Xét xử phúc thẩm: Xét xử phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp l uật bị

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương - ThS. Nguyễn Phúc Lưu (Trang 97 - 98)

kháng cáo hoặc kháng nghị.

Khi xét xử, Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định s ơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị hoặc có li ên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Hội đồng xét xử được thực hiện bởi ba thẩm phán. Kết quả xét xử có thể giữ nguyên, sửa bản án hoặc hủy bản án s ơ thẩm.

4. Thủ tục thi hành án dân sự:

Thi hành án dân sự là việc cơ quan thi hành án có th ẩm quyền đưa các bản án, quyết định của Tòa án vào thực hiện trong thực tế.

Theo quy định của Luật thi hành án dân sự hiện nay thì đồng thời với việc nộp đơn yêu cầu, người được thi hành án phải nộp kèm văn bản xác minh về điều kiện thi hành về tài sản của người bị thi hành án. Tức là phải cung cấp cho cơ quan thi hành án thông tin về tài sản của người được thi hành án. Nếu không thể tự mình xác minh thì có thể yêu cầu cơ quan thi hành án xác minh và ph ải nộp phí.

Thời hiệu thi hành án là 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính v ào thời hiệu yêu cầu thi hành án. Hết thời hiệu này, cơ quan thi hành án s ẽ không nhận và thụ lý giải quyết các yêu cầu thi hành án đối với bản án, quyết định hết thời hiệu nữa.

Sau khi nhận đủ hồ sơ của người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân s ự phải vào sổ thụ lý. Việc giải quyết yêu cầu thi hành án theo hướng ưu tiên để đương sự thỏa thuận trước. Bên phải thi hành án được cho thời hạn tự nguyện thi hành là 15 ngày, nếu hết thời hạn đó mà không tự nguyện thi hành, các bên cũng không thỏa thuận được nội dung thi hành án, thì cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định cưỡng chế.

Bên bị cưỡng chế thi hành án phải chịu mọi chi phí cưỡng chế. Bên được thi hành án phải chịu phí thi hành án bằng 3% trên tổng giá trị tài sản được thi hành. /.

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương - ThS. Nguyễn Phúc Lưu (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)