Mạch thuỷ lực trong ABS của các xe FF được chia thành hệ thống của bánh trước bên phải và bánh sau bên trái và hệ thống của bánh trước bên trái và bánh sau bên phải như thể hiện ở sơ đồ. Sau đây chỉ trình bầy hoạt động của một hệ thống trong các hệ thống khác.
2.3.2.1. Nguyên lý làm việc của hệ thống khi phanh bình thường( khi ABS chưa làm việc)
Trong khi phanh thường tín hiệu điều khiển từ ECU điều khiển trượt không được đưa vào. Vì vậy các van địên từ giữ và giảm ngắt, cửa (a) ở bên van địên từ giữ áp suất mở, còn cửa (b) ở phía van điện từ giảm áp suất đóng.
Khi đạp bàn đạp phanh, dầu từ xilanh chính chẩy qua cửa (a) ở phía van điện từ giữ và được truyền trực tiếp tới xilanh ở bánh xe. Lúc này hoạt động của van một chiều (2) ngăn cản dầu phanh truyền đến phía bơm
2.3.2.2. Nguyên lý làm việc khi phanh khẩn cấp (khi ABS hoạt động) A. Chế độ giảm áp suất
Tín hiệu điều khiển từ ECU điều khiển trượt đóng mạch các van điện từ và giảm áp suất bằng cách đóng cửa (a) ở phía van địên từ giữ áp suất, và mở cửa (b) đến bình chứa để giảm áp suất thuỷ lực trong xilanh ở bánh xe. Lúc đó, cửa (e) đóng lại do dầu chẩy xuống bình chứa. Bơm tiếp tục chậy trong khi ABS đang hoạt động, vì vậy dầu phanh chảy vào bình chứa được bơm hút trở về xilanh chính.
B. Chế độ giữ áp suất
Tín hiệu điều khiển từ Ecu điều khiển trượt đóng mạch van điện tử giữ áp suất và ngắt van điện từ giảm áp suất bằng cách đóng kín cửa (a) và cửa (b). Điều này ngắt ấp suất thuỷ lực ở cả hai phía xilanh chính và bình chứa để giữ áp suất thuỷ lực của xilanh ở bánh xe không đổi.
C. Chế độ tăng áp suất
Tín hiệu điều khiển từ ECU điều khiển trượt ngắt các van điện từ giữ và giảm áp suất bằng cáchmở cửa (a) ở phía van điện từ giữ áp suất và đóng cửa (b) ở phía van điện từ giảm áp giống như trong khi phanh bình thường. Điều này làm cho áp suất thuỷ lực từ xilanh chính tác động vào xilanh ở bánh xe, làm cho áp suất thuỷ lực của xilanh ở bánh xe tăng lên
Gợi ý: Van điện từ chuyển đổi hỗ trợ phanh chỉ sử dụng ở các xe có trạng bị BA.
2.3.3. Sơ đồ điện
Trên hình 2.8 là sơ đồ điện của hệ thống phanh ABS. Bốn cảm biến được cấp điện trực tiếp từ ECU, hai cảm biến của hai bánh sau nối mát qua pin RSS (Rear Speed Sensor), hai cảm biến của hai bánh trước nối mát qua pin FSS (Front Speed Sensor). ECU được cấp điện từ ắc quy (5) qua cầu chì chính (6) và hộp cầu chì bảo vệ (10). Khối thủy lực (19) gồm: mô tơ bơm (18) được cấp điện từ ắc quy (5) được điều khiển bởi rơle mô tơ bơm (15), nối với ECU qua pin MT và các van thủy lực được điều khiển bởi rơle điện từ (14), nối mát với ECU qua pin AST.
Cụm rơle điều khiển ABS gồm: rơle điều khiển van điện từ (14) và rơle điều khiển môtơ bơm (15). Hai rơle này không thể thay thế và chúng làm việc theo lệnh của ECU.
