KIỂM TRA HỆ THỐNG CHUẨN ĐOÁN

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN XE LEXUS GS 350 (Trang 80)

4.2.1. Chức năng kiểm tra ban đầu

- Kiểm tra tiếng động làm việc của bộ chấp hành. a) Nổ máy và lái xe với tốc độ lớn hơn 6 km/h.

b) Kiểm tra xem có nghe thấy tiếng động làm việc của bộ chấp hành không. Lưu ý: ABS ECU tiến hành kiểm tra ban đầu mổi khi nổ máy và tốc độ ban đầu vượt qua 6 km/h. Nó cũng kiểm tra chức năng của van điện 3 vị trí và bơm điện trong bộ chấp hành. Tuy nhiên, nếu đạp phanh, kiểm tra ban đầu sẽ không được thực hiện nhưng nó xẽ bắt đầu khi nhả chân phanh.

Nếu không có tiếng động làm việc, chắc chắn rằng bộ chấp hành đã được kết nối. Nếu không có gì trục trặc, kiểm tra bộ chấp hành.

4.2.2. Chức năng chẩn đoán4.2.2.1. Đọc mã chẩn đoán 4.2.2.1. Đọc mã chẩn đoán

-Kiểm tra điện áp ác quy:

+ Kiểm tra điện áp ác quy khoảng 12 V. - Kiểm tra đèn báo bật sáng:

+ Bật khoá điện.

+ Kiểm tra rằng đèn ABS bật sáng trong 3 giây, nếu không kiểm tra và sửa chữa hay thay thế cầu chì, bóng đèn báo hay dây điện.

4.2.2.2. Đọc mã chẩn đoán:

- Bật khoá điện ON - Rút giắc sửa chữa.

- Dùng SST, nối chân Tc và E1 của giắc kiểm tra.

- Nếu hệ thống hoạt động bình thường (không có hư hỏng), đèn báo sẽ nháy 0,5 giây 1 lần.

- Trong trường hợp có hư hỏng, sau 4 giây đèn báo bắt đầu nháy. Đêm số lần nháy --> Xem mã chẩn đoán (số lần nháy đầu tiên sẽ bằng chử số dầu của mã chẩn đoán hai số. Sau khi tạm dừng 0,5 giây đèn lại nháy tiếp. Số lần nháy ở lần thứ hai sẽ bằng chử số sau của mã chẩn đoán. Nếu có hai mã chẩn đoán hay nhiều hơn, sẽ có khoảng dừng 2,5 giây giữa hai mã và việc phát mã lại lặp lại từ đầu sau 4 giây tạm dừng. Các mã sẽ phát thứ tự tăng dần từ mã nhỏ nhất đến mã lớn nhất).

- Sửa chửa hệ thống.

- Sau khi sửa chửa chi tiết bị hỏng, xoá mã chẩn đoán trong ECU. - Tháo SST ra khỏi cực Tc và E1 của giắc kiểm tra.

- Nối giắc sửa chửa.

4.2.2.3. Xóa mã chẩn đoán:

- Bật khoá điện ON.

+ Dùng SST, nối chân Tc với E1 của giắc kiểm tra.

+ Xoá mã chẩn đoán chứa trong ECU bằng cách đạp phanh 8 lần hay nhiều hơn trong vòng 3 giây.

+ Kiểm tra rằng đèn báo chỉ mã bình thường.

+ Tháo SST ra khỏi cực Tc và E1 của giắc kiểm tra. + Kiểm tra rằng đèn báo ABS tắc.

hình 4.2. Giắc kiểm tra hình 4.1. Đèn báo ABS

Mã Các kiểu nháy Chẩn đoán Phạm vi hư hỏng

11 Hở mạch trong

mạch rơ le van điện.

- Mạch bên trong của bộ chấp hành.

- Rơle điều khiển. -Dây điện và giắc nối của mạch rơle van điện

12 Chập mạch trong

rơ le van điện

13 Hở mạch trong

mạch rơ le môtơ bơm.

- Mạch bên trong của bộ chấp hành.

