Khách du lịch với mục đích văn hóa tâm linh

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số nhà thờ Công giáo huyện Xuân Trường, Nam Định (Trang 27 - 28)

Ngành du lịch muốn hoạt động và phát triển thì đối tượng khách du lịch là nhân tố quyết định. Nếu không có khách du lịch thì các nhà kinh doanh du lịch

không thể kinh doanh được. Như vậy nếu nhìn trên góc độ thị trường thì khách du lịch chính là “cầu thị trường”, còn các nhà kinh doanh du lịch là “cung thị trường”.

Vậy khách du lịch là gì? Theo Luật du lịch (Chương 1, điều 4): “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để thu nhập ở nơi đến”. Theo PGS.TS. Trần Đức Thanh thì: “Du khách là những người từ nơi khác đến với/ hoặc kèm theo mục đích thẩm nhận tại chỗ những giá trị vật chất, tinh thần, hữu hình hay vô hình của thiên nhiên và/ hoặc của cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch lữ hành, lưu trú, ăn uống…” [36, tr. 20]

Như vậy, có thể khái quát khách du lịch văn hóa tâm linh là: - Khách di du lịch với mục đích là văn hóa tâm linh và mang đầy đủ các yếu tố của khách du lịch. Khách có thể đi với động cơ là nghỉ ngơi, phục hồi tâm sinh lý, hay đi với mục đích tham quan, nghiên cứu, học tập về văn hóa hoặc kết hợp với mục đích khác như công vụ, hội nghị, hội thảo.

Khách du lịch tâm linh ở Việt Nam thường hội tụ về các điểm du lịch tâm linh như: đền, chùa, đình, đài, lăng tẩm, tòa thánh, khu thờ tự, tưởng niệm và những vùng đất linh thiêng gắn với phong cảnh đặc sắc, gắn kết với văn hóa truyền thống, lối sống địa phương. Ở đó, du khách tiến hành các hoạt động tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân, báo hiếu, thiền, tham gia lễ hội…

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại một số nhà thờ Công giáo huyện Xuân Trường, Nam Định (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)