Đánh giá chung về công tác kiểm soát chất lượng đầu vào tại công

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng đầu vào phục vụ hoạt động xuất khẩu nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu nghệ an (Trang 29)

Cổ phần Xuất nhập khẩu Nghệ An

2.1.5.1. Những kết quả đạt được

Sự biến động tình hình kinh tế, chính trị, tài chính thế giới trong thời gian qua đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung và của công ty Unimex Nghệ An nói riêng. Vượt lên những khó khăn trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của công ty Unimex Nghệ An đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫn còn rất nhiều tồn tại mà công ty cần giải quyết.

Với việc sử dụng cách thức mua hàng đặt trước tiền cho người nông dân đợi đến lúc cần mới lấy hàng đã góp phần tích cực vào việc đảm bảo nguồn cung ổn định, hợp lý.

Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM và chỉ tiêu chất lượng HACCP nên đã đáp ứng được các đòi hỏi về chất lượng ngay càng cao của khách hàng, giúp cho công ty có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, tiến tới lấy được lòng tin của những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU...

Chủng loại hàng xuất khẩu ngày càng phong phú và đa dạng, số lượng xuất khẩu của từng mặt hàng ngày càng tăng. Công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu, công tác dự trữ, bảo quản đang từng bước được hoàn thiện để thích ứng với môi trường kinh doanh mới.

Chất lượng hàng của công ty đang ngày một nâng cao. Từ chỗ hàng của công ty chưa xâm nhập được vào các thị trường khó tính như thị trường Nhật Bản, Châu Âu, Châu Mỹ đến nay hàng xuất khẩu của công ty đã có mặt tại các thị trường này.

Thị trường tiêu thụ hàng của công ty cũng được mở rộng đáng kể theo hướng đa dạng hơn. Nếu như những năm mới tham gia xuất khẩu, thị trường của công ty chỉ bó hẹp ở Châu Á (thị trường tương đồng về thói quen, sở thích tiêu dùng và yêu cầu về chất lượng không cao) thì đến nay hàng xuất khẩu của công ty đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

Kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng lên qua các năm, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều cá nhân ở trong và ngoài công ty.

Nguồn cung cấp nông sản của công ty luôn đáp ứng được phần lớn những yêu cầu của khách hàng, để có được thành tựu đó một phần là do : công ty có bề dày lịch sử kinh doanh. Mọi hoạt động của công ty đều đem lại lợi nhuận cho cả hai bên , nên mối quan hệ qua lại giữa công ty và các đơn vị nguồn hàng càng trở nên bền chặt, công ty luôn có uy tín trên thị trường và

luôn tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Trong suốt quá trình phát triển của mình, công ty chưa một lần gặp vấn đề lớn nào về vấn đề đảm bảo chất lượng mà mình cung cấp.

2.1.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân

Chất lượng hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của Unimex Nghệ An nói riêng đang bị đánh giá là thấp. So với các nước trong khu vực thì Việt Nam có thị phần cao hơn, tổng số lỗi, tạp chất đều cao hơn, kích thước hạt nhỏ hơn nhưng có ưu điểm là ít sâu hơn. Những lỗi trên chủ yếu do chế biến theo phương pháp thủ công hoặc các xưởng chế biến có công suất nhỏ, lạc hậu. Các cơ sở đầu mối xuất khẩu không có cơ sở tái chế, khâu thu hoạch đồng loạt nên có lẫn nhiều hạt không đảm bảo chất lượng.

Về thị trường xuất khẩu, nhìn chung ngày càng ổn định và được mở rộng. Điều này cho thấy công tác tiêu thụ, sản xuất có nhiều chiều hướng phát triển tốt. Tuy nhiên công tác thu thập các tin tức trên thị trường và phân tích thông tin về cung và cầu, giá cả, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh chưa được chính xác và kịp thời dẫn đến thiệt thòi trong nhiều thương vụ. Chúng ta chưa nắm bắt được thị hiếu của từng thị trường đặc biệt là thị trường Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU…để có những chiến lược xuất khẩu dài hạn thích hợp. Một số thị trường lớn có tiềm năng ở Châu Âu chưa được khai thác như : Italia, Tây Ban Nha…