- Rơle điều khiển. -Dây điện và giắc nối của mạch rơle môtơ bơm 14 Chập mạch trong mạch rơ le môtơ bơm. 21 Hở mạch hay ngắn mạch van điện của bánh xe trước phải. - Van điện bộ chấp hành.

- Dây điện và giắc nối của mạch van điện bộ chấp hành. 22 Hở mạch hay ngắn mạch van điện của bánh xe trước trái. 23 Hở mạch hay ngắn mạch van điện của bánh xe sau phải. 24 Hở mạch hay ngắn mạch van điện của bánh xe sau trái. 31 Cảm biến tốc độ bánh xe trước phải bị hỏng. - Cảm biến tốc độ bánh xe. - Rôto cảm biến tốc độ bánh xe

- Dây điện, giắc nối của cảm biến tốc độ bánh xe 32 Cảm biến tốc độ bánh xe trước trái bị hỏng. 33 Cảm biến tốc độ bánh xe sau phải bị hỏng. 34 Cảm biến tốc độ bánh xe sau trái bị hỏng.

35 Hở mạch cảm biến tốc độ bánh xe sau phải hay trước trái.

36 Hở mạch cảm

biến tốc độ bánh xe sau trái hay trước phải. 37 Hỏng cả hai rôto cảm biến tốc độ - Rôto cảm biến tốc độ bánh xe 41 Điện ắc quy không bình thường (<9,5 V hay >16 V) - Ắc quy - Bộ tiết chế

51 Môtơ bơm của bộ

chấp hành bị kẹt hay hở mạch môtơ bơm của bộ chấp hành .

- Môtơ bơm, ắc quy và rơle

- Dây điện ,giắc nối và bulông tiếp mát hay mạch môtơ bơm của bộ chấp hành Luôn

bật

ABS ECU hỏng - ECU

4.3. CHỨC NĂNG KIỂM TRA CẢM BIẾN4.3.1. Chức năng kiểm tra cảm biến tốc độ 4.3.1. Chức năng kiểm tra cảm biến tốc độ

- Kiểm tra điện áp ác quy:

+ Kiểm tra rằng điện áp ắc quy khoảng 12 V - Kiểm tra đèn báo ABS:

+ Bật khoá điện ON.

+ Kiểm tra rằng đèn báo ABS sáng trong vòng 3 giây. Nếu không, kiểm tra và sửa chửa hay thay cầu chì, bóng đèn hay dây điện.

+ Kiểm tra rằng đèn ABS tắt. + Tắt khoá điện.

+ Dùng SST, nối chân E1 với chân Tc và Ts của giắc kiểm tra. + Kéo phanh tay và nổ máy.

+ Kiểm tra rằng đèn ABS nháy trong khoảng 4 lần /giây

4.3.2. Kiểm tra mức tín hiệu cảm biến

Lái xe chạy thẳng ở tốc độ 4 - 6 km/h và kiểm tra xem đèn ABS có bật sáng sau khi ngừng 1 giây không.

Nếu đèn sáng nhưng không nháy khi tốc độ xe không nằm trong khoảng tiêu chuẩn, dừng xe và đọc mã chẩn đoán, sau đó sửa các chi tiết hỏng.

Nếu đèn bật sáng trng khi tốc độ xe từ 4 - 6 km/h, việc kiểm tra đã hoàn thành. Khi tốc độ xe vượt quá 6 km/h, đèn ABS nháy lại. Ở trạng thái này cảm biến tốc độ tốt.

4.3.3. Kiểm tra sự thay đổi tín hiệu cảm biến ở tốc độ thấp

Lái xe chạy thẳng với tốc độ 45 - 55 km/h và kiểm tra xem đèn ABS có sáng sau khi tạm ngừng 1 giây không.

Nếu đèn báo bật sáng mà không nháy khi tốc độ xe nằm ngoài khoảng tiêu chuẩn. Dừng xe và đọc mã chẩn đoán. Sau đó sửa các chi tiết hỏng.

