Lực phanh tạo ra ở cơ cấu phanh, nhưng mặt đường là nơi tiếp nhận lực phanh đó. Vì vậy lực phanh của ôtô bị giới hạn bởi khả năng bám của bánh xe với mặt đường, mà đặc trưng là hệ số bám φ, theo mối quan hệ sau:
Fp ≤ Z.φ
Trong đó: Fp: Lực phanh.
Z: Tải trọng tác dụng lên bánh xe. φ: Hệ số bám.
Từ đây ta thấy khi phanh gấp (Fp lớn) hay khi phanh trên các loại đường có hệ số bám φ thấp như đường băng, tuyết thì phần Fp dư mà mặt đường không có khả năng tiếp nhận sẽ làm bánh xe sớm bị bó cứng và trượt lếch trên đường. Mức độ thể hiện qua hệ số trượt tương đối λ:
Trong đó: Va - Tốc độ chuyển động tịnh tiến của ôtô.
, rb - Tốc độ góc của bánh xe và bán kính lăn của bánh xe.
Trên hình 1.6 trình bày đồ thị chỉ sự thay đổi của hệ số bám dọc φx và hệ số bám ngang φy của bánh xe với mặt đường theo độ trượt tương đối λ giữa bánh xe với mặt đường.
0 0.2 0.4 0.6 0.8 20 40 60 80 100 x y x max x y
hình 1.6. Sự thay đổi hệ số bám dọc φx và hệ số bám ngang φy theo độ trượt tương đối λ của bánh xe.
Từ đồ thị 1.6 ta thấy rằng hệ số bám dọc có giá trị cực đại φmax ở một độ trượt tương đối λ0. Thực nghiệm chứng minh λ0 thường nằm trong giới hạn (10 ÷ 30)%. Ở giá trị λ0 này không những hệ số bám dọc có giá trị cực đại mà hệ số bám ngang cũng có giá trị khá cao. Khi λ = 100% là trạng thái bánh xe bị bó cứng và lốp xe bị lếch hoàn toàn trên đường.
Như vậy nếu giữ cho quá trình phanh xảy ra ở độ trượt của bánh xe là λ0
thì sẽ đạt lực phanh cực đại, nghĩa là hiệu quả phanh cao nhất, và đảm bảo ổn định tốt nhất khi phanh.