- Môi trường kinh tế: Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, với tốc độ tăng trưởng mạnh. Tình hình lãi suất, tỉ giá hối đoái tương đối ổn định, tuy mấy năm gần đây tỉ lệ lạm phát có tăng nhưng không đáng kể, Nhà Nước đã có những chính sách thích hợp đẻ kiềm chế. Đây là điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi nắm bắt thông tin để đáp ứng kịp thời.
- Môi trường công nghệ: Ngày nay công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhiều loại máy móc ra đời, góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, do đó cái cốt yếu nhất là đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết năm bắt, thay đổi kịp thời để đáp ứng. quá trình sản xuất kinh doanh nếu không nắm bắt thay đổi kịp thời sẽ làm cho doanh nghiệp bị tụt hậu, sản phẩm quá trình kinh doanh bị hạn chế.
- Môi trường xã hội: Trong chiến lược trung và dài hạn có thể đây là loai hình thay đổi lớn nhất. Xã hội phát triển, thu nhập thay đổi làm cho cuộc sông, lối sống của người dân thay đổi.
Ví dụ: Thu nhập tăng nhu cầu xây dựng nhà cửa tăng.
Sự thay đổi về tháp tuổi, tỉ lệ kết hôn và sinh đẻ, vị trí của người phụ nữ trong xã hội hiện đại, sự xuất hiện hiệp hội người tiêu dùng, đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm tới chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, lợi ích người tiêu dùng. Trình độ dân trí ngày càng cao, đa dạng đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng học hỏi thay đổi chiến lược kinh doanh.
-Môi trường tự nhiên: khí hậu thay đổi thất thường không dự báo trước được ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ví dụ: Đối với các doanh nghiệp xây dựng, có thể làm giảm tiieens độ thi công, làm sụp đổ công trình, tổn hao thời gian và chi phí. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt thông tin và diễn biến để đáp ứng kịp thời.
- Môi trường Chính Phủ, pháp luật và chính trị: Việt Nam có nền chính trị ổn định, hiện nay Việt Nam gia nhập WTO, thị trường thương mại mở rộng, các chính sách ổn định. Chính Phủ là người tiêu dùng lớn của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó Chính Phủ, hệ thống pháp luật vừa là rào cản vừa là cơ hội của các doanh nghiệp. Hệ thống xây dựng hoàn thiện là cơ sở kinh doanh ổn định, công bằng. Qua đó nó tạo ra cơ hội nhưng cũng kìm hãm sản xuất.
- Môi trường toàn cầu: Khu vực hóa và toàn cầu hóa dã và đang là xu hướng tất yếu, đặc biệt là Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội tốt cho giao lưu hợp tác của các doanh nghiệp, nhưng đây là một thách thức không nhỏ mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu.
Ví dụ: đối với các doanh nghiệp xây dựng đây là cơ hội để đầu tư sang các nước bạn, cùng trao đổi kiến thức kinh nghiệm, nhưng cũng không gặp ít khó khăn khi trên cạnh tranh thị trường do hạn chế về trình độ, cơ sở vật chất thiết bị.
Môi trường vi mô:
-Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Đây là yếu tố quan trọng đối vối các doanh nghiệp cùng ngành, khi các đối thủ cạnh tranh càng yếu, doanh nghiệp có cơ hội tăng giá và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại khi các đối thủ cạnh tranh hiên tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá cả là đáng kể và có thể bị tổn thương.
Ví dụ: Công ty cổ phần 471 là công ty về lĩnh vực xây dựng có rất nhiếu đối thủ cạnh tranh trong các cuộc đấu thầu xây dựng, nếu đối thủ yếu thì công ty có thể nâng giá dự thầu cao hơn và ngược lại.
Cạnh tranh trong các doanh nghiệp cùng ngành thương là bao gồm nội dung: cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cầu của ngành. Do đó các doanh nghiệp cần nhạy bén trong thương trường, để tránh được tổn thất.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cùng cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất kinh doanh nhưng có khả năng nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đây là mối đe dọa cho doah nghiệp hiện tại. Các doanh nghiệp hiện tại phải cố gắng ngăn cản các đối thủ tiềm ẩn muốn gia nhập ngành, bởi vì càng nhiều doanh nghiệp có mặt trong một ngành thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn, và lợi nhuận bị chia sẽ, vị trí doanh nghiệp sẽ thay đổi.