Nếu đèn báo bật sáng mà không nháy khi tốc độ xe nằm trong khoảng tiêu chuẩn, việc kiểm tra đã hoàn thành. Khi tốc độ xe nằm trong dải tiêu chuẩn, đèn ABS lại nháy. Ở trạng thái này rôto cảm biến tốc độ tốt.

4.3.4. Kiểm tra sự thay đổi tín hiệu cảm biến ở tốc độ cao

Kiểm tra như trên ở tốc độ khoảng 110 đến 130 km/h.

4.3.5.Đọc mã chẩn đoán

Dừng xe, đèn báo sẽ bắt đầu nháy. Đếm số lần nháy (Xem mã chẩn đoán).

4.3.6. Sửa chữa chi tiết hỏng

Sửa hay thay thế các chi tiết bị hỏng.

4.3.7. Đưa hệ thống về trạng thái bình thường

Tắt khoá điện OFF.

Tháo SST ra khỏi cực E1, Tc và Ts của giác kiểm tra.

hỏng Sáng Tắt Tất cả các cảm biến tốc độ và rôto cảm biến đều bình thường 71 Điện áp của tín hiệu cảm biến tốc độ phía trước bên phải thấp - Cảm biến tốc độ trước phải. - Lắp đặc cảm biến 72 Điện áp của tín hiệu cảm biến tốc độ phía trước bên trái thấp - Cảm biến tốc độ trước bên trái. - Lắp đặc cảm biến 73 Điện áp của tín hiệu cảm biến tốc độ phía sau bên phải thấp. - Cảm biến tốc độ sau bên phải. - Lắp đặc cảm biến 74 Điện áp của tín hiệu cảm biến tốc độ phía sau bên trái.

- Cảm biến tốc độ trước sau bên trái. - Lắp đặc cảm biến

75 Thay đổi không

bình thường của tín hiệu cảm biến tốc độ phía trước bên phải

- Rôto cảm biến tốc độ phía trước bên phải

76 Thay đổi không

bình thường của tín hiệu cảm biến tốc độ phía trước bên trái.

- Rôto cảm biến tốc độ phía trước bên trái.

77 Thay đổi không bình thường của tín hiệu cảm biến tốc độ phía sau bên trái.

- Rôto cảm biến tốc độ phía sau bên trái.

78 Thay đổi không

bình thường của tín hiệu cảm biến tốc độ phía sau bên phải.

- Rôto cảm biến tốc độ phía sau bên phải.

bảng 4.2. Mã chẩn đoán

4.4. KIỂM TRA BỘ PHẬN CHẤP HÀNH

1.Kiểm tra điện áp ác quy

Điện áp ắc quy khoảng 12 V. 2. Tháo vỏ bộ chấp hành

3. Tháo các giắc nối

Tháo 4 giắc nối ra khỏ bộ chấp hành và rơ le điều khiển. 4. Nối thiết bị kiểm tra bộ chấp hành (SST) vào bộ chấp hành

a) Nối thiết bị kiểm tra bộ chấp hành (SST) vào rơ le điều khiển bộ chấp hành và dây điện phía thân xe qua bộ dây điện phụ.

b) Nối dây đỏ của thiết bị kiểm tra với cực dương ắc quy và dây đen với cực âm. Nối dây đen của bộ dây điện phụ vào cực âm ắc quy hay mát thân xe.

a) Nổ máy và cho chay với tốc dộ không tải.

b) Bật công tắc lựa chọn của thiết bị kiểm tra đến vị trí “FRONT RH”. c) Nhấn và giữ công tắc môtơ trong vài dây.

d) Đạp phanh và giữ nó đên khi hoàn thành bước (g).

e) Nhấn công tắc POWER và kiểm tra rằng bàn đạp phanh không đi xuống, (Không nên giữ công tắc lâu hơn 10 giây).

f) Nhả công tắc POWER và kiểm tra rằng bàn đạp phanh đi xuống.

g) Nhấn và giữ công tắc motor trong vài giây sau đó kiểm tra rằng chân phanh đã về vị trí cũ.

h) Nhã chân phanh.

i) Nhấn và giữ công tắc motor trong vài giây.

j) Đạp phanh và giữ nó trong khoảng 10 giây. Khi đang giữ chân phanh, ấn công tắc motor trong vài giây. Kiểm tra rằng chân phanh không bị rung.

