a) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật phá sản cho các chủ nợ
Để các quy định về bảo vệ chủ nợ trong DN khi DN tiến hành TTPS được thực thi có hiệu quả trong thực tiễn thì vấn đề nhận thức pháp luật của xã hội cũng như của bản thân các chủ nợ là hết sức quan trọng. Nguyên nhân cơ bản khiến việc thực thi LPS gặp nhiều khó khăn là do những chủ thể có liên quan đến phá sản DN chưa nhận thức đúng và đầy đủ về phá sản và trình tự phá sản, do công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được quan tâm đúng mức. Bởi vậy, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến nội dung của LPS và các hệ thống pháp luật có liên quan, đặc biệt là những quy định pháp luật về cơ chế bảo vệ quyền của các chủ nợ trong các DN để cho những đối tượng này nắm vững những quy định, hiểu đúng và rõ ràng hơn về pháp luật phá sản và những quy định pháp luật khác có liên quan để từ đó tuân thủ và có những
biện pháp tự bảo vệ quyền lợi cho mình hiệu quả hơn. Việc tuyên truyền có thể được thực hiện thông qua các kênh: đài báo, phát thanh, truyền hình, qua các tổ chức hội nghề nghiệp hay qua các kênh chuyên biệt như mở các lớp bồi dưỡng, hội thảo, tập huấn...
b) Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các DN.
DN là đối tượng trực tiếp chi trả cho những nghĩa vụ tài sản đối với các chủ nợ. Vì vậy, DN cần nhận thức rõ thời điểm DN bị coi là mất khả năng thanh toán, trình tự, thủ tục để DN thoát khỏi tình trạng phá sản thông qua thủ tục phục hồi. Thông qua đó, DN cũng có thể thấy được vai trò của đối tượng chủ nợ trong quá trình thực hiện TTPS, đồng thời nhận thức được rõ những chế tài mà mình có thể phải nhận nếu cố ý trốn tránh hoặc thực hiện sai những nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định. Việc tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật của các DN cũng sẽ góp phần giảm thiểu việc DN vi phạm các quy định do vô ý.
c) Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ thực thi LPS
Thẩm phán là người trực tiếp giải quyết việc phá sản DN, do đó, chất lượng và hiệu quả của việc GQPS DN phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của Thẩm phán. Trong quá trình GQPS, ngoài những yêu cầu về trình độ pháp lý, người Thẩm phán còn phải có trình độ hiểu biết về nhiều lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tài chính - kế toán. Tuy nhiên, cho đến nay, trong đội ngũ thẩm phán vẫn chưa có thẩm phán chuyên trách về phá sản mà thường là kiêm nhiệm. Do vậy, trước mắt, cần phải bồi dưỡng, nâng cao trình độ thẩm phán GQPS, đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra. Thực tế GQPS DN cho thấy còn có tình trạng thẩm phán hiểu không đúng, chưa hiểu rõ các quy định của LPS và các văn bản pháp luật có liên quan dẫn đến việc giải quyết không đúng.
Toà án nhân dân tối cao cần thường xuyên, định kỳ tổ chức các hội thảo chuyên đề, khóa đào tạo nhằm bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm phán, Thư ký tòa án trong việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, kịp thời tổng kết, hướng dẫn các Tòa án địa phương giải quyết những vướng mắc nảy sinh, hướng tới đào tạo các thẩm phán chuyên trách về phá sản.
d) Xóa bỏ mặc cảm tâm lý về phá sản
Phá sản là một trong những biện pháp tái cơ cấu nền kinh tế hiệu quả, thúc đẩy việc thanh lọc các DN yếu kém khỏi thị trường, đồng thời tái tạo cơ hội sản xuất kinh doanh cho những doanh nhân, từ đó tránh lãng phí các nguồn lực xã hội. Tuy nhiên, tâm lý người Việt Nam hiện nay vẫn coi phá sản là một điều xấu, đặc biệt những chủ DN phá sản là những người kém cỏi hoặc là “tội phạm” trong kinh doanh. Những định kiến này đã ngăn chặn việc quay trở lại thương trường của nhiều doanh nhân. LPS 2014 đã xóa bỏ quy định về cấm đảm nhiệm chức vụ đối với chủ sở hữu hoặc người quản lý trong các DN (trừ những DN có phần vốn góp Nhà nước hoặc những người cố ý vi phạm các thủ tục tố tụng phá sản, có dấu hiệu tội phạm). Vì vậy, cần thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến cho chính những doanh nhân và toàn xã hội về vấn đề này.
