Khái quát về Khu Công nghiệp

Một phần của tài liệu 226 THU hút và sử DỤNG vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của THÁI LAN vào các KHU CÔNG NGHIỆP của NGHỆ AN (Trang 27 - 29)

1.3.1 Khái niệm

Khu công nghiệp, còn gọi là khu kỹ nghệ là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Khu công nghiệp thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng.

1.3.2 Đặc điểm

- Xét về mặt địa lý: Khu công nghiệp là phần lãnh thổ của quốc gia, có diện tích tương đối lớn. Mỗi khu công nghiệp có diện tích rộng hàng trăm đến vài trăm hecta. Khu công nghiệp thường cách xa khu dân cư và không cho phép khu dân cư sinh sống.

- Về mặt kinh tế:

Thứ nhất, KCN là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp, có các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp với sự tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các nguồn lực này đóng góp vào phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính đơn giản, có các ưu đãi về tài chính, an ninh, an toàn xã hội tốt nên tại đây thuận lợi cho việc sản xuất – kinh doanh hoàng hóa hơn các khu vực khác. Mục tiêu khi xây dựng Khu công nghiệp là thu hút vốn đầu tư với quy mô lớn, thúc đẩy xuất khẩu, tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ và đặc biệt là kiểm soát ô nhiểm môi trường.

Thứ hai, KCN là nơi tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học – công nghệ, kinh nghiệm và trình độ quản lý của nước ngoài vào quá trình sản xuất. Thực tiễn cho thấy, việc tiếp cận khoa học – công nghệ

ở các KCN có nhiều ưu thế hơn hẳn so với các đơn vị sản xuất, kinh doanh ở ngoài khu coogn nghiệp.

Thứ ba, KCN là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi với hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, bền vững. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư có ý nghĩa quan trọng để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai nhanh dự án.

Thứ tư, KCN có địa bàn rộng thường vài chục đến vài trăm hecta và là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp. Do vậy, cùng với quá trình hoạt động của mình, KCN có thể tạo ra những hậu quả xã hội nhất định: Để hình thành KCN, các địa phương đã thu hồi một diện tích khá lớn mà chủ yếu là đất nông nghiệp, chính điều đó đã làm một bộ phần người lao động mất việc làm, khó có chính sách giải quyết tốt sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Trong quá trình vận hành KCn, khó tránh khỏi xung đột giữa người người sử dụng lao động và người lao động, do tính chất lan truyền và do các doanh nghiệp ở gần nhau nên nếu không giải quyết khéo các xung đột này có thể gây bất ổn cho cả vùng.

Thứ năm, KCn là môi trường tốt để đào tạo nguồn nhân lực, lao động được trực tiếp làm việc tại môi trường có tính kỷ luật và yêu cầu tay nghề cao, đã rèn luyện cho lực lượng lao động tại các doanh nghiệp KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài những kỹ năng làm việc thích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại.

Khu công nghiệp là một mô hình kinh tế đã được áp dụng phổ biến trên thế giới, nhưng mới chỉ xuất hiện ở nước ta sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển các KCN Việt Nam đã khẳng định là một nguồn lực lượng công nghiệp đóng góp ngày càng lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: góp phần làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và

dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu 226 THU hút và sử DỤNG vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI của THÁI LAN vào các KHU CÔNG NGHIỆP của NGHỆ AN (Trang 27 - 29)