- Nhà cung ứng:
Nhà cuung ứng được xem như là một mối áp lực đe dọa, khi mà họ mặc cả, tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp.
Ví dụ: Công ty Cổ Phần 471 thường nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào như (Sắt thép, xi măng…, các máy móc thiết bị) và điều mà họ bị các nhà cung cấp mặc cả là không thể tránh khỏi.
Do đó các doanh nghiệp cần biết thỏa thuận và tỏ ra là khách hàng trung thành và quan trọng.
khách hàng:
Là lực lượng tạo ra sự mặc cả của người tiêu dùng, sử dụng. Khách hàng có thể xem như là một mối đe dọa cạnh tranh khi buộc doanh nghiệp giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng dịch vụ tốt hơn.
Ví dụ: khách hàng của các doanh nghiệp xây dựng là những khách hàng mạnh do có khả năng nhu cầu cuộc sống cao, các nhf đầu tư đòi hỏi phải có khả năng nhất
định để đáp ứng khi khách hàng là các chủ đầu tư đòi hỏi về giá cả và chất lượng các công trình.
- Sản phẩm thay thế:
Sản phẩm thay thế là các sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm thay thế có điểm ưu việt hơn sản phẩm bị thay thế.
Ví dụ: Các doanh nghiệp xây dựng các sản phẩm thay thế như nguyên vật liệu đầu vào như (sắt thép, xi măng, gạch ngói…hoặc máy móc thiết bị mới) có thể làm tăng thời gian sử dụng và tiến độ cũng như chất lượng các công trình.
Sản phẩm thay thế là mối đe dọa đối với các doanh nghiệp khi họ phải bỏ ra chi phí lớn hơn để thay thế.
- Nhóm áp lực:
Đây là cơ hội mà đe dọa đối vối doanh nghiệp các nhóm áp lực như đài, báo, kênh thông tin, có thể nâng cao hoặc hạ thấp vị thế doanh nghiệp.
Như vậy qua phân tích môi trường bên ngoài ta có thể sử dụng Ma trận EFE để đánh giá, từ đó nêu ra các cơ hội, nguy cơ của công ty.
Bảng 2.6 Ma trận EFE Yếu tố môi
trường bên ngoài (1) Mức độ quan trọng (2) Phân loại (3) Điểm quan trọng (4) = (3) (2) Kinh tế 0,08 2 0,16 Tự nhiên 0,05 2 0,1 Công nghệ 0,2 3 0,6
Văn hóa – xã hội 0,05 4 0,2
Chính Phủ,luật pháp, chính trị 0,05 4 0,2 Đối thủ cạnh tranh hiện tại 0,2 2 0,4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 0,1 2 0,2 Nhà cung ứng 0,2 3 0,6 Sản phẩm thay thế 0,05 3 0,15 Nhóm áp lực 0,02 3 0,06 Tổng 1 2,67
Qua bảng Ma trận EFE ta thấy doanh nghiệp phản ứng ở mức trung bình các cơ hội và mối đe dọa hiện tại của môi trường. Có thể đưa ra các cơ hội và nguy cơ của công ty Cổ Phần 471 như sau:
Cơ hội:
- Ngành xây dựng đang phát triển rất mạnh, giúp cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội.
- Thị trường trong và ngoài nước còn nhiều tiềm năng (do quá trình quốc tế hóa và quá trình hội nhập).
- Kinh tế xã hội phát triển, thu nhập tăng, nhu cầu xây dựng tăng - Lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát ổn định.
- KHKT ngày một hiện đại giúp doanh nghiệp trong thi công các công trình, đảm bảo tiến độ
- Chính phủ ngày càng đầu tư nhiều công trình lớn công trình lớn.
Nguy cơ:
- Đối thủ cạnh tranh ngày một nhiều và ngày càng lớn mạnh - Yêu cầu cao về chất lượng công trình sự ép giá của chủ đầu tư - Xuất hiện liên doanh xây dựng
- Chính sách, pháp luật thay đổi thường xuyên
- Cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn ngay cả trên thị trường trong và ngoài nước sau khi Việt Nam gia nhập WTO
- Thị trường nước ngoài sẽ khó khăn hơn do sự phát triển của các quốc gia trên thế giới
- Nguồn NVL đầu vào luôn biến động bất lợi