Tổng thể kiến trúc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng Thái Bình để phục vụ phát triển du lịch văn hóa tâm linh (Trang 40 - 41)

1. Khái niệm về tín ngưỡng và giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu

2.1.2. Tổng thể kiến trúc

Trong bài Hồ từ viết vào cuố thế kỉ XIII, quan Điện Tiền Phạm Ngũ Lão khi đi lễ và tham quan đền Đào Động, xúc động trước vườn đào, điện thánh, Phạm tướng công đã phác họa đền Đào Động qua những vần thơ tuyệt bút. Đó là cảnh buổi sớm mùa xuân, hoa lá rung rinh, đã xa rồi tiếng hạc mùa thu gió lạnh. Trong đền rực sáng, trời tụ khí thiêng. Giữa đời Lê Trung Hưng, đền có được tu bổ, mở rộng, nhưng không có văn bia nào chép lại. Song chỉ cần hiện diện công trình tôn tạo năm 1899 cũng đã khẳng dịnh được tầm vóc của di tích này. Trong bài văn chầu viết từ năm 1940 đã khảo tả cảnh đền hồi đầu thế kỷ như sau:

“Phủ Thái Ninhvề miền Phụ Dực Danh tiếng đồn náo nức gần xa

Đào Động đền phủ nguy nga Tối linh tối thượng mấy tòa uy nghi

Đôi bên ngựa đứng voi quỳ

Nhởn nhơ phượng múa, long ly chầu vào Nọ chim hót,nọ hoa chào

Một vùng cổ thụ ngất cao như thành Bốn bề sông lượn bao quanh Bồng lai tiên cảnh như tranh họa đồ”.

Cho đến nay, chốn “Bồng lai tiên cảnh như tranh họa đồ” ấy vẫn còn nguyên cảnh sắc xưa. Đền Đào Động với tổng diện tích là 20.520m2, diện tích nội tự là 6000m2, tổng thần điện là 18 mẫu được thiết kế theo kiểu “tiền nhị hậu đinh” như một lâu đài trung cổ gồm 13 tòa, 66 gian liên hợp chặt chẽ. Quần thể kiến trúc đền chia thành 4 tiểu khu, phía trước là 3 tòa Đại tiền môn, tả hữu gồm 6 tòa nhà lính, phía sau là 2 tòa của thủ từ và nhân viên trị sự. Ba khu vực trên bao

41

quanh 7 cung thờ thánh như khuôn viên chữ “quốc” lấy tâm tòa Trung Môn và Cấm Điện làm trục thần đạo. Đền xây đựng đối xứng từng vì, từng tòa. Khu vực trung tâm thì cao đẹp, khu vực ngoại biên và hành lang khiêm nhường liên kết thành một tổ hợp kiến trúc chặt chẽ làm nổi bật điểm sáng nơi thờ tự. Toàn bộ kiến trúc khu đền chính chỉ có tòa Bái Đình (cung thờ Công Đồng) và cung Cấm là có hệ thống cửa ra đóng vào mở, còn các cung khác chỉ có lối cửa mạch phía hồi đi xuống sân hành lang. Không gian trong đền hầu như thông suốt, khách lễ có thể đi qua từng cửa từ thấp đến cao, từ cửa trình Cô, trình Cậu rồi vào cửa Công Đồng, qua tứ phủ Quan Hoàng, rồi lên cửa Chầu Bà, Tôn Ông đến nơi thâm nghiêm nhất là Cửa Mẫu và điện Vua Cha. Khách lễ có thể vào cửa tả, ra cửa hữu, vào cổng Đông, ra cổng Tây, thuận đường sông đi tiếp các đền đài xung quanh đền thờ chính. Việc phân cung là căn cứ vào cấu trúc bộ mái, còn trên mặt nền là một mặt thảm phẳng tiện lợi cho việc đi lại, lễ bái thông giữa các tòa, tạo điều kiện cho khách tham quan từ một điểm có thể phóng tầm nhìn bao quát được toàn bộ kiến trúc nội tự. Tổng thể kiến trúc đền đồ sộ, được bố trí khoa học. Theo thuyết phong thủy, thế đất của đền biểu thị cho sự bền vững và phồn thịnh. Vị trí địa lý linh thiêng như vậy cùng với cách bài trí trong đền đã làm tôn thêm sự thanh toát, hư ảo nhưng cũng hết sức bề thế, uy nghiêm của thần điện mà các di tích khác khó sánh được.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng Thái Bình để phục vụ phát triển du lịch văn hóa tâm linh (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)