Về phần phối sản phẩm, đây là khâu đặc biệt quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay chúng ta đang thiếu sự nghiên cứu sâu sắc khâu cơ bản trong kênh phân phối quốc tế. Mức kiểm soát kênh phân phối còn kém, kỹ thuật phân phối đơn điệu, nên khi tiếp xúc với các thị trường có kỹ thuật phân phối phức tạp và tiên tiến như Mỹ, Pháp, Nhật Bản…thì chưa hiểu được được chi tiết và quan sát vận động của sản phẩm để đưa ra được những đánh giá chính xác về sản phẩm của mình. Chúng ta chưa xây dựng được hệ thống đại diện, đại lý bán hàng và các biện pháp khuyến khích tiêu thụ sản phẩm trên các thị trường lớn do tốn kém nhưng diều này là rất cần thiết.

Ở nước ta, tình hình lộn xộn trong xuất nhập khẩu hàng nông sản dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hiện tượng tranh mua, tranh bán và ép giá nông dân diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi. Vài năm gần đây có một số Công ty, Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam đã núp bóng tư nhân thu mua hàng hóa nông sản và xuất khẩu uỷ thác qua các đầu mối Nhà nước làm cho thị trường nông sản Việt Nam thêm rối ren, giá xuất khẩu giảm.

Về vốn, khó khăn lớn nhất của Unimex Nghệ An là thiếu vốn, đặc biệt là vốn lưu động. Hàng năm, Unimex Nghệ An phải thu mua một lượng lớn hàng hóa nông sản để xuất khẩu. Việc đó đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn mà bản thân công ty không thể đáp ứng nổi. Nhu cầu về vốn để thu mua hàng

nông sản vào khi giá rẻ để đợi giá cao mới bán là rất lớn nhưng trong tình trạng thiếu vốn nên Unimex không tận dụng được cơ hội này. Thiếu vốn, cộng với lãi suất ngân hàng buộc các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải nhanh chóng bán hàng ngay dể quay vòng vốn nhanh, nên thua thiệt trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi.

Cơ sở vật chất của Unimex còn thấp kém, chưa được đầu tư thích đáng. Hệ thống giao thông và kho hàng còn thiếu và chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, hệ thống các dây chuyền sơ chế của công ty đã cũ kỹ, lạc hậu ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Giá cả trên thị trường thế giới diễn biến rất phức tạp, nước ta lại chủ yếu xuất khẩu loại lạc chưa qua chế biến, do chất lượng thấp nên giá bán chênh lệch nhiều so với giá các nước trong khu vực.

Cơ chế chính sách điều tiết sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng hóa nông sản mang tính chất giải quyết tình thế, chưa mang tính chiến lược lâu dài.

2.2. Giải pháp kiểm soát chất lượng đầu vào tại công ty Cổ phần Xuấtnhập khẩu Nghệ An nhập khẩu Nghệ An

2.2.1. Thành lập phòng kiểm soát chất lượng

Ngày nay, khi đất nước ta đang bước sang thời kỳ đổi mới, thời kỳ toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế với bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng tăng cao, các công ty phải không ngừng cải tiến và phát triển để tăng cường sức mạnh nâng cao vị thế cạnh tranh. Một trong những vũ khí sắc bén để chống lại áp lực cạnh tranh là xây dựng cho doanh nghiệp của mình một hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, xây dựng cho mình một nguồn nhân lực có đủ khả năng thích ứng tốt với môi trường cạnh tranh khốc liệt, thích ứng với công nghệ kỹ thuật mới.

Qua việc phân tích thực trạng về tình hình kiểm soát chất lượng đầu vào của nông sản xuất khẩu thì thấy công tác quản lý chất lượng chỉ tập trung vào khâu cuối cùng của quá trình cung ứng với nhiệm vụ chính là kiểm tra những hàng hóa chuẩn bị xuất khẩu và nhiệm vụ kiểm tra chất lượng chỉ là trách nhiệm của phòng nghiệp vị xuất nhập khẩu và các thành viên có trách nhiệm khác của các đơn vị trực thuộc, không có sự tham gia của mọi thành viên trong công ty, vì vậy việc thành lập một phòng quản lý chất lượng nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại của quá trình kinh doanh của công ty.

