công ty cổ phần 471
2.3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty
Mục tiêu chủ yếu:
- Công tác đổi mới doanh nghiệp: Tiếp tục sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, xây dựng và phát triển công ty thành công ty mạnh, bền vững có tốc độ phát triển nhanh và có tính cạnh tranh cao.
Tổ chức liên kết các công ty trong Tổng công ty và bên ngoài công ty để tạo thêm sức mạnh cho công ty.
- Công tác đầu tư: Tiếp tục đầu tư va phát triển trông các lĩnh vực mà công ty kinh doanh. Đầu tư xây dựng các gói thầu quan trọng góp phần vào sự phát triển của đát nước. Đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh phát triển với tốc độ cao, thi công các công trình yêu cầu kỹ thuật cao.
- Công tác quản lý: hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành các đơn vị trong công ty cổ phần 471 và các công ty liên kết. Tăng cường công tác hoạch toán sản xuất kinh doanh và các chi phí quản lý doanh nghiệp đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tích lũy vốn để phát triển.
- Công tác phát triển nguồn lực: Chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cho hoat động sản xuất kinh doanh của công ty. Xây dưng và phát triển nguồn lực của công ty mạnh về mọi mặt đủ về chất lượng và số lượng có năng lực quản lý và ứng dụng công nghệ mới. Tìm mọi biện pháp huy động mọi nguồn vốn đảm bảo cho đầu tư và sản xuất kinh doanh.
Tiếp tục xây dựng và phát triển công ty, giữ vững công ty cổ phần 471 là một doanh nghiệp mạnh, đa ngành nghề, đa sở hữu, lấy hiệu qur kinh tế là thước đô cho sự phát triển ổn định và sự phát triển của công ty. Duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống là xây dựng công trình giao thông. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần vào sự phát triển của công ty và tổng công ty XDCTGT 4.
2.3.2 Vận dụng Ma trận SWOT định hướng các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty
Bảng 2.8: Ma trận SWOT
Ma trận SWOT Cơ hội (O)
- Ngành xây dựng đang phát triển rất mạnh. - Thị trường trong và ngoài nước còn nhiều tiềm năng (do quá trình quốc tế hóa và quá trình hội nhập).
- Kinh tế xã hội phát triển, thu nhập tăng, nhu cầu xây dựng tăng
- Lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát ổn định. - KHKT ngày một hiện đại
- Chính phủ chuẩn bị đầu tư vào một số công trình lớn.
Nguy cơ (T)
- Đối thủ cạnh tranh ngày một lớn mạnh
-Yêu cầu cao về chất lượng công trình sự ép giá của chủ đầu tư
-Xuất hiện liên doanh xây dựng
-Chính sách, pháp luật thay đổi thường xuyên - Cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn ngay cả trên thị trường trong và ngoài nước sau khi Việt Nam gia nhập WTO
- Thị trường nước ngoài sẽ khó khăn hơn do sự phát triển của các quốc gia trên thế giới
- Nguồn NVL đầu vào luôn biến động bất lợi
Điểm mạnh (S)
-Có vốn lớn, máy móc thiết bị chuyên dụng, nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm
Chiến lược S/O
- Tận dụng tối đa các thành tựu KHKT vào sản xuất.
- Xây dựng các chiến
Chiến lược S/T
- Nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí giảm giá dự thầu để cạnh tranh với các doanh nghiệp
- ứng dụng KHKT cho máy móc thiết bị sản xuất đã đạt được hiệu quả
- Nghiên cứu thành công một số NVL thay thế nhập khẩu
- Khả năng vay vốn cao. - chất lượng các công trình ngày càng có uy tín - Có thể liên kết với các công ty và trong nội bộ công ty
lược mới, về máy móc thiết bị .. thu hút vốn đầu tư.
- Đẩy mạnh năng lực, chất lượng, giành giật thị trường nước ngoài. - Nâng cao chất lượng công trình, cải tiến các chức năng để cạnh tranh trong nước.
trong ngành.
