Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 1 Nghĩa vụ dân sự:

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương - ThS. Nguyễn Phúc Lưu (Trang 90 - 91)

III. Luật dân sự và tố tụng dân sự I Luật dân sự

2. Một số nội dung cơ bản

2.2. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 1 Nghĩa vụ dân sự:

Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không đ ược thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự:

- Hợp đồng dân sự;

- Hành vi pháp lý đơn phương;

- Thực hiện công việc không có uỷ quyền;

- Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; - Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;

- Những căn cứ khác do pháp luật q uy định.

Nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ dân sự:

Bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đún g, không đủ (gọi là vi phạm nghĩa vụ) thì sẽ làm phát sinh trách nhiệm dân sự với bên có quyền. Khi đó, tuỳ thuộc vào yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ ngoài việc vẫn phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình còn có thể phải chịu thêm những chế tài trong dân sự.

Ví dụ:nghĩa vụ của bên mua hàng hoá là phải thanh toán. Không thanh toán hoặc thanh toán không đủ, không đúng thời gian l à bên mua đã vi phạm nghĩa vụ. Khi đó, ngoài việc phải thanh toán đủ số tiền mua hàng cón có thể phải trả thêm tiền lãi do chậm thanh toán hoặc chịu phạt vi phạm, tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của các bên.

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương - ThS. Nguyễn Phúc Lưu (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)