KẾT LUẬN
Qua quá trình phân tích và đánh giá, có thể khẳng định chủ nợ là chủ thể có vai trò rất quan trọng trong tiến trình giải quyết yêu cầu phá sản DN. Việc giải quyết phá sản DN khó đạt được hiệu quả cao nếu thiếu đi vai trò tích cực tham gia của các chủ nợ. Tuy nhiên, những quy định của LPS 2014 về vai trò của chủ nợ nói riêng và các vấn đề liên quan đến phá sản DN nói chung còn tồn tại nhiều bất cập, khiến cho các chủ nợ chưa phát huy được vai trò của mình trên thực tế.
LPS 2014 được xem là một bước tiến so với Luật Phá sản DN trước đó; đặc biệt những quy định của LPS 2004 còn tồn tại nhiều bất cập, thiếu tính khả thi khiến cho việc giải quyết phá sản DN chưa đạt được hiệu quả cao trong thực tiễn. Vì vậy, việc sửa đổi, thi hành và hoàn thiện LPS 2014 trong bối cảnh nền kinh tế thị trường nhiều biến động như hiện nay là yêu cầu mang tính thời sự và cấp thiết.
Sự ra đời của LPS 2014, Luật doanh nghiệp 2015, Bộ luật lao động 2012, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản pháp lý có liên quan đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế thị trường, nó góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng, tạo ra một hành lang an toàn về mặt pháp lý cho mọi hoạt động kinh doanh trong xã hội.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về những vấn đề cụ thể, có thể thấy LPS 2014 vẫn còn tồn tại nhiều quy định có tính chung chung, chưa cụ thể, khiến cho việc hiểu và áp dụng pháp luật trên thực tế có thể gặp phải những khó khăn nhất định. Trên cơ sở đó, luận văn đã đi vào phân tích, đánh giá những quy định về vai trò của chủ nợ trong quá trình phá sản DN, từ đó nêu ra một số kiến nghị nhằm bổ sung, hoàn thiện những quy định chi tiết hơn cho các văn bản dưới luật sẽ được ban hành trong thời gian tới.
LPS 2014 mới áp dụng một thời gian ngắn, tác giả hy vọng với công trình nghiên cứu của mình sẽ góp phần điểm thêm một “nét vẽ” bé nhỏ vào việc hoàn thiện “bức tranh” LPS nước nhà; cùng một niềm tin mãnh liệt rằng Luật Phá sản Việt Nam sẽ không bị “phá sản” thêm một lần nào nữa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A-Văn bản pháp luật
1. Chính Phủ (1994), Nghị định số 189/ CP ngày 23 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phá sản doanh nghiệp.
2. Chính Phủ (2005), Nghị định số 94/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 về Giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp và hợp tác xã bị phá sản.
3. Chính Phủ (2006), Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 năm 2006 của Chính Phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và Tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản. 4. Chính Phủ (2013), Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 về Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.
5. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28 tháng 04 năm 2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Phá sản.
6. Quốc hội (2004), Luật phá sản số 21/2004/QH11 ngày 15/6/2004.
7. Quốc hội (2012), Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012.
8. Quốc hội (2014),Luật phá sản số 51/2014/QH13 ngày 19/6/2014.
9. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán ngày 28/4/2005 về Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản.
10.Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo đánh giá tác động số 65/BC- TANDTC ngày 25/10/2013 về dự án Luật phá sản (sửa đổi).
11. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo về mục tiêu, quan điểm, định hướng và một số vấn đề lớn trong xây dựng Luật phá sản (sửa đổi) (Dự thảo lần 1).
12.Tòa án nhân dân tối cao(2013), Báo cáo tổng kết thi hành Luật Phá sản năm 2004 số 55/BC-TANDTC
13.Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2013),Báo cáo số 658/BC-UBTVQH13: tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự thảo Luật phá sản (sửa đổi)
B- Sách, tạp chí
14.Nguyễn Anh (2015), “Luật phá sản 2014 : Những điểm mới có lợi cho doanh nghiệp”, http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-pha-san-2014- nhung-diem-moi-co-loi-cho-doanh-nghiep-128873.aspx
15.Nguyễn Phương Anh (2013), Mở thủ tục phá sản theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Trường Đại học quốc gia Hà Nội.
16.Ngô Thị Hồng Ánh (2012), Các hành vi pháp lý vô hiệu theo pháp luật phá sản ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Trường Đại học quốc gia Hà Nội.
17.Tạ Vân Giang (2011), Điều hòa lợi ích giữa chủ nợ và con nợ theo Luật Phá sản Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Trường Đại học quốc gia Hà Nội.
