phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
Hình phạt tiền với tính chất là HPBS có vai trò hỗ trợ, tăng cường những tác động của HPC trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội, loại trừ điều kiện phạm tội mới ở họ. Đồng thời phạt tiền qua đó còn thực hiện mục đích răn đe, phòng ngừa chung đối với các cá nhân không vững vàng trong xã hội
*Trong BLHS năm 1985
Hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt chính. Nếu Tòa án không áp dụng hình phạt chính đối với người phạm tội thì cũng không được phép áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ có thể bị áp dụng một hình phạt chính nhưng lại có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hoặc không bị áp dụng hình phạt bổ sung nào. Hình phạt tiền là hình phạt bổ sung được quy định tại 42 tội trong BLHS năm 1985. Trong đó các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng gồm 19 Điều, trong đó có 05 Điều (Điều 199 đến Điều 203) áp dụng hình phạt tiền hình phạt bổ sung.Trong BLHS 1985, hình phạt bổ sung đối với nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng không được qui định riêng trong từng điều luật mà qui định chung trong một điều (Điều 218), trong đó mức tối thiểu là 1.000 đồng; mức cao nhất là 50.000 đồng (khoảng cách tối đa là 50 lần).
* Trong BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009):
Hình phạt tiền là hình phạt bổ sung được qui định về phạm vi áp dụng cụ thể hơn so với BLHS 1985: “ Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung
đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định”.[44, Điều 30, Khoản 2].
BLHS 1999 có 111 điều luật áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung trong tổng số 272 điều luật, chiếm khoảng 40,8% tổng số các điều luật, tăng gần 3 lần so với BLHS năm 1985. Nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng có 30 điều luật quy định cho phép áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung, trong đó mức tối thiểu là 2.000.000đ, mức cao nhất là 1.000.000.000 đồng (Con số này không có nghĩa là BLHS 1999 tăng mức tối thiểu hình phạt tiền lên 2.000 lần; tăng mức cao nhất lên 200.000 lần, mà sự chênh lệch do chính sách đổi tiền lần thứ 6 của nhà nước vào năm 1985). Trong đó:
* Mức phạt tối thiểu: + Mức 01 triệu đồng, gồm 01 Điều; + Mức 02 triệu đồng, gồm 01 Điều; + Mức 03 triệu đồng, gồm 05 Điều; + Mức 05 triệu đồng, gồm 22 Điều; + Mức 20 triệu đồng, gồm 01 Điều.
Như vậy, mức phạt tiền tối thiểu áp dụng là hình phạt bổ sung đối với các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng phổ biến ở mức 5 triệu (chiếm 73.33%).
* Mức phạt tiền tối đa:
+ Mức 10 triệu đồng, gồm 03 Điều; + Mức 20 triệu đồng, gồm 01 Điều; + Mức 30 triệu đồng, gồm 07 Điều; + Mức 50 triệu đồng, gồm 15 Điều; + Mức 100 triệu đồng, gồm 03 Điều; + Mức 200 triệu đồng, gồm 01 Điều.
phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng phổ biến ở mức 50 triệu đồng (chiếm 50%).