Theo lĩnh vực

Một phần của tài liệu 226 THU hút và sử DỤNG vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của THÁI LAN vào các KHU CÔNG NGHIỆP của NGHỆ AN (Trang 37 - 39)

- Thái Lan chủ yếu tập trung đầu tư vào những nơi có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều chính sách ưu đãi với chính sách đầu tư thông thoáng và môi trường đầu tư, kinh doanh luôn được cải thiện, kết cấu hạ tầng tốt và nguồn lao động dồi dào.

Bảng 3: Cơ cấu ngành đầu tư của các dự án FDI Thái Lan tại các Khu công nghiệp Nghệ An năm 2020

Ngành Số dự án Vốn đăng ký (USD)

Chế biến 2 8,7

Xây dựng và kinh doanh hạ tầng 1 1.000

Điện tử 1 3,5

Dịch vụ 2 7,8

- Cơ cấu đầu tư của Thái Lan có sự thay đổi lớn. Trong giai đoạn đầu, Thái Lan chú trọng nhiều tới lĩnh vực công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến lâm, hải sản, bởi các lĩnh vực này cần vốn đầu tư ít nhưng lại tận dụng được nhiều nhân công rẻ. Nhưng sau này, các doanh nghiệp Thái Lan có xu hướng chuyển sang đầu tư trong các lĩnh vực vận tải, xây dựng và kinh doanh hạ tầng, bất động sản, logistics với quy mô lớn và công nghệ cao.

- Sau năm 2017 và đặc biệt là gần đây Thái Lan đã tiến tới đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp kỹ thuật cao như và xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ Logistics, sản xuất đồ đồng hộp,…. Hướng tăng trưởng này rất phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam. Việc tập trung vào các lĩnh vực này xuất phát từ nhu cầu khách quan của nền kinh tế Thái Lan với thế mạnh về lĩnh vực điện tử, may mặc, công nghiệp nặng, ô tô, cơ khí, sản xuất thép… cũng như nguồn tài nguyên trong nước. Bên cạnh đó, sau một thời gian dài tích lũy tư bản, kinh nghiệm quản lý, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, thành công trong việc quảng bá văn hóa Thái Lan. Các doanh nghiệp Thái Lan đang đẩy mạnh việc đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất như: tài chính, bảo hiểm, bán buôn, bán lẻ, kinh doanh bất động sản, dịch vụ chuyên môn khoa học và kỹ thuật, dịch vụ lưu trú và ăn uống.

- Đối với Nghành Xây dựng và kinh doanh hạ tầng, Thái Lan đầu tư mạnh vào lĩnh vực này ( Tập đoàn Hemaraj) với số vốn hơn 22.000 tỷ đồng. Tạo điều kiện cho các Khu công nghiệp ở Nghệ An thu hút thêm các nhà đầu tư với số lượng vốn đầu tư lớn.

- Thái Lan là nước rất phát triển nghành chế biến và bán lẻ nên các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào Nghệ An để mở rộng quy mô kinh doanh. Với lợi thế có biển và là trung tâm của tuyến Bắc Nam, Các khu công nghiệp Nghệ An là nơi lý tưởng của các doanh nghiệp Thái Lan khi đầu tư.

- Sức hấp dẫn của công nghiệp điện tử Việt Nam hiện nay vẫn chính là các nhà máy sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử quy mô lớn. Nghệ An đã và đang có nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp vào lĩnh vực công nghiệp điện tử. Thái Lan là một trong những nước đầu tư vào lĩnh vực điện tử ở Việt Nam cùng với Trung Quốc và Hàn Quốc.

- Thái lan là một trong những nước đang phát triển lĩnh vực hậu cần nhiều nhất Đông Nam Á (1100 công ty) nên nghành dịch vụ Logistics đang là xu hướng đầu tư của Thái Lan khi đầu tư vào các khu công nghiệp của Nghệ An. Bởi các Khu công nghiệp của Nghệ An có quỹ đất rộng, giao thông thuận tiện nên Nghệ An như chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến đường nên đã thu hút được doanh nghiệp FDI của Thái Lan đầu tư vào.

 Việc thu hút FDI của Thái Lan vào các Khu công nghiệp Nghệ An đang còn rất ít các nghành nghề và với số lượng ít. Các khu công nghiệp Nghệ An vẫn chưa thu hút được nhiều Doanh nghiệp đầu tư vào các nghành nghề chủ đạo như Tiêu dùng, chế biến,… Ban quản lý các Khu công nghiệp và Tỉnh Nghệ An cần tìm kiếm, thu hút và tạo điều kiện nhiều hơn cho các doanh nghiệp FDI đầu tư đa nghành nghề và các nghành công nghiệp nặng.

Một phần của tài liệu 226 THU hút và sử DỤNG vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của THÁI LAN vào các KHU CÔNG NGHIỆP của NGHỆ AN (Trang 37 - 39)