công cộng trong luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017)
1.3.1. Vài nét cơ bản về hình phạt tiền đối với các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng trong Bộ luật hình sự hiện hành
Tiếp tục thừa kế các qui định của BLHS 1999, trong BLHS 2015 tiếp tục qui định phạt tiền là một hình phạt cùng với những hình phạt khác trong hệ thống hình phạt áp dụng đối với người phạm tội, theo đó:
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:
a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;
b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
2. Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định. 3. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng.
4. Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại phạm tội được quy định tại Điều 77 của Bộ luật này. [51, Điều 35].
BLHS 2015 hình phạt tiền tiếp tục được áp dụng đối với một số tội phạm ít nghiêm trọng như trong BLHS 1999; BLHS 2015 còn mở rộng việc áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với cả trường hợp phạm tội nghiêm trọng và rất nghiêm trọng đối với các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng.
Do lần đầu tiên trong pháp luật hình sự Việt Nam qui định pháp nhân là chủ thể của tội phạm nên hình phạt tiền cũng lần đầu tiên qui định áp dụng đối với pháp nhân phạm tội xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.
Nhóm tội xâm phạm trật tự, an toàn công cộng có tỷ lệ số điều luật áp dụng hình phạt tiền đứng thứ hai so với các nhóm tội phạm khác trong Bộ luật hình sự (sau nhóm tội phạm về kinh tế). Mức khởi điểm hình phạt tiền thấp nhất cao hơn nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (là nhóm khởi điểm thấp nhất); Mức cao nhất hình phạt tiền chỉ thấp hơn nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (nhóm có mức phạt cao nhất). Cụ thể:
- Nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người: 06/34 tội áp dụng hình phạt tiền (17.64%). Mức phạt tiền thấp nhất là 10.000.000 đồng; cao nhất là 200.000.000 đồng.
- Nhóm tội xâm phạm quyền tự do của công dân: 03/11 tội áp dụng hình phạt tiền (27.27%). Mức phạt tiền thấp nhất là 10.000.000 đồng; cao nhất là 200.000.000 đồng;
- Nhóm tội xâm phạm sở hữu: 11/13 tội áp dụng hình phạt tiền( 84.61%). Mức phạt tiền thấp nhất là 10.000.000 đồng; cao nhất là 100.000.000 đồng;
- Nhóm tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình: 02/7 tội áp dụng hình phạt tiền (28.57%). Mức phạt tiền thấp nhất là 10.000.000 đồng; cao nhất là 50.000.000 đồng;
- Nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: 12/12 Điều luật áp dụng hình phạt tiền (100%). Mức phạt tiền thấp nhất là 10.000.000 đồng; cao nhất là 18.000.000.000 đồng;
- Nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính: 10/22 Điều luật áp dụng hình phạt tiền (45.45%). Mức phạt tiền thấp nhất là 5.000.000 đồng; cao nhất là 100.000.000 đồng;
- Nhóm tội xâm phạm về chức vụ: 10/14 điều luật áp dụng hình phạt tiền (71.42%). Mức phạt tiền thấp nhất là 10.000.000 đồng; cao nhất là 200.000.000 đồng;
- Nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp: 01/24 tội áp dụng hình phạt tiền (4.16%). Mức phạt tiền thấp nhất là 10.000.000 đồng; cao nhất là 100.000.000 đồng;
- Nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng: 59/69 tội áp dụng hình phạt tiền (85.50 %). Mức phạt tiền thấp nhất là 5.000.000 đồng; cao nhất là 20.000.000.000 đồng.
BLHS năm 2015 đã thay đổi hình thức thể hiện mức tiền phạt từ chữ sang số, mức phạt tiền mức thấp nhất và mức cao nhất cũng tăng lên để phù hợp với giá cả thị trường và tình hình đấu tranh phòng chống các loại tội phạm.
BLHS 2015 đã thu hẹp khoảng cách giữa mức cao nhất, thấp nhất của hình phạt tiền là hình phạt chính và hình phạt bổ sung đối với các tội xâm phạm trật tự, an toàn công cộng so với BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (trong đó thu hẹp lớn nhất là đối với tội tổ chức đánh bạc- Điều 249
BLHS 1999, sửa đổi bổ sung 2009). Duy chỉ có tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS 1999; Điều 329 BLHS 2015) là tăng khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa từ 02 lần lên 05 lần (điều này lý giải do tình hình đấu tranh tội phạm, hiện nay tình hình loại tội phạm này đang ngày càng có xu hướng gia tăng, cần phải nâng các mức phạt, trong đó có hình phạt tiền lên ở mức cao hơn để tăng mức độ nghiêm khắc, đáp ứng công cuộc đấu tranh tội phạm của nhà nước ta).