- Nghiên cứu trực tiếp khai thác nguồn NVL đầu vào.
- Thay đổi cơ cấu, chiến lược tìm thêm nhiều gói thầu mới.
- Thúc đẩy hoạt động Marketing, nghiên cứu thị trường.
- có thể liên kết với công ty trong nội bộ tổng công ty để thắng trong cạnh tranh
- Tận dụng thế mạnh về vốn để chống lại sức ép của chủ đầu tư
Điểm yếu (W)
- Công nghệ thiết bị đa phần ở mức trung bình khu vực
- Giá dự thầu chưa hợp lý, khả năng cạnh tranh thấp. -Chất lượng công trình chưa cao - Cơ chế quản lý kém - áp dụng khoa học công nghệ còn yếu - Tay nghề, trình độ người lao động còn thấp so với khu vực - Công tác Marketing chưa mạnh
- Đầu tư còn chưa tập trung tốt
- Chưa có đề xuất hợp lý
Chiến lược W/O
- Đầu tư cải tiến công nghệ nhằm nâng cao chất lượng công trình - Lựa chọn những dự án đầu tư có hiệu quả. - Đưa ra đề xuất hợp lý với chính phủ, bộ ngành liên quan Chiến lược W/T - Tiến hành thẩm định các dự án loại bỏ những dự án hiệu quả thấp - Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu KHKT chế tạo ra NVL mới thay thế nhập khẩu.
- Chiến lược hạ giá các gói thầu đối với các gói thầu nhỏ trong nước. - Khắc phục chất lượng công trình
- Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ để đối phó với các liên doanh, các công ty nước ngoài
Qua tình hình phân tích các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của công ty, dựa vào ma trận SWOT có thể đưa ra một số giải pháp cho công ty như sau:
Giải pháp 1: Công ty cổ phần 471 nên tận dụng tối đa các thành tựu KHKT vào sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng của các công trình, đảm bảo tiến độ thi công, tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao vị thế của doanh nghiệp.
Giải pháp 2: Đẩy mạnh năng lực, chất lượng, giành giật thị trường nước ngoài. Nếu công ty có năng lực mạnh thì là một cơ hội để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài do Việt Nam có nhiều lợi thế( lợi thế kinh tế, chính trị, nguồn lao động…)
Giải pháp 3: Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu KHKT chế tạo ra NVL mới thay thế nhập khẩu. Nguyên vật liệu nhập khẩu tương đối đắt, có khi chất lượng không đảm bảo và thường bị các nhà cung ứng ép giá, giá thay đổi theo tình hình thị trường, công ty khó kiểm soát được.Vì vậy công ty cần phát triển công tác nghiên cứu ứng dụng để tạo ra NVL thay thế nhập khẩu.
Giải pháp 4: Thúc đẩy hoạt động Marketing, nghiên cứu thị trường. Công tác này là công tác quan trọng giúp doanh nghiệp có những thông tin chính xác kịp thời để đề ra những chiến lược thích hợp nhằm duy trì và phát triển công ty.
Trên đây là một số giải pháp tương đối khả thi với công ty nhưng đi vào thực tiễn ngành nghề của công ty và tình hình hiện nay thì doanh nghiệp cần chú trọng tới “giải pháp 1”.
2.3.3 Về giá dự thầu
Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, giá dự thầu là một vấn đề vô cùng nhạy cảm, đối với cả bên mời thầu lẫn nhà thầu. Nói như vậy bởi vì giá dự thầu vừa là cơ sở để bên mời thầu lựa chọn nhà thầu, vừa là tiêu điểm cơ bản giúp nhà thầu có thể thắng thầu. Chính vì thế một mức giá dự thầu hợp lý, vừa đảm bảo không vượt quá giá trần do chủ đầu tư đưa ra, vừa phải đảm bảo thấp hơn giá dự thầu của đối thủ cạnh tranh mà lại không bị thua lỗ, đó là điều mà bất kì doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được, bản thân công ty cổ phần 471 cũng vậy. Để có được một mức giá dự thầu thấp một cách hợp lý như vậy đòi hỏi nhà thầu ngoài việc đi thực tế khảo sát công trình mà mình sắp tham gia đấu thầu còn phải thực hiện một số biện pháp giảm chi phí sau đây:
- Lựa chọn giá dự thầu là công tác khó nhất trong việc quyết định đưa ra giá dự thầu. Muốn có được một giá dự thầu hoàn hảo cho mỗi cuộc đấu thầu cần có sự làm việc tích cực của toàn thể các phòng ban, đặc biệt là phòng kế hoạch kĩ thuật, như vậy chúng ta mới đưa ra được chính xác nhất các biểu đơn giá chi tiết từ đó tổng hợp trình duyệt lên đơn giá dự thầu.
