tội phạm khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam.
Từ năm 1955 các tòa án xử theo án lệ và theo đường lối chính sách của nhà nước khi pháp luật cũ không còn được áp dụng. Trong khoảng thời gian tiếp theo có nhiều văn bản điều chỉnh về hình sự nhưng chủ yếu đề cập đến một số hình thức phạm tội là hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với người dưới 16 tuổi và dâm ô. Cho đến khi có bộ luật hình sự năm 1985, theo Bộ luật hình sự sửa đổi lần thứ ba vào năm 1992 thì các tội phạm về tình dục trong luật hình sự Việt Nam bao gồm: Tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội giao cấu với người dưới 16 tuổi, tội loạn luân, tội chứa gái mại dâm, tội môi giới mãidâm. Đến năm 1995 do xu hướng tội phạm tình dục trẻ em gia tăng, Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Công văn số 73/TK ngày 02/3/1995 về việc xét xử loại tội xâm phạm tình dục trẻ em. Công văn chỉ rõ: “Đối với những trường hợp mà người có hành vi hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em hoặc giao cấu với người dưới 16 tuổi lại có cùng dòng máu về trực hệ với nạn nhân hoặc anh chị em cùng cha mẹ hoặc anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với nạn nhân thì ngoài việc xét xử bị cáo về tội theo quy định tại các Điều 112, 113, 114 Bộ luật hình sự còn phải xét xử bị cáo thêm về tội loạn luân theo Điều146”.
Đến khi Bộ luật hình sự sửa đổi lần thứ 4 năm 1997 thì hai điều luật về tình dục được bổ sung là tội mua dâm người chưa thành niên và tội dâm ô với trẻ em và bổ sung tình tiết định khung là có tính chất loạn luân và một số loại tội phạm về tình dục.
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, nhóm các tội phạm về tình dục có hành vi giao cấu trong mặt khách quan của tội phạm bao gồm :Tội
hiếp dâm (Điều111);Tội hiếp dâm trẻ em (Điều112);Tội cưỡng dâm (Điều113);Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều114);Tôi giao cấu với trẻ em (Điều115);Tội loạn luân (Điều150).
Hành vi giao cấu được quy định trong cấu thành tội phạm của các tội này đều thể hiện các đặc trưng riêng cho từng tội nhưng theo tính chất của hành vi giao cấu có thể chia làm hai loại:
- Giao cấu có tính chất thuậntình;
- Giao cấu có tính chất không thuận tình (thể hiện ở giao cấu trái ý muốn của nạn nhân hoặc buộc nạn nhân phải miễn cưỡng chịu sự giao cấu.
Theo cách phân chia này thì hành vi giao cấu trong tội loạn luân là hành vi giao cấu có tính chất thuận tình.
Đến bộ luật 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 hiện nay có sự quy định cụ thể rõ ràng hơn nhóm các tội phạm về tình dục có hành vi giao cấu bao gồm:Điều 141: tội hiếp dâm;Điều 142 : tội hiếp dâm người dưới 16 tuổỉ;Điều 143: tội cưỡng dâm;Điều 144: tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
Điều 145: tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Để nhìn nhận đúng về tội loạn luân dưới góc độ các tội phạm về tình dục với các tình tiết khung tăng nặng “có tính chất loạn luân” đươc quy định ở một số tội phạm khác. Ta cần phân tích về chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan,… của các tội nêu trên để làm rõ sự khác nhau giữa các tội liên quan đến xâm phạm tình dục như sau. (Sau đây, tác giả xin gọi tắt các tội theo tên điều).
Về mặt chủ thể.
Điều 141: Với BLHS 2015, chủ thể của tội hiếp dâm có thể là nam giới và nữ giới bởi luật còn quy định về cả “ các hành vi quan hệ tình dục khác”.
Như vậy, người đủ trách nhiệm năng lực, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lơi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm đối với tội hiếp dâm.
Điều 142: Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội trong tội hiếp dâm trẻ em tại BLHS 1999 được hiểu là nam giới. Nữ giới không thể trở thành chủ thể của tội hiếp dâm trẻ em thông thường bởi đi ngược với bản chất của hành vi giao cấu. Nữ giới chỉ có thể trở thành chủ thể của tội phạm hiếp dâm trẻ em trong trường hợp đồng phạm với vai trò người giúp sức. Thực tiễn xét xử kể từ khi BLHS 1999 có hiệu lực đã thừa nhận điều này. Tuy nhiên với BLHS 2015, chủ thể của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể là nam giới và nữ giới bởi xử lý cả các hành vi quan hệ tình dục khác, đây là các hành vi không bị trói buộc bởi quan điểm về hành vi giao cấu thông thường giữa nam giới và nữ giới. Như vậy người đủ năng lực trách nhiệm hình sự, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm đối với tội hiếp dâm.
Điều 143: chủ thể ở đây có thể là cả nam lẫn nữ miễn là họ có năng lực trách nhiệm hình sự. Đồng thời, người phạm tội phải có mối quan hệ lệ thuộc với người bị hại hoặc có mối liên quan nhất định trong việc hỗ trợ và giúp đỡ người bị hại thoát khỏi tình trạng quẫn bách.