BLHS năm 2015 thống nhất qui định mức phạt tiền trong giới hạn nhất định từ mức tối thiểu đến mức tối đa bằng lượng tiền cụ thể đối với nhóm tội xâm phạm trật tự, an toàn công cộng: Bỏ qui định về định lượng mức hình phạt tiền bằng số lần của tiền phạm pháp (Điều 324 BLHS 2015. Tội rửa tiền). Sự sửa đổi này xuất phát từ luận điểm cho rằng việc quy định mức phạt tiền theo bội số tiền phạm pháp, thu lợi bất chính sẽ khó áp dụng vì nó không chính xác khi dựa vào lời khai của người bị kết án, do đó không khách quan và mục đích hình phạt không đảm bảo [65].
1.3.2. Hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính
Áp dụng đối với các tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Trong 69 tội quy định tại chương Các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng (chương XXI) thì hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính gồm 47 tội. Nhìn chung, BLHS 2015 áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính mở rộng hơn cả về số tội, số khoản; Nâng mức tiền phạt áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính so với BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Ngoài ra, nhóm tội xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong BLHS 2015 cũng được bổ sung một số điều mới mà áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính, gồm 14 Điều, cụ thể như sau: Điều 260 (Tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ); Điều 264(Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện
tham gia giao thông đường bộ); Điều 271(Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt); Điều 276 (Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy); Điều 285 (Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng, cho công cụ, thiết bị, phần mềm sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 287; Điều 288 (Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 288 (Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông); Điều 291 (Tội thu thập, tàng trữ trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng); Điều 293 (tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh; Điều 294 (Tội cố ý gây nhiễu có hại); Điều 297 (tội cưỡng bức lao động); Điều 307 (Tội vi phạm qui định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ); Điều 314 (Tội vi phạm qui định về an toàn vận hành công trình điện lực); Điều 317 (Tội vi phạm qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm)..
Có duy nhất 01 điều luật về nhóm tội xâm phạm trật tự, an toàn công cộng mà BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính nhưng BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bãi bỏ hình phạt tiền là hình phạt chính, đó là: Điều 226b BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 . Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, nay là Điều 290 BLHS 2015. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Lý do việc bãi bỏ: Tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, các thiết bị số nhằm chiếm đoạt tài sản trong những năm gần đây xảy ra rất nhiều, thậm chí có trường hợp tội phạm đánh sập hệ thống mạng của một quốc gia gây nên những thiệt hại vô cùng to lớn với mức tiền chiếm đoạt khủng. Pháp luật quốc tế đã có sự điều chỉnh pháp luật liên
quan tới việc áp dụng hình phạt đối với loại tội này. Việt Nam cũng đã và đang trở thành đích nhắm thực hiện hành vi phạm tội của loại tội phạm này. Để đáp ứng công cuộc phòng, chống loại tội phạm này thì cần thiết phải áp dụng các khung hình phạt nặng mới đủ sức răn đe. Do vậy, hình phạt tiền được bãi bỏ thay vào đó là các loại hình phạt nặng hơn.
Hình phạt tiền là hình phạt chính đã được qui định đối với pháp nhân phạm tội thuộc nhóm xâm phạm trật tự, an toàn công cộng. Đó là qui định tại Điều 324 BLHS 2015: (“6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm). [51, Điều 324].
* Các mức phạt tiền tối thiểu khi phạt tiền áp dụng là hình phạt chính như sau: + Mức 05 triệu đồng, gồm 01 Điều; + Mức 10 triệu đồng, gồm 08 Điều; + Mức 20 triệu đồng, gồm 09 Điều; + Mức 30 triệu đồng, gồm 14 Điều; + Mức 50 triệu đồng, gồm 10 Điều; + Mức 100 triệu đồng, gồm 02 Điều; + Mức 01 tỷ đồng, gồm 01 Điều.
Như vậy, so với mức phạt tối thiểu qui định trong phần chung của BLHS (không thấp hơn 1 triệu đồng) thì hình phạt tiền là hình phạt chính có mức tối thiểu áp dụng đã ở mức tương đối (gấp 05 lần). Mức phạt tiền tối
thiểu khi phạt tiền áp dụng là hình phạt chính phổ biến nhiều nhất ở mức 30 triệu đồng (chiếm 29.78%).
