Các giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại đền Đồng Bằng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng Thái Bình để phục vụ phát triển du lịch văn hóa tâm linh (Trang 80 - 82)

1. Khái niệm về tín ngưỡng và giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu

3.2Các giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại đền Đồng Bằng

Sau quá trình phân tích những mục đích và đánh giá, cảm nhận của du khách về hoạt động du lịch tâm linh tại đền Đồng Bằng, có thể thấy rằng đền Đồng Bằng là một điểm đến rất có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch tâm linh. Và để đưa ra những giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình hiện tại, trước tiên ta cần phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của điểm đến này trong phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh.

3.2.1 Đánh giá khả năng phát triển loại hình du lịch tâm linh tại đền Đồng

Bằng

Phân tích ma trận SWOT trong việc phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh của đền Đồng Bằng

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

S1. Đền Đồng Bằng là nơi chứa đựng nhiều giá trị tâm linh, văn hóa - lịch sử và nghệ thuật kiến trúc độc đáo.

S2. Là điểm đến tâm linh có sự kết hợp của cả yếu tố tâm linh tôn giáo (đạo Phật) và tâm linh tín ngưỡng (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên); giữa lễ hội và tham quan chiêm bái.

W1. Đường đến di tích còn nhỏ hẹp. W2. Số lượng hướng dẫn viên tại điểm còn ít. Chủ yếu suốt tuyến W3. Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh tại đây còn khác đơn giản, chỉ đơn thuần là hoạt động cúng vái, cầu nguyện, làm việc phước đức, tham quan vãn cảnh.

81 S3. Là một điểm đến tâm linh có nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật mang tính thẩm mỹ cao, thể hiện sự khéo léo và tài năng của các nghệ nhân ở Thái Bình mà hiếm nơi nào có được.

S4. Đền Đồng Bằng không chỉ là một di tích lịch sử - tôn giáo mà còn là một thắng cảnh, một điểm đến tâm linh có không gian rỗng rãi thoáng đãng, cảnh quan đẹp thơ mộng, bầu không khí trong lành làm cho tâm hồn thư thái, tự tại.

S5. Lễ hội đền Đồng Bằng diễn ra hàng năm là một sự kiện rất được nhiều người chú ý, thu hút sự tham gia của hàng ngàn khách tham quan và người dân địa phương.

S6. Vào những ngày rằm, mùng 1 Âm lịch hàng tháng cũng có rất nhiều du khách và người dân địa phương đến đây để cầu nguyện.

W4. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch văn hóa tâm linh còn yếu.

W5. Không gian rộng nhưng còn thiếu nhiều bóng cây râm mát, nhất là vào mùa hè nắng nóng.

W6. Hoạt động tham quan, vãn cảnh còn chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu.

Cơ hội (O)

O1. Du lịch văn hóa tâm linh đang là xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam nói chung và của tỉnh Thái Bình nói riêng.

O2. Du lịch tâm linh là loại hình du lịch đã và đang được nhiều khách du

Thách thức (T)

T1. Chính quyền địa phương chưa có nhiều chính sách cụ thể về việc phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn Tỉnh.

T2. Sự cạnh tranh về tính hấp dẫn của các loại hình du lịch khác trên

82 lịch quốc tế và trong nước lựa chọn. O3. Việc phát triển loại hình du lịch tâm linh rất được sựu ủng hộ của các cấp, các nghành liên quan trong tỉnh. O4. Hoạt động du lịch văn hóa tâm linh có thể kết hợp với các hoạt động thuộc các loại hình du lịch khác ở khắp cả nước.

địa bàn Tỉnh.

T3. Sự cạnh tranh về điểm đến tâm linh đối với những điểm đến tâm linh khác trên địa bàn tỉnh và với các Tỉnh thành khác trên cả nước. T4. Sự cạnh tranh về tính hấp dẫn trong lễ hội tôn giáo tại đền Đồng Bằng với các lễ hội tôn giáo khác tại các điểm đến tâm linh khác trên địa bàn tỉnh và khắp cả nước.

T5. Quá trình hư hại và mai một của các công trinh kiến trúc do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết và tác động của con người theo thời gian. T6. Sự phát triển của du lịch không tránh khỏi những tác động không tốt ảnh hưởng đến sự trang nghiêm của di tích do những hành vi không đúng đắn trong ăn mặc, nói năng thiếu lịch sự của một số du khách.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng Thái Bình để phục vụ phát triển du lịch văn hóa tâm linh (Trang 80 - 82)