6. Kiểm tra các bánh xe khác

a) Xoay công tắc lựa chọn đến vị trí “FRONT LH”. b) Lặp lại từ bước (c) đến bước (f) của mục trên.

c) Kiểm tra các bánh sau với công tắc lựa chọn ở vị trí “REAR RH” và “REAR LH”, theo quy trình tương tự .

7. Nhấn công tắc mô tơ

Nhấn và giữ công tắc motor trong vài giây. 8. Tháo thiết bị kiểm tra (SST) ra khỏi bộ chấp hành

Tháo phiếu A (SST) và ngắt thiết bị kiểm tra (SST) và bộ dây điện phụ (SST) ra khỏi bộ chấp hành, rơle điều kiển và dây điện phía thân xe.

9. Nối các giắc bộ chấp hành

Nối 4 giắc vào bộ chấp hành và rơle điều khiển. 10. Lắp các giắc nối

Lắp các giắc nối lên giá đỡ bộ chấp hành. 11. lắp vỏ bọc bộ chấp hành

12. Xóa mã chẩn đoán

4.5. KIỂM TRA CẢM BIẾN TỐC ĐỘ BÁNH XE

1.Kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe a) Tháo giắc cảm biến tốc độ. b) Đo điện trở giữa các điện cực.

Điện trở: 0,8 ÷ 1,3 k(cảm biến tốc độ bánh trước) Điện trở: 1,1 ÷ 1.7 k(cảm biến tốc độ bánh sau) + Nếu điện trở không như tiêu chuẩn, thay cảm biến.

c) Không có sự thông mạch giữa mỗi chân của cảm biến và thân cảm biến. Nếu có thay cảm biến.

d) Nối lại các giắc cảm biến tốc độ.

a) Chắc chắn rằng bu lông lắp cảm biến được xiết đúng. b) Phải không có khe hở giữa cảm biến và giá đở cầu. 3. Quan sát phần răng cưa của ro to cảm biến

a) Tháo cụm moayơ (sau) hay bán trục (trước).

b) Kiểm tra các răng của rôto cảm biến xem có bị nứt, vặn hay mất răng. c) Lắp cụm moayơ (sau) hay bán trục (trước).

4.6. NHỮNG CÔNG VIỆC BẢO DƯỠNG CẦN

- Hàng ngày cần phải kiểm tra trình trạng và độ kín khít các ống dẫn,kiểm tra hành trình tự do và hành trình làm việc của bàn đạp phanh nếu cần thiết phải điều chỉnh. Kiểm tra cơ cấu truyền động và hiệu lực của phanh tay xả cặn bẩn khỏi các bầu lọc khí.

- Kiểm tra sự hoạt động của xilanh chính.

- Kiểm tra mức dầu ở bầu chứa của xy lanh chính. Kiểm tra và nếu cần thì điều chỉnh khe hở giữa đĩa phanh và má phanh.

- Cũng có thể kiểm tra hiệu lực của phanh khi ôtô chuyển động. Trong trường hợp này cần tăng tốc độ của ôtô lên tới 30 (km/h) và đạp phanh hãm ôtô để kiểm tra.

- Phanh tay được coi là tốt nếu ôtô dừng trên đường dốc 16% mà không bị trôi.

4.7. SỬA CHỮA HƯ HỎNG MỘT SỐ CHI TIẾT, BỘ PHẬN

- Các công việc sửa chữa, bảo dưỡng phanh bao gồm: + Châm thêm dầu phanh.

+ Làm sạch hệ thống thủy lực. + Tách khí khỏi hệ thống thủy lực.

+ Sửa chữa hoặc thay thế xylanh chính hay các xilanh bánh xe. + Thay má phanh.

+ Sửa chữa hoặc thay thế bộ phận trợ lực phanh

+ Ngoài ra còn có: Sửa chữa hoặc thay thế đường ống dầu phanh công tắc hoặc các van.

