng ký kinh doanh của công ty ở một nơi và nơi hoạt động của công ty lại ở nơi khác hoặc không tìm thấy nơi hoạt động của công ty và quá trình thụ lý giải quyết vụ án tại Tòa đã có nhiều vướng mắc, Tòa án nào sẽ thụ lý vụ án. Tòa

án nơi công ty có trụ sở theo đăng ký kinh doanh hay Tòa án nơi công ty có văn phòng hoạt động? Trong thực tiễn các Tòa án đã gặp khó khăn và lúng túng trong việc xử lý vấn đề này. Vì vậy, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã có công văn số 305/CV-TKT ngày 02 tháng 4 năm 2007 hướng dẫn về việc thống nhất một số vấn đề về thụ lý, giải quyết vụ án kinh doanh thương mại.

Theo công văn hướng dẫn thì:

Khi thụ lý, phải xác định địa chỉ của bị đơn ghi trong đăng

ký kinh doanh. Trong trường hợp bị đơn đã chuyển đổi địa điểm của công ty đi nơi khác, nhưng chưa đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh, thì thẩm quyền vẫn phải căn cứ vào nơi có trụ sở theo đăng ký kinh doanh của bị đơn. Nếu họ đã thay đổi đăng ký kinh doanh

đến địa chỉ mới, thì phải chuyển vụ án đến Tòa án nơi có địa điểm ghi trong đăng ký kinh doanh mới[43].

-Trường hợp thứ hai, nếu bị đơn là cá nhân theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Có thể thấy quy định này của Bộ luật tố tụng dân sự đưa ra chưa

rõ ràng. Nếu trong trường hợp cá nhân cư trú và làm việc tại hai nơi khác nhau thì sẽ khó khăn trong việc áp dụng quy định pháp luật. Hiện nay, trong Bộ luật tố tụng dân sự không đưa ra quy định về nơi cư trú, làm việc của bị đơn, do đó, để xác định được Tòa án có thẩm quyền giải quyết phải dựa vào quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật Cư trú năm 2006, về nơi cư trú của cá nhân.

Quy định trên cần được giải thích theo hướng nếu bị đơn cư trú một nơi nhưng làm việc một nơi thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi mà bị đơn cư trú. Trong trường hợp không thể xác định được nơi cư trú thì Tòa án bị đơn làm việc có thẩm quyền giải quyết.

Theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Dân sự 2005 thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống, nếu không xác định được nơi thường xuyên sinh sống của người đó thì nơi cư trú sẽ là nơi người đó đang sinh sống. Trên thực tế hiện nay, có những trường hợp rất khó xác định nơi thường xuyên sinh sống của cá nhân do họ không sống một nơi cố định.

Theo quy định tại Điều 12 Luật cư trú năm 2006 thì đã có những quy định cụ thể về nơi cư trú của cá nhân. Theo đó:

Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú. Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật[25].

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đăng ký tạm

trú". Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

Ngoài ra, pháp luật còn đưa ra quy định riêng về nơi cư trú của bị đơn trong một số trường hợp khác (quy định tại Điều 53, 54, 55 và 56 Bộ luật Dân sự).

Nếu bị đơn là người chưa thành niên thì nơi cư trú là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định (Điều 53 Bộ luật Dân sự).

Nếu bị đơn là người được giám hộ thì nơi cư trú sẽ là nơi cư trú của người giám hộ. Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định (Điều 54 Bộ luật Dân sự).

Nếu bị đơn là quân nhân đang làm nghĩa vụ quân sự thì nơi cư trú là nơi đơn vị của quân nhân đó đóng quân. Nơi cư trú của sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng là nơi họ thường xuyên sinh sống. Nếu họ không có nơi thường xuyên sinh sống thì là nơi đơn vị của những người đó đóng quân (Điều 56 Bộ luật Dân sự).

Nếu bị đơn là người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác thì nơi cư trú là nơi họ thường xuyên sinh sống. Nếu họ không có nơi thường xuyên sinh sống thì là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó (Điều 57 Bộ luật Dân sự).

Trên thực tế hiện nay có nhiều trường hợp không xác định được nơi ở và nơi làm việc của bị đơn. Do bị đơn cố tình dấu địa chỉ để trốn tránh nghĩa vụ.

Ví dụ: Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng thụ lý vụ án dân sự số: 43 ngày 17 tháng 11 năm 2010 về việc việc đòi nợ, giữa nguyên đơn Ngân hàng thương mại Cổ phần kỹ thương Việt Nam và bị đơn là bà Trịnh Thị Anh Tuấn. Bà Tuấn ký hợp đồng tín dụng vay tiền của ngân hàng. Khi ký hợp đồng bà Tuấn đăng ký hộ khẩu thường trú và trú tại quận Hai Bà Trưng, quá trình làm ăn do thua lỗ bà Tuấn đã ly hôn và đi ở chỗ khác, khi chuyển đi ở chỗ khác bà

Tuấn không báo cho ngân hàng còn hộ khẩu bà Tuấn vẫn đang ở quận Hai Bà Trưng, phía ngân hàng liên lạc nhưng bà Tuấn không hợp tác và không trả tiền cho ngân hàng nên ngân hàng đã khởi kiện bà Tuấn. Khi khởi kiện ngân hàng cung cấp cho Tòa án địa chỉ khi bà ký hợp đồng vay vốn. Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành các bước tố tụng tiếp theo đối với bà Tuấn thì được biết bà Tuấn không còn sinh sống tại quận Hai Bà Trưng, hiện nay bà ở đâu và làm việc ở đâu không ai biết. Để xác định được nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn gặp rất nhiều khó khăn đối với cơ quan Tòa án. Vì hiện nay nhiều đương sự cố tình dấu địa chỉ, để trốn tránh các nghĩa vụ. Trên thực tế có rất nhiều vụ án tương tự như trên. Do đó, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 và Công văn số 109/KHXX ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Tòa án nhân dân tối cao tại điểm 8.6 quy định:

Đối với trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện có ghi đầy đủ cụ thể và đúng địa chỉ của người bị kiện, của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú mà không thông báo địa chỉ mới cho người khởi kiện, cho Tòa án nhằm mục đích dấu địa chỉ, trốn tránh

nghĩa vụ đối với người khởi kiện, thì được coi là trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ. Tòa án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung[41], [42]. * Về thẩm quyền của Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở của người bị yêu cầu

Khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, thì theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi người bị yêu cầu cư trú, làm việc hoặc có trụ sở. Quy định này

cũng tương tự như trong trường hợp giải quyết các tranh chấp dân sự, phù hợp với cơ sở khoa học của việc phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án (Trang 43 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)