Trường Nam Định
2.3.1.Cơ sở hạ tầng
+ Hệ thống giao thông:Giao thông qua thành phố Nam Định dày đặc và
thuận tiện: quốc lộ 10 từ Hải Phòng, Thái BìnhđiNinh Bình chạy qua và Quốc lộ21B nối Nam Định với Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, quốc lộ
38B từ Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam xuống Nam Định, Ninh Bình. Quốc lộ 37 nối Hưng Yên với Nam Định, Thái Bình. Quốc lộ 21A đi Sơn Tây và các huyện Hải Hậu, Giao Thuỷ, Xuân Trường vàbãi biển Quất Lâm, Đại lộ Thiên Trường đi Hà Nội. Quốc lộ 39 B Hưng Yên, Thái Bình Nam Định. Tỉnh lộ 490 (đường 55) đi Nghĩa Hưngvà bãi biển Thịnh Long. Từ ngoài có 13 tuyến đường xuyên tâm đi đến thành phố. Thành phố Nam Định còn có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua. Ga Nam Định là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam, thuận tiện cho hành khách vùng nam đồng bằng đi đến các thành phố lớn trong cả nước như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Nam Định nằm bên hữu ngạn sông Hồng, thuận tiện cho giao thông đường thủy và thuộc tỉnh có 72 km bờ biển.
+ Hệ thống cấp điện: Đến nay lưới điện toàn tỉnh Nam Định đã có 2 trạm
biến áp 220kV, 12 trạm biến áp 110kV, trên 2.354km đường dây trung thế, hơn 13.000 km đường dây hạ thế và 3.365 trạm biến áp phân phối. Lưới điện trung thế đã được cải tạo từ lưới 6kV và 10 kV lên cấp điện áp 35kV và 22kV hoàn thành xong cuối năm 2014. Lưới điện hạ thế nông thôn đã được Công ty tiếp nhận từ các Hợp tác xã nông nghiệp từ năm 2009 và đã được đầu tư cải tạo qua nhiều giai đoạn. Đến hết năm 2017 đã có 209/209 số xã, thị trấn (đạt 100%) đạt tiêu chí số 4 về điện trong xây dựng nông thôn mới góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
+ Hệ thống vệ sinh môi trường: Các công trình vệ sinh công cộng, các
thùng chứa rác thải chưa được xây dựng và lắp đặt, các công trình vệ sinh công cộng còn nhỏ bé, chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của khách hành hương, tham quan. Chính vì vậy vấn đề vệ sinh môi trường cần được quan tâm đầu tư xây dựng một cách đồng bộ.