Việc thành lập phòng kiểm soát chất lượng với mục tiêu hàng đầu là giành nhiều thời gian cho việc phòng ngừa chứ không phải là kiểm tra.

Tạo ra mối liên kết trong công tác kiểm soát chất lượng giữa ban lãnh đạo công ty với các phòng ban, mọi thành viên trong công ty

Xây dựng đội ngũ nhân viên làm công tác kiểm soát chất lượng có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực chất lượng, am hiểu

về đặc tính của hàng hóa mà công ty kinh doanh. Việc thành lập phòng kiểm soát chất lượng cũng nhằm làm giảm gánh nặng cho phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu, để phòng xuất nhập khẩu tập trung vào nhiệm vụ chính của mình là nghiên cứu về nguồn hàng, thị trường và các biện pháp nhằm gia tăng lợi nhuận cho công ty.

Tóm lại, việc thành lập phòng kiểm soát chất lượng với mục tiêu là đạt được chất lượng thoả mãn được nhu cầu của khách hàng một cách tiết kiệm nhất. Trên cơ sở đó nhằm chiếm lĩnh thị trường, đáp ứng tốt nhất đòi hỏi của khách hàng, giúp công ty ngày càng phát triển vững mạnh.

Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng kiểm soát chất lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2. Cải thiện công tác thu mua nông sản xuất khẩu

Công tác thu mua tạo nguồn hàng của công ty còn nhiều điểm chưa hiệu quả, do vậy nguồn hàng cung cấp cho công ty còn bấp bênh chất lượng chưa đảm bảo. Chính vì vậy, trong thời gian tới để đảm bảo công tác thu mua tạo nguồn hàng công ty cần chú trọng tới một số vấn đề như sau:

Hàng xuất khẩu của công ty hiện chủ yếu là nông sản, đặc điểm của loại hàng hóa này là thu mua mang tính thời vụ. Trong điều kiện ‘’tranh mua, tranh bán‘’ như hiện nay, nếu thiếu vốn trong dịp thu mua thì công ty không thể thu mua được hàng hóa, tạo kẽ hở cho đối thủ cạnh tranh xâm nhập vào thị trường của mình. Chính vì vậy việc chuẩn bị đầy đủ vốn cho quá trình thu mua hàng của công ty là rất quan trọng. Nhưng chuẩn bị bao nhiêu cho phù hợp lại cũng là một câu hỏi mà công ty cần đặt ra. Bởi nếu chuẩn bị thiếu vốn thì công ty sẽ gặp phải những khó khăn như đã phân tích ở phần trên còn nếu chuẩn bị quá thừa thì công ty lại phải mất một khoản tiền vô ích để trả lãi suất (trong trường hợp công ty phải vay vốn của ngân hàng). Chính vì vậy mà việc dự đoán lượng tiền cần chuẩn bị phải dựa trên sự dự đoán về biến động của giá cả, sự cung, cầu về hàng hóa trên thị trường. Công việc này cần được đảm nhiệm bởi những người có năng lực và có đầu óc kinh doanh.

Trưởng phòng

Nhân viên kiểm soát chất lượng

Nhân viên kiểm soát chất lượng Phó phòng

Trong quá trình thu mua công ty cần phải kiểm tra chất lượng sản phẩm môt cách nghiêm túc bởi đây là yếu tố quyết định cơ bản đến chất lượng hàng xuất khẩu của công ty. Với mỗi loại sản phẩm khác nhau công ty sẽ phải đề ra những tiêu chuẩn để kiểm tra khác nhau và có những cách kiểm tra khác nhau. Chẳng hạn đối với mặt hàng lạc xuất khẩu, công tác kiểm tra chất lượng sẽ phải dựa vào một số chỉ tiêu sau:

 Kiểm tra về mối mọt: trong thời gian qua công ty đã tiến hành kiểm tra chỉ tiêu này nhưng chưa chặt chẽ. Hơn nữa đây là một chỉ tiệu mà khách hàng của công ty rất quan tâm nên công ty nhất thiết phải kiểm tra thật kỹ khi thu mua. Cụ thể khi kiểm tra cần phải tách đôi vỏ lạc ra vì ở giai đọan đầu của quá trình mốc thì lạc chỉ bị mốc ở bên trong do bị mốc ở hai lá mầm ( mầm có 40% là chất béo nên nấm mốc phát triển tốt còn ở bên ngoài rất bình thường nên mắt thường không thể nhìn thấy được).