ABS ECU BATT STP MR SR W R- PKB Ts Tc IG AST MT RSS FSS RL- RL+ RR- RR+ FL- FL+ FR- FR+ 1 2 3 4 5 6 9 11 13 14 15 16 17 18 8 7 12 1 2 3 4 1 19 Wb Wa
hình 2.8. Sơ đồ điện của hệ thống ABS
1- Cảm biến tốc độ bánh sau bên trái; 2- Cảm biến tốc độ bánh sau bên phải; 3- Cảm biến tốc độ bánh trước bên trái; 4- Cảm biến tốc độ bánh trước bên phải;
5- Ắc quy; 6- Cầu chì chính; 7,8,13- rơle điều khiển đèn; 9- đèn báo phanh tay; 10- Hộp cầu chì; 11- Đèn cảnh báo ABS; 12- Đèn báo phanh đã làm việc;
14- rơle điện từ; 15- Rơle môtơ bơm; 16- Cụm rơle điều khiển ABS; 17- Bộ kết nối dữ liệu; 18- Môtơ bơm; 19- Khối thủy lực;
Đèn cảnh báo ABS (11) đặt trên bảng điều khiển được thực hiện bằng công tắc đánh lửa IGI (Ignition Switch) và được nối đến ECU ABS qua pin W, khi có tín hiệu lỗi bộ vi xử lý, bật đèn này sáng cho người lái xe biết được hệ thống ABS không làm việc và hệ thống phanh hoạt động theo phanh bình thường.
Đèn Stop Light (12) nối với ECU qua pin STP (Stop). Khi hệ thống ABS làm việc đèn này sẽ sáng lên báo cho người lái biết hệ thống ABS đã làm việc.
Đèn cảnh báo phanh tay (9) nối với ECU qua pin PKB (Parking Brake Switch). Khi sử dụng phanh tay đèn này sẽ sáng để báo cho người lái biết.
Bộ kết nối dữ liệu (17) nối với ECU qua pin Ts và Tc, nối với đèn cảnh báo ABS (11) qua pin Wa, nối với với rơle điện từ qua pin Wb.
Trên hình 2.9 là sơ đồ rơle điều khiển ABS:
Hai rơle được cấp điện trực tiếp từ ắc quy qua cầu chì chính (3) và qua hộp cầu chì (4), khi có tín hiệu bánh xe sắp bị hãm cứng từ cảm biến tốc độ bánh xe, ECU sẽ cấp điện áp 12V đến các cuộn solenoid của mỗi rơle để điều khiển đóng sang vị trí làm việc của hai rơle này. Cụ thể là kích hoạt rơle van điện từ để đóng, mở các vị trí làm việc trong van điện từ và kích hoạt rơle môtơ bơm để điều khiển bơm hoạt động cung cấp dầu vào trong piston xy lanh chính.
ECU điều khiển Rơle van điện từ đóng sang vị trí làm việc khi gặp các điều kiện sau:
- Công tắc đánh lửa bậc ở vị trí ON.
Khi không gặp các điều kiện trên thì ECU điều khiển rơle van điện từ ở vị trí OFF.
ECU điều khiển rơle môtơ bơm đóng sang vị trí làm việc khi gặp các điều kiện sau:
- Trong khi ABS làm việc hoặc trong khi kiểm tra đầu tiên. - Khi rơle điều khiển van điện từ bậc ở vị trí ON.
Khi không gặp các điều kiện trên thì ECU điều khiển rơle môtơ bơm ở vị trí OFF. 1 2 3 4 5 6 7 M 12V 12V MR R- SR AST MT GR-L GR-R GR-G R R-W W-L W-L W -L W -L W -R W -B W -B W ABS ECU ABS ECU DLC1
hình 2.9. Sơ đồ rơle điều khiển ABS
1- Khối thủy lực; 2- Ắc quy; 3- Cầu chì chính; 4- Hộp cầu chì; 5- Cụm rơle điều khiển ABS; 6- Rơle điều khiển môtơ bơm; 7- Rơle điều khiển van điện từ. Các ký hiệu màu dây trong mạch điên:
W-B: White – Blue (trắng – xanh sẫm); W-R: White – Red (trắng – đỏ); R: Red (đỏ); R-W: Red – White (đỏ - trắng); W: White (trắng); GR-R: Green – Red
(xanh lá cây – đỏ); GR-G: Green – Gold (xanh lá cây - vàng); GR-L: Green – Light (xanh nhạt); W-L: White – Light (trắng sáng).