* Các mức phạt tiền tối đa khi phạt tiền áp dụng là hình phạt chính:
+ Mức 50 triệu đồng, gồm 03 Điều; + Mức 100 triệu đồng, gồm 26 Điều; + Mức 200 triệu đồng, gồm 04 Điều; + Mức 300 triệu đồng, gồm 02 Điều; + Mức 500 triệu đồng, gồm 05 Điều; + Mức 01 tỷ đồng, gồm 04 Điều; + Mức 1,5 tỷ đồng, gồm 01 Điều; + Mức 03 tỷ đồng, gồm 01 Điều; + Mức 20 tỷ đồng, gồm 01 Điều.
Mức phạt tiền tối đa khi phạt tiền áp dụng là hình phạt chính phổ biến ở mức 100 triệu đồng (25 Điều, chiếm 55.3%).
1.3.3. Hình phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung
Trong 69 tội quy định tại chương Các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng (chương XXI) thì hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung gồm 37 tội. BLHS 2015 áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung mở rộng hơn về số điều luật áp dụng so với BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (tăng 08 Điều luật áp dụng, gồm: Điều 263. Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; Điều 264. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiệ tham gia giao thông đường bộ; Điều 282. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy; Điều 285. Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng, cho công cụ, thiết bị, phần mềm sử dụng vào mục đích trái pháp luật; Điều 291. Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng; Điều 297. Tội cưỡng bức lao động; Điều 317. Tội
vi phạm qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm; Điều 324. Tội rửa tiền), không có trường hợp nào bãi bỏ hình phạt bổ sung là hình phạt tiền so với BLHS 1999. Thể hiện như sau:
* Các mức phạt tiền tối thiểu khi phạt tiền áp dụng là hình phạt bổ sung:
+ Mức 05 triệu đồng, gồm 06 Điều; + Mức 10 triệu đồng, gồm 21 Điều; + Mức 20 triệu đồng, gồm 04 Điều; + Mức 30 triệu đồng, gồm 04 Điều; + Mức 01 tỷ đồng, gồm 02 Điều.
Như vậy, mức phạt tiền tối thiểu khi phạt tiền áp dụng là hình phạt bổ sung phổ biến ở mức 10 triệu đồng (21 Điều, chiếm 56.75%).
* Các mức phạt tiền tối đa khi phạt tiền áp dụng là hình phạt bổ sung:
+ Mức 30 triệu đồng, gồm 03 Điều; + Mức 50 triệu đồng, gồm 21 Điều; + Mức 100 triệu đồng, gồm 09 Điều; + Mức 200 triệu đồng, gồm 02 Điều; + Mức 01 tỷ đồng, gồm 01 Điều; + Mức 05 tỷ đồng, gồm 01 Điều.
Mức phạt tiền tối đa khi phạt tiền áp dụng là hình phạt bổ sung phổ biến ở mức 50 triệu đồng (21 Điều, chiếm 56.75%).
Hình phạt tiền là hình phạt bổ sung cũng lần đầu tiên được qui định đối với pháp nhân phạm tội xâm phạm trật tự, an toàn công cộng. Đó là qui định về tội rửa tiền- Điều 324 BLHS 2015: “6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: .... Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.
1.3.4. Những tồn tại, hạn chế trong qui định áp dụng hình phạt tiền đối với nhóm tội xâm phạm trật tự, an toàn công cộng của BLHS 2015
Bộ luật hình sự 2015 đã khắc phục những tồn tại, hạn chế của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, trong đó có tồn tại, hạn chế đối với nhóm tội xâm phạm trật tự, an toàn công cộng, bao gồm những tồn tại, hạn chế của hình phạt tiền nói chung nhưng tác động đến hạn chế riêng đối với việc áp dụng hình phạt tiền đối với nhóm tội xâm phạm trật tự, an toàn công cộng và chính những qui định cụ thể trong nhóm tội xâm phạm trật tự, an toàn công cộng. Đó là:
Thứ nhất: Khi áp dụng hình phạt tiền đối với các loại tội vi phạm trật tự, an toàn công cộng nói riêng hay việc áp dụng hình phạt tiền nói chung đều có điểm chưa hợp lý, chưa thống nhất giữa Điều 35 và Điều 50 BLHS 2015. Cụ thể:
Tại khoản 3 Điều 35 BLHS. Phạt tiền qui định: “Mức phạt tiền được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng”.
Điều 50. Căn cứ quyết định hình phạt (BLHS 2015) qui định:
“1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội”.
So sánh Điều 35 BLHS 2015 có xuất hiện cụm từ tình hình tài sản