Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Tài liệu Hình phạt tiền đối với các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự (Trang 28 - 31)

BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), gọi tắt là BLHS 1999 được Quốc hội khóa X thông qua ngày 21/12/1999 trên cơ sở kế thừa truyền thống của pháp luật hình sự Việt Nam, phát huy thành tựu của BLHS năm 1985 (đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997 2009). Sau hơn 06 năm thi hành, BLHS năm 1999 đã có những tác động tích cực đối với công tác phòng, chống tội phạm, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên, BLHS 1999 cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế nói chung và những tồn tại hạn chế về h nh phạt tiền đối với nhóm tội xâm phạm trật tự, an toàn công cộng. Gồm tồn tại, hạn chế xuất phát từ những qui định ở phần chung nhưng tác động đến phần các tội phạm trong nhóm tội xâm phạm trật tự, an toàn công cộng và chính những qui định cụ thể trong nhóm tội xâm phạm trật tự, an toàn công cộng. Đó là:

Thứ nhất: Điều 30 BLHS không quy định rõ phạt tiền là hình phạt bổ sung được áp dụng kèm theo những hình phạt chính nào nên dẫn đến cách hiểu là nó có thể được áp dụng đối với mọi hình phạt chính, bao gồm từ cảnh cáo đến tử hình được quy định trong BLHS năm 1999. Trong khi đó thực tiễn xét xử cho thấy, tuyệt đa số các trường hợp hình phạt tiền bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình phạt tù, phạt tù cho hưởng án treo hoặc tù chung thân, tử hình.

Về nội dung của khoản 4 Điều 30 BLHS năm 1999. Mặc dù lần đầu tiên cách thức thi hành hình phạt tiền được quy định tương đối chi tiết, cụ thể “tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do toà án quyết

định” nhưng hình như nội dung này vẫn thiếu tính cưỡng chế cần thiết, bởi lẽ nhà làm luật đã không quy định hình thức xử lí đối với trường hợp người bị kết án cố tình chây ỳ, dây dưa không chịu nộp phạt hoặc không có khả năng nộp tiền phạt. Do đó, trong nhiều trường hợp việc áp dụng quy định này là thiếu tính khả thi [1, tr.64].

Thứ hai: về khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt tiền đối với nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng trong BLHS năm 1999, tuy đã có sự tiến bộ trong việc thu hẹp khoảng cách giữa hai mức này trong một khung hình phạt nhưng nhìn chung, trong nhiều khung hình phạt của các điều luật có quy định hình phạt tiền thì khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa vẫn còn lớn, ví dụ: Điều 202, 205, 208, 216. 220, 224, 226, 226B, 249, khoảng cách tối thiểu và tối đa là 10 lần. Với khoảng cách lớn như đã nêu, tuy tạo điều kiện thuận lợi cho những người áp dụng luật hình sự có thể dễ dàng lựa chọn mức hình phạt cụ thể tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Song bên cạnh đó cũng cần phải kể đến mặt trái của nó là rất dễ dẫn đến sự tuỳ tiện, không thống nhất trong khi giải quyết những vụ việc giống nhau chỉ vì những “lí do” khác nhau của những người áp dụng [63].

Thứ ba: trong khi nhiều nước trên thế giới đã qui định chủ thể tội phạm có thể là pháp nhân từ rất sớm thì Luật hình sự Việt Nam vẫn chưa có qui định chủ thể tội phạm là pháp nhân, do vậy trong nhóm tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn công cộng chưa có qui định về hình phạt tiền đối với loại chủ thể này.

Thứ tư: Trong nhóm tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn công cộng, ngoài các tội phạm ít nghiêm trọng mà điều luật quy định cho phép áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính còn một số trường hợp điều luật quy định hình phạt tiền là hình phạt chính đối với cả các tội nghiêm trọng và rất

nghiêm trọng. Đó là tội qui định tại các Điều 201, 202, 204, 206, 208, 209, 210, 211, 212, 213, 214, 215, 216, 217, 229, 249, BLHS năm 1999 cũng quy định hình phạt tiền có thể áp dụng là hình phạt chính trong khi mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là 05 năm tù (thuộc tội nghiêm trọng); Điều 222 mức cao nhất khung hình phạt là 10 năm tù (thuộc tội rất nghiêm trọng). Như vậy, mâu thuẫn với phần chung của BLHS 1999, chỉ áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với các tội ít nghiêm trọng [64].

Thứ năm: Về mức phạt tiền một số tội còn khá thấp chưa đủ sức răn đe, phòng chống tội phạm.

Theo quan điểm của TS.Trần Văn Dũng (Vụ Pháp luật hình sự, hành chính – Bộ Tư pháp) đưa ra ý kiến: “Cần mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt có tính chất kinh tế như hình phạt tiền đồng thời tăng mức hình phạt tiền cao hơn hiện nay nhằm tăng khả năng răn đe và triệt tiêu khả năng tái phạm của người phạm tội” [79].

Tán thành với ý kiến tăng mức phạt tiền, PGS.TS Dương Tuyết Miên (Trường Đại học Luật Hà Nội) phân tích: Việc nâng mức khởi điểm của phạt tiền sẽ đảm bảo cho hình phạt này có đủ sức mạnh cưỡng chế đối với người phạm tội, làm cho người phạm tội thức tỉnh và thấy được sự nghiêm minh của pháp luật, thấy được sai trái của hành vi phạm tội [80].

Như vậy, theo các quan điểm trên thì mức khởi điểm của hình phạt tiền nếu được nâng lên ở mức tương đối thì sẽ có hiệu quả trong việc răn đe, phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, một số tội thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng qui định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung với mức tối thiểu và mức tối đa khá thấp, không thể hiện được mức độ nghiêm khắc của tội phạm, không đáp ứng được công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Ví dụ: Tội môi giới mại dâm (Điều 255 BLHS 1999), mức khởi điểm là một triệu đồng, mức cao nhất là mười triệu đồng; Tội mua

dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS 1999), có mức phạt tiền cao nhất là mười triệu đồng.

Thứ sáu: Trên bình diện lý luận, các hình phạt bổ sung, trong đó có hình phạt tiền giữ vai trò chủ yếu là củng cố, hỗ trợ cho hình phạt chính đạt hiệu quả tối đa mục đích của hình phạt. Cho nên, nếu hình phạt tiền cùng được qui định trong một điều luật về tội phạm vừa với tính chất là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung thì dứt khoát phải có sự khác biệt. Mức của hình phạt tiền bổ sung phải thấp hơn mức hình phạt tiền là hình phạt chính có như vậy mới thể hiện rõ vai trò hỗ trợ của hình phạt tiền bổ sung cho những hình phạt chính [63].Tuy nhiên, một số tội phạm xâm phạm công cộng, trật tự công cộngkhi nhà làm luật quy định phạt tiền là hình phạt bổ sung, mức phạt tiền được quy định có khi bằng hoặc cao hơn mức phạt tiền được quy định trong hình phạt chính tại khung hình phạt đối với loại tội ấy, đó là các Điều 206; 207, 220, 226, 226a.

Một phần của tài liệu Tài liệu Hình phạt tiền đối với các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)