 Độ ẩm của lạc: Đây là một chỉ tiêu để xác định chế độ bảo quản. Khi độ ẩm của lạc từ 7% trở xuống thì có thể bảo quản ở kho bình thường từ một đến hai tháng vẫn không bị mốc. Tuy nhiên khi độ ẩm của lạc trên 7% thì cần thiết phải tiến hành sấy khô lạc ngay bằng hơi nóng và đảo trộn ( không được phơi nắng vì làm như vậy lạc sẽ bị chảy dầu).

 Kiểm tra về mức các tạp chất có trong lạc như vụn than, cành lá và các loại tạp chất khác. Cần đặc biệt chú ý đến các loại vi sinh vật cũng như sâu mọt có trong lạc khi bao gói.

 Kiểm tra về tiêu chuẩn lạc: với hàm lượng hạt/100g xem có bao nhiêu hạt đủ tiêu chuẩn.

2.2.3. Đảm bảo dự trữ, vận chuyển hợp lý, an toàn

Công ty cần quan tâm tới vấn đề dự trữ nông sản. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng, chất lượng hàng hóa xuất khẩu cũng như khả năng đáp ứng các đơn hàng. Bộ phận thu mua, bộ phận kho hàng sẽ phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để thống nhất về số lượng hàng hóa sẽ thu mua nhằm đảm bảo kho đủ chỗ chứa và đáp ứng các yêu cầu về tính chất lý hóa của nông sản xuất khẩu. Nếu kho quá chật chội, ẩm thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc nông sản có đủ khô khén như yêu cầu hay không. Còn nếu kho quá thừa thãi sẽ ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng các đơn hàng

Công ty nên giám sát chặt chẽ quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa.

Quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa cần được giám sát một cách chặt chẽ để tránh trường hợp hàng bị thiếu hụt, mất phẩm cấp khi vận chuyển, giao nhận. Giám sát hàng khi bốc lên phương tiện vận tải để giao cho khách hàng nước ngoài cần:

 Xem khối lượng từng bao có hao hụt gì so với trước khi xếp hàng vào kho không.

 Xem có còn đúng chất lượng như ban đầu không.

Trong quá trình này nếu thấy có sai sót gì thì cần sữa chữa lại ngay để tránh các khiếu kiện sau này.

Ngoài ra công ty cần phải kiểm tra độ thông gió, độ sạch sẽ của phương tiện vận tải, cần phải giám sát công nhân chặt chẽ lúc bốc hàng lên phương tiện vận tải, nhắc họ không được quăng, quật, giẫm đạp lên hàng để tránh dập, vỡ hàng và hư hỏng bao bì.

2.2.4. Đầu tư vào công tác chế biến, bảo quản.

Chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của công ty phụ thuộc rất nhiều vào công tác chế biến và bảo quản. Hiện tại công ty đang xuất khẩu mặt hàng thô là chủ yếu nên trị giá xuất khẩu thường không cao. Chính vì vậy trong thời gian tới để nâng cao chất lượng, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh công ty cần phải xây dựng những cơ sở sản xuất chế biến. Ngoài ra, công ty cần xây dựng hệ thống nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc phù hợp với trình độ người lao động nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu .

Đối với cá mặt hàng nông sản xuất khẩu thì kho bảo quản tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hàng hóa xuất khẩu.Do đó, công ty nên chú trọng đầu tư vào việc xây dựng các kho bãi chứa hàng, đảm bảo phù hợp với các tính chất lý hóa của các mặt hàng nông sản mà công ty đang kinh doanh. Đặc biệt, công ty cũng cần phải kiểm tra nghiêm ngặt về các container của công ty vận chuyển trong nước cũng như các tàu hàng khi vận chuyển hàng hóa xuất khẩu. mặc dù điều này được thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng đầu vào phục vụ hoạt động xuất khẩu nông sản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu nghệ an (Trang 29)