Nhu cầu đi du lịch tại khu vực sông nước miền Tây của khách du lịch nội địa Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây dành cho đối tượng khách du lịch văn phòng của Hải Phòng (Trang 61 - 62)

địa Việt Nam

Sau khi những dự án, chính sách phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long được thủ tướng chính phủ phê duyệt vào năm 2015 thì kéo theo đó là một loạt những dự án xây dựng khu du lịch, khu nghỉ dưỡng tại Cần Thơ, Tiền Giang, An Giang, những công ty lữ hành cũng đã bắt đầu xây dựng nhiều hơn những chương trình du lịch về với miền sông nước này hứa hẹn đem đến cho khách hàng sự trải nghiệm mới lạ.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2017 ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đã đón tiếp trên 20 triệu lượt khách, nhưng lượng khách lưu trú chỉ hơn 2 triệu người. Mỗi du khách đến Đồng bằng sông Cửu Long chi tiêu khoảng 22 USD/ngày, thấp hơn 75% so với mức bình quân của du lịch Việt Nam. Xét tổng quan, mức tăng trưởng hàng năm du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long đạt 9%,

62

Và đến năm 2018, du khách đến đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 40 triệu lượt khách, tăng 17%, trong đó du khách quốc tế có khoảng 3, 4 triệu lượt, tăng 20% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch của vùng đạt 24.000 tỉ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm. Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh công tác hợp tác liên kết và phát triển qua việc nâng cao chất lượng hoạt động của hai cụm liên kết phía đông và phía tây; kết nối, xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường ở phía Bắc,

miền Trung, Tây Nguyên, các thị trường quốc tế ở Đông Nam Á, Đông Á[3].

Năm 2019, Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long cũng đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm: tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác liên kết của toàn vùng, hai cụm hợp tác; tiếp tục đầu tư, nâng cấp các sản phẩm đặc thù của vùng và từng địa phương; đặc biệt quan tâm đầu tư các mô hình du lịch nông nghiệp sinh thái; gìn giữ và từng bước nâng chất các điểm du lịch tiêu biểu cấp đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường; chú trọng quan tâm các sự kiện lễ hội, phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Sở Văn hóa,

Thể thao và Du lịch Cần Thơ tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế tại Cần Thơ[3].

Và trong những năm gần đây vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển đột phá về ngành du lịch là do đã biết tận dụng những tài nguyên du lịch thiên nhiên, bảo tồn và phát triển những tài nguyên du lịch nhân văn, phát triển và đồng bộ các trang thiết bị kĩ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch để nâng cao chất lượng dịch vụ. Cùng với đó tài nguyên du lịch vô cùng dồi dào và đặc trưng, đã đem tới cho những du khách không chỉ trong nước mà cả nước ngoài một loại hình du lịch mới rất đặc biệt đó là trải nghiệm miền sông nước, sống như những con người gắn bó với con nước, ruộng đồng, vườn tược, bỏ xa phố thị để về với miền quê. Những cảm nhận đó đã được rất nhiều những du khách đến đây phát biểu: “Giống như được trở về với tuổi thơ”.

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây dành cho đối tượng khách du lịch văn phòng của Hải Phòng (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)