Văn bản dưới luật: là văn bản do nhiều chủ thể khác nhau ban hành dưới nhiều tên g ọi khác nhau để hướng dẫn, giải thích, cụ thể hoá các luật của Quốc

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương - ThS. Nguyễn Phúc Lưu (Trang 57 - 61)

hội, hoặc quy định về những lĩnh vực mà Quốc hội chưa có điều kiện ban hành Luật để điều chỉnh. Văn bản dưới luật có giá trị thấp h ơn văn bản luật của Quốc Hội và bản thân giữa các văn bản d ưới luật cũng có giá trị khác nhau.

- Khi ban hành văn bản dưới luật các cơ quan ban hành phải đảm bảo nội dung của văn bản phù hợp với văn bản Luật do Quốc hội ban hành.

Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đ ược Quốc Hội khoá XII ban hành ngày 03/6/2008 có hiệu lực từ ngày 01/01/2009, Việt Nam có những cơ quan có thẩm quyền ban hành và loại văn bản được quyền ban hành (văn bản dưới luật) bao gồm:

* Uỷ ban thường vụ Quốc Hội: Pháp lệnh, Nghị quyết.

* Chủ tịch nước: Lệnh,Quyết định

* Chính phủ: Nghị định

* Thủ tướng Chính phủ: Quyết định

* Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Thông tư

* Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành: Nghị quyết

* Chánh án Toà án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Thông tư

* Tổng kiểm toán Nhà nước ban hành: Quyết định

* Các văn bản liên tịch được ban hành do sự phối hợp của nhiều c ơ quan như: Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội/Chính phủ với c ơ

quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc giữa các Bộ tr ưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với nhau.

* Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cũng có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp (Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân từ cấp tỉnh đến cấp xã đều có thể ban h ành văn bản quy phạm pháp luật):

- Hội đồng nhân dân ban hành: Nghị quyết

- Uỷ ban nhân dân ban hành: Quyết định, chỉ thị.

Văn bản qui phạm pháp luật do cơ quan có th ẩm quyền ở trung ương ban hành có hiệu lực áp dụng toàn quốc. Văn bản của địa ph ương chỉ có giá trị thi hành trong phạm vi của địa ph ương đó.

Trên thực tế còn có một số văn bản khác nh ư các nghị quyết, quyết định, điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế … các văn bản này cũng chứa đựng một số quy tắc xử xự bắt buộc, nhưng đó không phải là văn bản quy phạm pháp luật vì không hội đủ những đặc điểm của văn bản quy phạm, không có tính bắt buộc áp dụng chung với tất cả mọi chủ thể trong xã hội mà chỉ có giá trị ràng buộc với các thành viên trong tổ chức đó.

Chương 4

QUAN HỆ PHÁP LUẬT

4.1. Khái niệm và đặc điểm Quan hệ pháp luật4.1.1. Khái niệm quan hệ pháp luật 4.1.1. Khái niệm quan hệ pháp luật

- Xuất phát từ nhu cầu sinh tồn và phát triển, con người buộc phải liên kết với nhau thành những cộng đồng. Những thành viên trong cộng đồng luôn phát sinh các mối liên hệ với nhau trong quá trình hoạt động của mình, những mối liên hệ đó được gọi là các quan hệ xã hội.

- Các quan hệ xã hội thực tế tồn tại rất đa dạng và phong phú. Đó có thể là mối quan hệ về chính trị, quan hệ trong lao động, trong gia đ ình, trong kinh doanh thương mại, trong dân sự … Điều đó có nghĩa là các hình thức tác động đến nó cũng rất đa dạng.

- Khi tham gia một hoặc nhiều quan hệ xã hội, chủ thể có thể chịu sự tác động của nhiều quy tắc xử sự(quy phạm pháp luật, quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo hay phong tục, tập quán …) Ví dụ: quan hệ hôn nhân vừa có thể chịu sự điều chỉnh của pháp luật vừa chịu sự điều chỉnh của pháp luật, đạo đức, phong tục, tập quán.

- Các quan hệ xã hội rất trong cuộc sống thực tiễn rất nhiều v à đa dạng, nên không phải bất kỳ quan hệ xã hội nào Nhà nước cũng ban hành quy định pháp luật để điều chỉnh. Nhà nước chỉ dùng pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng, cơ bản, cần thiết phải ra ban h ành quy định để xác định quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ đó. Vì vậy chỉ những quan hệ xã hội nào chịu sự tác động điều chỉnh của pháp luật mới đ ược coi là quan hệ pháp luật.

Ví dụ: mối quan hệ giữa bạn nam và nữ đang trong giai đoạn tìm hiểu, yêu thương nhau chỉ là quan hệ xã hội thuần túy. Quan hệ này có thể chịu sự điều chỉnh từ quy tắc đạo đức hay phong tục, tập quán. Pháp luật không điều chỉnh mối quan hệ này, tức là giữa những chủ thể trong quan hệ này không có các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, khi hai bên tiến đến quan hệ hôn nhân – là một quan hệ được pháp luật điều chỉnh - thì những chủ thể trong quan hệ hôn nhân này bao gồm vợ và chồng sẽ bị ràng buộc bởi những quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định pháp luật.

- Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội đặc biệt nảy sinh do sự tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý tương ứng làm xuất hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể tham gia quan hệ xã hội ấy.

4.1.2.Đặc điểm quan hệ pháp luật

* Quan hệ pháp luật được quy định bởi cơ sở kinh tế – xã hội

- Các quan hệ xã hội luôn tồn tại khách quan trong cuộc sống, dù pháp luật có quy định hay không thì cũng không phải là nguyên nhân để nó xuất hiện hay chấm dứt. Nhưng quan hệ xã hội sẽ là cơ sở để nhà làm luật ban hành quy phạm điều chỉnh khi cần thiết.

- Các quan hệ xã hội khi đã trở thành quan hệ pháp luật thì chịu sự chi phối của hoàn cảnh kinh tế - xã hội trong một giai đoạn lịch sử xác định. Tuỳ

thuộc vào điều kiện khách quan và yêu cầu của cuộc sống, mà ở mỗi giai đoạn, nhà nước có thể ban hành quy phạm pháp luật để điều chỉnh một quan hệ xã hội nào đó hoặc loại bỏ quy phạm đ ưa những quan hệ pháp luật trở lại là các quan hệ xã hội thuần túy.

* Quan hệ pháp luật xuất hiện tr ên cơ sở các quy phạm pháp luật

- Quan hệ pháp luật vốn có điểm xuất phát là từ một quan hệ xã hội. Nhưng quan hệ pháp luật khác với những quan hệ xã hội khác ở chỗ nó được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Do đó, nếu không có quy phạm pháp luật thì sẽ không có quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp luật xác định tr ước những điều kiện để quan hệ pháp luật xuất hiện, định rõ những chủ thể tham gia quan hệ pháp luật có những quyền và nghĩa vụ pháp lý của gì, cũng như những biện pháp bảo vệ những quyền và nghĩa vụ ấy khi chúng bị xâm phạm.

- Trong một xã hội có Nhà nước thì việc lựa chọn quan hệ xã hội nào để điều chỉnh bằng pháp luật v à điều chỉnh theo chiều h ướng nào hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của giai cấp cầm quyền. Ví dụ: chế độ phong kiến công nhận và bảo vệ hôn nhân đa thê(một người đàn ông có thể lấy nhiều vợ) nhưng dưới chế độ XHCN nhà nước chỉ công nhận hôn nhân một vợ, một chồng).

* Quan hệ pháp luật mang tính ý chí

- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí của con ng ười. Tính ý chí đó có thể là ý chí của Nhà nước hoặc ý chí của các chủ thể trong quan hệ pháp luật. Ý chí của Nhà nước thể hiện ở chỗ Nh à nước là chủ thể tạo ra các quy phạm pháp luật để hình thành các quan hệ pháp luật.

- Khi tham gia quan hệ pháp luật, ý chí của các bên thể hiện nguyện vọng, lợi ích, mục đích của mình.

* Quan hệ pháp luật thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật

- Trong một quan hệ pháp luật, các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể về cơ bản đã được pháp luật quy định sẵn. Giữa các quyền và nghĩa vụ này luôn có quan hệ hữu cơ với nhau. Quyền chủ thể của một bên phải tương ứng với nghĩa vụ pháp lý của bên kia và ngược lại.

- Cùng với việc quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên của quan hệ pháp luật, nhà nước còn dự trù sẵn các biện pháp để quyền và nghĩa vụ đó được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, khi các chủ thể tham gia vào việc thành

các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác cho phù hợp với ý chí và điều kiện, hoàn cảnh riêng của mình, miễn là các nội dung thỏa thuận này không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Ví dụ: Trong một quan hệ về hợp đồng mua bán nhà, ngoài những quyền và nghĩa vụ cơ bản pháp luật đã quy định sẵn, thì bên mua và bên bán có quyền thoả thuận thêm những điều khoản khác nh ư bên bán được tiếp tục ở thêm một thời gian,bên mua được thanh tóan theo hình thức trả dần…

4.2. Chủ thể Quan hệ pháp luật

4.2.1 Khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật

- Chủ thể quan hệ pháp luật là các bên tham gia quan hệ pháp luật trên cơ sở những quyền và nghĩa vụ do nhà nước quy định trong pháp luật. Tùy theo mỗi loại quan hệ pháp luật mà chủ thể có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Có những quan hệ pháp luật thì mọi tổ chức, cá nhân đều có thể trở thành chủ thể nhưng cũng có những quan hệ pháp luật thì chỉ có hoặc cá nhân hoặc tổ chức mới là chủ thể.

- Điều kiện để trở thành chủ thể quan hệ pháp luật là chủ thể phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm: năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

- Năng lực pháp luật: là khả năng của chủ thể được hưởng quyền và thựchiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; Năng lực pháp luật của chủ thể phát

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương - ThS. Nguyễn Phúc Lưu (Trang 57 - 61)