18.Đàm Thị Diễm Hạnh (2014), “Đóng góp ý kiến về một số nội dung trong dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi)”, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, http://tks.edu.vn/portal/detailtks/6874_67__Dong-gop-y-kien-ve-mot-so- noi-dung-trong-Du-thao-Luat-Pha-san-(sua-doi).html
19.Chu Hiền (2012), Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản tại Toà án và kiến nghị, Tạp chí Tòa án nhân
dân tối cao,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190 &p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=18089193
20.Dương Đăng Huệ, Nguyễn Thanh Tịnh (2008),Thực trạng pháp luật về phá sản và việc hoàn thiện môi trường pháp luật kinh doanh tại Việt Nam, Trung tâm tư vấn pháp luật và nghiệp vụ, Bộ Tư pháp.
21.An Phương Huệ (2004), Luật Phá sản Việt Nam và Luật Phá sản của Cộng hòa Pháp – Những nét tương đồng và khác biệt, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
22.Đặng Văn Huy (2013), “Địa vị pháp lý của tổ quản lý và thanh lý tài sản theo pháp luật .
23.An Khánh (2014), Ưu tiên quyền lợi người lao động, Báo Người lao động online ngày 20/02/2014, https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd =4&ved=0CC8QFjAD&url=http%3A%2F%2Fduthaoonline.quochoi.vn 24.Vũ Hoàng Long (2005), Hội nghị chủ nợ theo quy định của Luật phá sản
http://www.nhandan.com.vn/phapluat/thoi-su-phap-luat/item/2199402- .html
25.Nathalie Martin (2006), Luật phá sản của Hoa Kỳ khuyến khích chấp nhận sự rủi ro và tinh thần doanh nhân, Tạp chí điện tử của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.
26.Diệp Thành Nguyên (2005), Giáo trình Luật lao động cơ bản, Trường ĐH Cần Thơ.
27.Phan Thị Bích Nguyệt (2008), Nợ và vấn đề phá sản của doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế, số 212, http://luatminhkhue.vn/pha- san/no-va-van-de-pha-san-cua-doanh-nghiep-viet-nam.aspx
28. Dương Hương Sơn (2014), Dự thảo Luật Phá sản còn thiếu nhiều quy định để thủ tục phục hồi có tính khả thi, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=6024
29.Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử (2013), Luật Phá sản 2004: Những bất cập và kiến nghị hoàn thiện,http://dddn.com.vn/phap-luat/luat-pha- san-2004-nhung-bat-cap-va-kien-nghi-hoan-thien-
20130124025013488.htm
30.Lê Ngọc Thắng(2013), Luận án tiến sĩ: Luật Phá sản năm 2004 – Những quy định mới và tính khả thi, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
31.Lê Thị Hoài Thu (2012), Bảo đảm an sinh xã hội- Trách nhiệm của doanh nghiệp, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 16 (224) tháng 8/2012
32.Nguyễn Thị Tình, Đỗ Phương Thảo (2013), Bàn về một số bất cập của Luật phá sản 2004, Chuyên đề báo Pháp luật, số tháng 6, Tạp chí Pháp luật Việt Nam
33. Nguyễn Thị Tình, Đỗ Phương Thảo (2013), “Mạn đàm về một số quy định về Hội nghị chủ nợ trong Luật Phá sản (2004)”, Chuyên đề báo Pháp luật, số tháng 6. 34.Tòa án nhân dân tối cao (2003), Chuyên đề Luật phá sản một số nước,
Thông tin khoa học xét xử, số tháng 2/2003.
35.Trần Thị Thu Trang (2009), Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Trường Đại học quốc gia Hà Nội.
36.Nông Hữu Tùng, Khái niệm Bảo hiểm xã hội, http://voer.edu.vn/c/khai- quat-chung-ve-bao-hiem-xa-hoi-va-quy-bao-hiem-xa-hoi/a3f0e418
37. Vũ Thị Hồng Vân (2008), Luận án tiến sĩ: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo quy định của pháp luật phá sản Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội. 38. Viện khoa học xét xử, Tòa án nhân dân tối cao (2010), Tìm hiểu pháp
luật phá sản, Chuyên đề khoa học xét xử, số tháng 4.
39. Đặng Vỹ (2014), Luật phá sản ưu tiên cho chủ nợ và người lao động, Việt Báo online, http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Luat-pha-san-uu-tien-cho- chu-no-va-nguoi-lao-dong/20135748/73/.
40.Trịnh Thị Thúy Hằng (2008), Quyền và nghĩa vụ của chủ nợ trong TTPS. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.
C- Website 41.http://chinhphu.vn/portal/ 42.http://duthaoonline.quochoi.vn/ 43.http://luatminhkhue.vn/ 44.http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/ 45.http://toaan.gov.vn/portal/ 46.http://www.moj.gov.vn/