Trong trường hợp kiểm tra giắc nối bằng

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN ĐỘNG CƠ 2AZFE TOYOTA CAMRY (Trang 51 - 53)

- Tín hiệu tốc độ động cơ (NE) Tín hiệu vị trí bướm ga (IDL)

5. Trong trường hợp kiểm tra giắc nối bằng

đồng hồ đo điện của Toyota, thực hiện đo từ phía sau (phía dây điện) của giắc nối bằng đầu đo nhỏ.

Chú ý:

- Giắc nối chống thấm nước không thể kiểm tra từ phía sau, kiểm tra bằng cách nối thêm dây phụ.

- Không làm hỏng cực bằng cách dịch chuyển đầu đo đã cắm vào. b) Kiểm tra giắc nối (hình 3.9)

1. Kiểm tra khi giắc nối đã được tháo ra: Hãy cắm giắc nối với nhau để xác nhận rằng chúng đã được nối hoàn toàn và hãm chắc. 2. Kiểm tra khi giắc nối đã được tháo ra: Kiểm tra bằng cách kéo nhẹ dây điện (thiếu cực, tình trạng lỏng cực, lõi dây gẫy). Kiểm tra bằng quan sát xem có bị gỉ, mẩu kim loại, nước và cong các cực không.

Chú ý:

- Khi thử cực cái có mạ vàng, luôn dùng một cực đực mạ vàng.

- Kiểm tra áp lực tiếp xúc của cực: Chuẩn bị cực giống như cực đực. Bằng cách cắm nó vào cực cái, kiểm tra tình trạng ăn khớp và lực trượt.

Hình 3.8. Cách tháo lắp giắc

Dây lõi Kẹp bị lỏng

c) Sửa chữa các cực của giắc nối( hình 3.10 ) 1. Trong trường hợp có bất kỳ cặn bẩn nào ở phần tiếp xúc, làm sạch điểm tiếp xúc bằng súng hơi hay giẻ mềm. Không bao giờ được đánh bóng điểm tiếp xúc bằng giấp ráp do lớp mạ có thể bị bong.

2. Trong trường hợp áp lực tiếp xúc không bình thường, thay cực cái. Lúc này, nếu cực đực được mạ vàng (màu vàng), hãy dùng cực

cái mạ vàng và nếu nó được mạ bạc (màu bạc), hãy dùng cực mạ bạc.

3. Các cực bị hỏng, biến dạng hoặc bị ăn mòn phải được thay thế. Nếu cực không hãm được vào vỏ, thì phải thay vỏ giắc.

d) Làm việc với dây điện(hình 3.11)

1. Trong trường hợp tháo dây điện, kiểm tra tình trạng dây dẫn và kẹp trước khi làm việc để đảm bảo phục hồi đúng cách.

2. Không bao giờ xoắn, kéo hay để chùng dây điện quá nhiều.

3. Không bao giờ làm cho dây điện tiếp xúc với nhiệt độ cao, chi tiết quay, chuyển động, rung hay góc sắc (mép của các tấm thép, đầu vít v.v.).

4. Khi lắp các chi tiết, không bao giờ đè vào dây điện.

5. Không bao giờ cắt hoặc làm vỡ vỏ bọc của dây điện. Nếu nó bị cắt hoặc bị vỡ, hãy thay thế nó hoặc sửa chữa nó bằng băng dính điện.

3.1.8. Cách kiểm tra mạch điện

Chú ý: Khi đo điện trở của các linh kiện điện tử. Trừ các trường hợp đặc biệt, tất cả các điện trở phải được đo tại nhiệt độ môi trường 20oC. Bởi vì giá trị điện trở có thể ngoài tiêu chuẩn nếu được đo tại nhiệt độ cao ngay lập tức sau khi xe chạy, việc đo phải được thực hiện khi động cơ đã nguội.

Hình 3.10. Sửa chữa giắc

3.1.8.1.Kiểm tra cơ bản. a) Kiểm tra hở mạch.

Để kiểm tra hở mạch trong dây điện như trong hình 3.12 Hãy kiểm tra theo điện trở hoặc điện áp, được trình bày dưới đây.

b) Kiểm tra điện trở.

1. Ngắt giắc nối A và C và đo điện trở giữa các cực của các giắc.

Nối dụng cụ đo Điều kiện tiêu chuẩn Cực 1 của giắc A - Cực 1 của giắc C 10 kΩ trở lên Cực 2 của giắc A - Cực

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN ĐỘNG CƠ 2AZFE TOYOTA CAMRY (Trang 51 - 53)

w