Động từ 1 Công thức

Một phần của tài liệu Chuyên đề ngữ pháp Tiếng Anh (Trang 156 - 157)

1. Công thức

S + V + O

Gần như tất cả các câu trong tiếng Anh đều chứa một chủ ngữ (Subject – S) và một động từ (Verb – V). Đằng sau động từ có thể có hoặc không có tân ngữ (Object – O), tuỳ thuộc vào loại động từ dưới đây.

2. Nội động từ (Intransitive verbs)

Nội động từ diễn tả hành động dừng lại với người nói hay người thực hiện nó. Nội động từ không có tân ngữ trực tiếp đi kèm theo. Nếu có tân ngữ thì phải có giới từ đi trước, tân ngữ này được gọi là tân ngữ của giới từ (prepositional object), không phải là tân ngữ trực tiếp.

Ví dụ:

 Children play in the garden.

 He walks.

3. Ngoại động từ (Transitive verbs)

Ngoại động từ diễn tả hành động tác động trực tiếp lên một người khác hoặc một sự vật và được theo sau bởi một tân ngữ.

Ngoại động từ luôn luôn cần một danh từ hoặc đại từ theo sau để làm nghĩa của câu trở nên đầy đủ. Ví dụ:

Trong câu trên, chúng ta không thể nói “I ate” rồi ngưng lại vì câu sẽ tối nghĩa. Danh từ đi theo ngay sau ngoại động từ được gọi là tân ngữ trực tiếp (“an apple” là tân ngữ trực tiếp của “ate”).

4. Các động từ vừa là ngoại động từ, vừa là nội động từ

Có một số động từ vừa được xem là nội động từ, vừa được xem là ngoại động từ như learn, study, write, sing, leave

5. Trợ động từ

Có 3 trợ động từ phổ biến nhất trong tiếng Anh, đó là “be”, “do”, “have”.

Trợ động từ Dùng cho danh từ số ít Dùng cho danh từ số nhiều

be Am - I

Is – He/ She/ It/ Danh từ số ít

Are – They/ Danh từ số nhiều

do Do – I

Does – He/ She/ It/ Danh từ số ít

Do - They/ Danh từ số nhiều have Have – I

Has – He/ She/ It/ Danh từ số ít

Have - They/ Danh từ số nhiều

Một phần của tài liệu Chuyên đề ngữ pháp Tiếng Anh (Trang 156 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)