6. CẤU TRÚC KHÓA LUẬN
2.2.3. Lao động trong ngành du lịch
Hiện nay, nguồn nhân lực của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói chung, thành phố Vũng Tàu nói riêng cũng tăng nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên nguồn nhân lực của ngành đang được đánh giá là vừa thừa vừa thiếu, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, nguyên nhân do: nhiều cán bộ quản lý, người lao động có tay nghề chuyên môn đến tuổi hưu, trong khi lực lượng kế thừa chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Bên cạnh đó, sự ổn định của đội ngũ lao động trong ngành chưa cao do tình trạng thuyên chuyển, bỏ việc hoặc ra khỏi ngành khá cao hiện nay. Riêng đối với hoạt động ứng dụng DM để quảng bá du lịch thì nguồn nhân lực này cần đáp ứng được các yêu cầu hiểu biết về du lịch, về Marketing, về thương mại điện tử, có trình độ ngoại ngữ tốt, sử dụng máy tính thành thạo...
Do đó, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách du lịch; đầu tư nguồn nhân lực
51
ở tất cả các lĩnh vực du lịch: lữ hành, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, vận chuyển, khu điểm du lịch, cán bộ quản lỷ nhà nước ở các cấp của thành phố; rà soát đánh giá số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để xây dựng định hướng và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù họp; đầu tư đặt hàng với Khoa du lịch – Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc gia, đó là những giải pháp thiết thực cho nguồn nhân lực tại địa bàn mà các doanh nghiệp du lịch phải quan tâm nhằm xây dựng Vũng Tàu thành điểm đến an toàn và thân thiện cho du khách.