Văn hóa – xã hội
Theo thống kê năm 2009, toàn huyện có dân số 152.172 người. Đến năm 2013, sau khi tách một phần diện tích và dân số để thành lập huyện Vân Hồ, huyện Mộc Châu có diện tích 1.081,66 km² và dân số 104.730 người. Năm
2015, dân số Mộc Châu 107.176 người, chiếm 15% dân sốtoàn tỉnh, mậtđộ dân
số99 người/km2. Về cơ cấu thành phần dân tộc ở Mộc Châu có 11 dân tộc trong
đó chủ yếulà Kinh chiếm 29,4%, Thái 33,2%, Mường 15,8%, Hmông 14,6%, Dao 6,2%, Sinh Mun 0,4%, KhơMú 0,3%… và một số dân tộc ít người khác.
Mỗi dân tộc có bản sắc, thiết chế xã hội cộng đồngđược hình thành, tồn tại và phát triển tạo nên những giá trịvăn hóa và kinh nghiệm truyền thống phong phú Mộc Châu rất rồi rào nguồn nhân lực tại chỗ. Nhân lực được quan tâm đào tạo. Tỷ lệ 64,7% dân số trong độ tuổi lao động, Trong 2 năm qua huyện đã rất chú trọng công tác đào tạo phát triển và thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực ở nông nghiệp và nhân lực làm công tác lãnh đạo và quản lý. Tỷ lệ lao
động đã qua đào tạo đạt 32%. Riêng tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm 98,7%, tỷ lệ cán bộ công chức cấp xã qua đào tạo chuyên môn đạt 62,7% trong đó số có trình độ trung cấp trở lên đạt 53,12%. Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức toàn huyện có 3.797 người thì 100% đã được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, trong đó có trình độ trung cấp đến sau đại học đạt 100% riêng Cao đẳng, đại học và sau đại học có 2.146 người chiếm gần 60%. Việc đào tạo nguồn nhân lực như vậy có ý nghĩa để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài.
Tình hình phát triển kinh tế của huyện Mộc Châu
Là huyện cửa ngõ với miền xuôi, được thiên nhiên ưu đãi một thảo nguyên xanh rộng lớn mà không đâu có được, Mộc Châu được xác định là vùng trọng điểm về kinh tế xã hội của tỉnh. Được tỉnh và cả Trung ương quan tâm, những năm qua Mộc Châu đã thực sự chuyển mình phát triển khá toàn diện, gây dựng được một số thương hiệu sản xuất hàng hóa mang tầm Quốc gia.
Theo cơ cấu kinh tế năm 2012, Mộc Châu có giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng chiếm 44,23%, dịch vụ và du lịch chiếm 37,52%, nông nghiệp chỉ còn 18,25%, một sự chuyển mình đầy ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Năm 2012 tổng giá trị sản xuất đạt 3.753,3 tỷ đồng (qui theo
giá cố định năm 1994) tăng 1,33% so với năm 2010, bình quân 0,665%/năm. Cụ thể:
* Nhóm Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: giá trị sản xuất năm 2012 đạt 1.179,4 tỷ đồng, tăng 1,03% so với năm 2010. Nhà máy san chiết Gas, 3 nhà máy thủy điện
nhỏ và 4 nhà máy khác đang gấp rút thi công; đồng thời đã Khởi công xây dựng cụm công nghiệp Mộc Châu; khởi công xây dựng nhà máy chế biến ván ép công nghiệp.
* Nhóm thương mại, dịch vụ, du lịch: phát triển vượt bậc, giá trị sản xuất dịch vụ năm 2012 đạt 1.664 tỷ đồng(tính theo thời điểm hiện tại), tăng 2,44 lần so với năm 2010, bình quân tăng 56,26% năm, đây là một chỉ tiêu đã đạt và vượt mức trước 3 năm so với mục tiêu Đại hội đề ra.
* Nhóm nông lâm ngư nghiệp: có bước phát triển khá, một số sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường cả nước. Tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp năm 2012 đạt trên 689 tỷ đồng, tăng 3,5% so với năm 2010. Với việc mở rộng áp dụng các tiến bộ khoa học vào trồng trọt và chăn nuôi, giá trị sản xuất trên 1ha đất được nâng cao bình quân 26 triệu đồng/năm, một số mô hình trồng cây ăn quả ôn đới, hoa chất lượng cao, rau củ đạt tới 120 triệu đồng/năm.
Chăn nuôi tiếp tục phát triển mở rộng theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng
cao. Năm 2012 đàn trâu, bò toàn huyện đã đạt 73.824 con. Riêng đàn bò sữa có 10.211 con, tăng 62,1% so với năm 2010. Tận dụng mặt nước lòng hồ sông đà và ao hồ khoảng 131ha để nuôi cá, sản lượng khai thác đánh bắt đạt 409 tấn/năm.