Có định hướng, kế hoạch về phát triển nguồn vốn phù hợp

Một phần của tài liệu 267 THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG vốn TIỀN gửi tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TRUNG yên (Trang 68 - 71)

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

3.2.1 Có định hướng, kế hoạch về phát triển nguồn vốn phù hợp

Biện pháp đầu tiên mà ngân hàng có thể làm là phải luôn luôn đánh giá một cách chi tiết, phân tích tỉ mỉ tình hình tỷ trọng, kết cấu nguồn vốn tiền gửi ..., tình hình thực tiễn của Việt Nam (môi trường kinh tế, pháp lý, môi trường xã hội, tâm lý, môi trường đối ngoại) để tìm ra những khó khăn vướng mắc xuất phát từ phía ngân hàng hay những người gửi tiền. Đồng thời, ngân hàng phải chủ động xây dựng cân đối nhu cầu vốn. Trên cơ sở đó, ngân hàng lập chiến lược dài hạn về huy động vốn tiền gửi để từ đó có những biện pháp huy động vốn phù hợp, đáp ứng nhu cầu vốn cho bản thân ngân hàng nói riêng, cho nền kinh tế nói chung và không để bị đọng vốn trong quá trình sử dụng vốn.

Các định hướng, kế hoạch về công tác huy động vốn tiền gửi phải được xuất phát từ những yêu cầu sau:

Công tác nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng phải quán triệt quan điểm phát huy nội lực.

- Coi khai thác triệt để các nguồn vốn tiền gửi dưới mọi hình thức, theo nhiều kênh khác nhau vừa là nhiệm vụ lâu dài, vừa là yêu cầu mang tính giải pháp tình thế hiện nay.

một thể đồng bộ, nhịp nhàng.

- Luôn có biện pháp nâng tỷ trọng vốn tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, đồng thời tăng khối lượng tiền gửi từ các tầng lớp dân cư để tạo lập một mặt bằng vốn luân chuyển vững chắc.

3.2.2 Đa dạng hóa các sản phẩm và hình thức huy động vốn tiền gửi

Tổng vốn tiền gửi của Chi nhánh khá cao và có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng còn chậm. Mặt khác, các sản phẩm tiền gửi chủ yếu là các sản phẩm chủ yếu, hình thức huy động vốn tiền gửi của Chi nhánh còn ít các hình thức mới. Vì vậy, để tăng cường vốn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của nền kinh tế, Chi nhánh cần thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi và hình thức huy động vốn tiền gửi. Cụ thể:

- Đa dạng hóa tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm có xu hướng tăng và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Sở dĩ như vậy vì người Việt Nam có thói quen tiết kiệm để dự phòng lúc ốm đau, bệnh tật hay mua sắm. Mục đích của họ là để kiếm lời, tích lũy. Nắm bắt được điều này, chi nhánh đã đưa ra nhiều kỳ hạn gửi với các mức lãi suất khác nhau nhằm thu hút nguồn vốn này. Tuy nhiên, chi nhánh cần có những giải pháp thích hợp hơn để thu hút được nguồn vốn dồi dào này.

Thứ nhất, Đa dạng hoá các hình thức gửi tiền tiết kiệm trong dân cư bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi sử dụng thẻ. Áp dụng hình thức tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm tuổi già, tiết kiệm tích luỹ, hay tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm nhà ở... Với những hình thức này, chi nhánh có thể tăng cường được nguồn vốn huy động tiền gửi, đặc biệt là vốn trung - dài hạn.

Thứ hai, Quầy gửi tiền tiết kiệm của dân chúng phải phân bổ ở nhiều nơi, đảm bảo thuận tiện cho khách hàng.

Thứ ba, chi nhánh cần cải tiến thời gian làm việc để thuận tiện cho người gửi, rút tiền. Nên chăng các quầy giao dịch bố trí người làm việc sớm

hơn và nghỉ muộn hơn (thậm chí giao dịch cả tối và ngày nghỉ). Đây là một vấn đề rất quan trọng vì có những người chỉ có ngoài giờ làm việc hoặc ngày nghỉ mới có thời gian để đến Ngân hàng gửi tiền cũng như rút tiền.

Thứ tư, Cải cách lề lối làm việc, thủ tục trong việc huy động vốn qua các tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Tránh sử dụng nhiều chứng từ, thủ tục rườm rà, tốn công sức, tiền của của Ngân hàng mà khách hàng lại không hài lòng.

Ngoài ra, cần có giải pháp tự động chuyển hoá tiền gửi không kỳ hạn sang có kỳ hạn cho dân. Ví dụ: những người đã gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn ở ngân hàng từ 2 tháng trở lên có thể chuyển cho họ được hưởng quyền lợi về tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

- Phát triển và mở rộng hình thức huy động vốn qua tài khoản của các doanh nghiệp

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Hà Nội là rất lớn, quan hệ thương mại phức tạp. Nhiều doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp tư nhân) không mở tài khoản thanh toán ở Ngân hàng hoặc thanh toán với nhau bằng tiền mặt không qua ngân hàng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán của hệ thống NHTM nói chung và chi nhánh nói riêng, qua đó hạn chế hiệu quả huy động vốn - cho vay của Chi nhánh. Vì vậy, trong thời gian tới, chi nhánh cần có những giải pháp đúng đắn để thu hút nguồn vốn này như:

Tăng cường các mối quan hệ với khách hàng, duy trì các mối quan hệ với khách hàng truyền thống và mở rộng các quan hệ mới.

Nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn, chính xác trong thanh toán trên tài khoản của các doanh nghiệp, có thông báo rõ ràng về số tiền trên tài khoản để doanh nghiệp thuận tiền, yên tâm trong thanh toán với các tổ chức kinh tế khác.

- Mở rộng các loại tiền gửi khác

đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của dân chúng. Chi nhánh có thể áp dụng những hình thức huy động tiết kiệm dài hạn có mục đích, cụ thể:

Hình thức tiết kiệm hưu trí: Dành cho những người có thu nhập hiện tại để dành một phần tiêu dùng cho tương lai khi về già bằng cách hàng tháng gửi tiền vào tài khoản này.

Hình thức tiết kiệm nhà ở: Hình thức này tạo cho người gửi tiền được quyền vay ở ngân hàng một khoản lớn với lãi suất hợp lý để đầu tư cho chỗ ở của chính mình.

Một phần của tài liệu 267 THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG vốn TIỀN gửi tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TRUNG yên (Trang 68 - 71)