- Bố trí và sử dụng hợp lý bộ máy quản lý doanh nghiệp, tạo ra sự năng động và sáng tạo trong phong cách làm việc, đồng thời tránh sự trì trệ dẫn đến lãng phí .
- Tìm tòi, nghiên cứu biện pháp cải tiến nâng cao năng suất lao động, góp phần làm giảm chi phí trực tiếp, đẩy nhanh tiến độ thi công. Đồng thời có những hình thức khen thưởng một cách hợp lý nhằm cổ vũ, khích lệ tinh thần sáng tạo trong tập thể cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện để mọi người tham gia nhiệt tình, hăng hái và lao động hăng say, hiệu quả hơn.
- Thường xuyên tu bổ, bảo dưỡng máy móc định kì hàng tháng, không để máy móc bị hư hỏng nặng dẫn đến không khắc phục được vì đồ dùng để thay thế những hư hỏng của máy móc trên thị trường khá là khan hiếm và đắt đỏ.
- Đi đôi với bảo dưỡng thường xuyên là phải tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu trong khi thi công lẫn khi sản xuất. Đồng thời phải không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật tạo sự hiểu biết đồng đều trong toàn thể cán bộ công ty.
2.3.4 Tăng cường nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh công tác tiếp thị
Tăng cường nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh công tác có ý nghĩa với công ty về cả mặt lý luận và thực tiễn. Nội dung của biện pháp này là thu thập, xử lý thông tin, tìm các dự án giao thông, đẩy mạnh công tác tiếp thị, xây dựng các chiến lược cạnh tranh phù hợp.
Hoạt động này giúp hoàn thiện công tác dự thầu, mở rộng thị trường của công ty. Nếu hoạt động này được làm tốt, công ty sẽ tánh được những lãng phí không cần thiết trong quá trình tranh thầu thông qua việc nắm bắt thông tin về chủ đầu tư, nhà cung cấp nguyên vật liệu, năng lực cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cạnh tranh, cũng như điểm mạnh, điểm yếu của công ty mình, từ đó có chiến lược tranh thầu phù hợp.
Hiện nay, công ty chưa có bộ phận chuyên trách là công tác Markerting. Trong thời gian tới, công ty cần xây dựng phòng Markerting độc lập, phòng này gồm có thể 3 người: Trong đó, có 1 người phụ trách và 2 nhân viên.
- Phụ trách là người điều phối hoạt động của các phòng, kết hợp với các phòng ban khác trong tổng hợp thông tin, xây dựng chiến lược, chính sách Markerting để tham mưu cho giám đốc.
- Hai nhân viên: trong đó có 1 nhân viên chuyên làm nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin. Thông tin ở đây là thông tin về công trình dự thầu, thông tin về bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, thông tin về tình hình quy hoạch, dự án mới, thông tin này, nhân viên đó sẽ sàng lọc, phân tích, xử lý, báo cáo với trưởng phòng. Nhân viên còn lại làm nhiệm vụ hoạch định chính sách, chiến lược Markerting phù hợp.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phòng Markerting
Những chiến lược có thể sử dụng ở đây bao gồm: - Chiến lược phân đoạn thị trường
+ Theo điều kiện địa hình: Thị trường giao thông có thể chia thành: thị trường miền núi, thị trường đồng bằng... Trong thị trường miền núi, thị trường đồng bằng, có thể chia thành đường làm mới, đường nâng cấp, đường có lưu lượng xe cộ đi lại cao, đường làm mới đi qua khu vực không có dân cư...