- Thay thế má phanh:

+ Cốt má phanh: Bề mặt cốt sắt để tán má phanh nếu bị vênh quá 0,40[mm] thì phải sửa chữa lỗ để lắp đệm lệch tâm không được mòn quá (0,10 ÷ 0,12)mm các đầu đinh tán phải chắc chắn không lỏng má phanh không nứt và cào xướt mặt đầu của các đinh tán phải cao hơn bề má phanh ít nhất là 2.5[mm].

+ Khe hở giữa má phanh và đĩa phanh điều chỉnh theo yêu cầu đầu trên má phanh trước và sau là 0,25 [mm] đầu dưới má phanh trước và sau là 0,12 [mm] khe hở giữa trục quay má phanh với vòng đồng lệch tâm cho phép là: (0,06 – 0,15) [mm] lớn nhất là 0,25[mm]. Cùng một cầu xe má phanh hai bên bánh trái và bánh phải đồng chất không được dùng loại khác nhau má phanh cũ có dính dầu phải dùng xăng hoặc dầu hỏa để rửa không được dùng madút hoặc xút.

+ Thay thế má phanh đĩa lau chùi bụi và tra dầu mỡ moayơ kiểm tra các vòng phốt xem có rò dầu không ….việc sửa chửa bảo dưỡng phanh đĩa đơn giản hơn phanh trống guốc.

+ Xilanh chính và xylanh bánh xe thường có những hư hỏng như: Bề mặt xylanh bị cào xước, xylanh bị côn, méo các lò xo hồi vị bị gẫy mất đàn hồi, các vòng làm kín bị nở, các răng ốc nối các ống dẫn dầu bị tua.

+ Theo yêu cầu thì bề mặt xilanh phải nhẵn bóng không có vết rỗ xước sâu quá 0,5[mm]. Ðường kính xy lanh không được côn méo quá 0,05[mm] so với đường kính tiêu chuẩn, các lò xo hồi vị phải đủ tiêu chuẩn về lực đàn hồi.

+ Ðối với những hư hỏng trên thì phải tiến hành sửa chữa hoặc thay mới chứ không thể điều chỉnh được. Các vòng làm kín, lò xo hồi vị nếu kiểm tra không đạt yêu cầu thì nên thay mới. Các piston, xylanh bị côn hoặc méo thì phải tiến hành gia công trở lại. Chú ý khi gia công khe hở giữa xilanh và piston không được vượt quá giá trị cho phép tối đa là (0,030 ÷ 0,250) mm độ côn và méo của xy lanh bánh xe sau khi gia công cho phép tối đa là 0,5 [mm] độ bóng phải đạt 9.

+ Ðối với bầu trợ lực cần phải kiểm tra piston màng nếu có hiện tượng rạng rách thì phải thay thế để đảm bảo hiệu quả phanh.

4.8. KẾT LUẬN CHƯƠNG IV

Qua chương IV chúng ta đã biết them được việc kiểm tra xem hệ thống phanh xe có bị hư hỏng hay không. Cũng như biết thêm được những cách sửa chữa khi phanh xe bị hư hỏng, và biết được các cách bảo dưỡng giúp cho hệ thống phanh xe đỡ bị hư hỏng hơn.

KẾT LUẬN

Qua việc phân tích nguyên lý và tính toán phanh ABS ta thấy quá trình phanh của các xe có trang bị ABS đạt hiệu quả tối ưu, có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các xe không trang bị ABS, nó đảm bảo đồng thời hiệu quả phanh và tính ổn định cao, ngoài ra còn giảm mài mòn và nâng cao tuổi thọ cho lốp.

Hệ thống chống hãm cứng bánh xe khi phanh ABS (Anti-lock Braking System) ngày càng trở nên phổ biến. Nó là hệ thống an toàn chủ động của ôtô, góp phần giảm thiểu tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra khi vận hành vì nó điều khiển quá trình phanh một cách tối ưu.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG PHANH ABS TRÊN XE LEXUS GS 350 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w