+ theo tình hình cạnh tranh: chia thành thị trường độc quyền, thị trương cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo...
Dựa vào phân đoạn thị trường như trên, công ty sẽ lựa chọn thị trường phù hợp và đầu tư hiệu quả các nguồn lục để hoàn thiện công tác dự thầu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Chiến lược quảng cáo
Công ty tăng cương hoạt đông quảng cáo giới thiệu năng lực công ty trên phương tiện thông tin đại chúng( báo địa phương, tạp chí chuyên ngành...) nhằm nâng cao uy tín của công ty cổ phần 471. Ngoài ra công ty công ty cũng nên tham gia các buổi hội thảo chuyên ngành, nhằm cập nhậy tin tức, hiểu rõ xu thế giao thông việt Nam cũng như thế giới, mở rộng quan hệ bạn hàng, chủ đầu tư. Ngoài ra, công ty cần chú ý phát triển mối quan hệ với chủ đầu tư, các cấp chính quyền, cũng cố các mối quan hệ đã có, mở rộng các mối quan hệ mới.
Người phụ trách
Đặc thù của công ty cổ phần 471 là thi công các công trình giao thông nên thị trường trải dài trên khắp cả nước. Để nâng cao hoạt đông dự thầu, công ty nên mở các văn phòng đại diện ở các tỉnh thành. Hiện nay, công ty chỉ có một trụ sở duy nhất tại số 9 - đường Trần Nhật Duật – Thành Phố Vinh – Tỉnh nghệ An. Với một trụ sơ duy nhất ở Nghệ An, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cá gói thầu ở tỉnh khác. Các thông tin về tình hình đấu thầu, dự án mới, cũng như quan hệ chủ đầu tư ở các địa phương khác sẽ không tốt bằng đơn vị sở tại. Do đó trong thời gian tới công ty nên mở văn phòng đại diện các tỉnh thành có tốc độ phát triển cao, yêu cầu phát triển mạnh cở sở hạ tầng như: Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh, Khánh hòa, Hà Nội...
Xu thế phát triển công nghệ thông tin trên toàn thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, Internet ngày cang tỏ ra có ưu thế, rút ngắn không gian, thời gian, giảm thiểu chi phí đi lại. Để quảng cáo giới thiệu công ty một cách đầy đủ và rõ ràng hơn, công ty nên xây dựng một trang web riêng. trong trang web công ty phải nêu bật được năng lực sản xuất kinh doanh; đội ngũ lao động có kiến thức, dày dạn kinh nghiệm; hệ thông máy móc thiết bị hiện đại; những công trình có quy mô lớn, kỹ thầu phức tạp mà công ty đã thi công. Từ đó tạo điều kiện cho bên mời thầu biết thêm về công ty.
2.3.5 Tăng cường huy động vốn, thu hồi vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo tham gia dự thầu và thực hiện hợp đồng
Bất kì doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng đều cần đến vốn. Các doanh nghiệp xây dựng lại đặc biệt cần đến vốn hơn nữa bởi vì vốn là điều kiện tiên quyết để nhà thầu có thể được tham gia dự thầu, do tính chất của các công trình xây dựng là nhà thầu phải bỏ ra phần lớn vốn để thi công công trình trước khi được thanh quyết toán. Chính vì lẽ đó mà việc huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả từ lâu đã là một trong những mục tiêu hàng đầu của bản thân công ty. Để có thể làm tốt được công việc này, đồi hỏi công ty phải:
+ Trước hết là phải tập trung vào việc huy động vốn. Có vốn trong tay chúng ta mới có thể nghĩ đến việc sử dụng nó sao cho hiệu quả nhất. Để làm được như thế, công ty phải tạo lập nhiều mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng, để có thể được đảm bảo cung ứng vốn một cách đầy đủ và nhanh chóng,