Điều 144: Chủ thể của tội cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là người có năng lực trách nhiệm hình sự, nghĩa là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người đó có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và có khả năng điều khiển
được hành vi ấy.
Điều 145: Người phạm tội phải là người đã thành niên, tức là người đã đủ 18 tuổi trở lên. Chủ thể của tội phạm này có thể là nữ giới, nhưng đa số là nam giới.Việc giao cấu thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là hoàn toàn có sự đồng tình của hai người không bên nào ép buộc bên nào.
Như vậy có thể thấy, chủ thể của các tội trên đều là người có đủ năng lực hình sự, đủ độ tuổi luật định.Có thể là nam và nữ. Tuy nhiên, với tội loạn luân, phạm vi về mặt chủ thể hẹp hơn trong phạm vi những người có cùng dòng máu về trực hệ.
Về mặt khách thể.
Điều 141: tội hiếp dâm xâm phạm quan hệ nhân thân của nạn nhân gồm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội.
Điều 142: Hành vi phạm tội đã xâm phạm quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em, làm ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến thuần phong mỹ tục đồng thời, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường về tâm, sinh lý của trẻ em.
Điều 143: tội cưỡng dâm xâm phạm quan hệ nhân thân của nạn nhân gồm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
Điều 144: Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm phạm. Do đó, đối với tội cưỡng dâm xâm phạm tới quan hệ nhân thân của người bị hại đó là danh dự, nhân phẩm. Đặc biệt, khách thể bị xâm hại ở đây phải là trẻ em đạt độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Điều 145: Đối tượng của tội phạm là trẻ em, có độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Điều 141: Tội hiếp dâm là tội phạm có cấu thành hình thức (chỉ cần có dấu hiệu về mặt hành vi).
- Hành vi khách quan của tội phạm bao gồm: “Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng Dùng vũ lực không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
trái với ý muốn của nạn nhân”.
Điều 142: Hành vi khách quan: Đặc trưng cơ bản nhất theo khoa học pháp lý thừa nhận trước thời điểm BLHS 2015 có hiệu lực để xác định một người thực hiện hành vi hiếp dâm chính là hành vi giao cấu. Đó là hành vi đưa bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ và thực hiện các hành động đạt được mục đích thỏa mãn tình dục,tức là được thực hiện giữa chủ thể là nam giới đối với nữ giới. Hành vi giao cấu phải được thực hiện dưới hình thức sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc với thủ đoạn khác để đạt được mục đích thực hiện hành vi.
Đối với quy định tại điều 142 BLHS 2015, hành vi giao cấu không còn là hành vi duy nhất để tội phạm thực hiện tội hiếp dâm đối với người dưới 16 tuổi. “Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ” hoặc “Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi”.
Ở đây ngoài hành vi giao cấu như đã giải thích ở trên, quy định thêm thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, các hành vi quan hệ tình dục khác mặc dù chưa được TANDTC hướng dẫn một cách cụ thể nhưng có thể được hiểu là hành vi quan hệ tình dục bằng miệng hoặc là quan hệ tình dục đồng giới thông qua việc sử dụng bộ phận sinh dục nam và hậu môn của một người nam giới khác hoặc cưỡng ép trong quan hệ đồng giới giữa nữ giới với nhau.
Đây là các hành vi quan hệ tình dục khác đã được thừa nhận trong thực tiễn đời sống xã hội và trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm tình dục cũng bắt gặp nhưng chưa thể xử lý bởi thiếu quy định.
Điều 143: người phạm tội phải thực hiện hành vi giao cấu với người khác bằng cách dùng các thủ đoạn như dụ dỗ, mua chuộc hay thậm chí là đe dọa. Như vậy, hành vi giao cấu là dấu hiệu bắt buộc và nếu các dấu hiệu khác đã thoả mãn nhưng chưa có việc giao cấu xảy ra, thì chưa cấu thành tội phạm. Thêm vào đó, đối tượng bị hại có thể là người có mối quan hệ lệ thuộc với người phạm tội. Cụ thể, mối quan hệ lệ thuộc có thể hiểu là lệ thuộc về vật chất như tiền bạc, được nuôi dưỡng,…Hoặc người bị hại có thể là người đang ở trong tình trạng quẫn bách, ví dụ như người bị hại đang gặp khó khăn về kinh tế hay gặp khó khăn để chi trả cho một nghĩa vụ tài chính nào đó.
Dấu hiệu cuối cùng là người bị hại phải miễn cưỡng giao cấu với người phạm tội: điều này có thể hiểu là sự chấp thuận giao cấu nhưng không tự nguyện của người bị hại do các thủ đoạn khống chế tư tưởng (như đe dọa,hứa hẹn, giúp đỡ) của người phạm tội tác động vào.
Điều 144: Người phạm tội này có thể thực hiện hành vi khách quan
sau:Dùng mọi thủ đoạn, Lợi dụng người bị hại đang ở trong tình trạng quẫn
bách để họ phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với mình.
Điều 145: Phải có hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. hành vi này phải có sự tự nguyện, không ép buộc từ phía người bị hại, nếu có dấu hiệu bị cưỡng ép sẽ không thuộc vào Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nữa là chuyển sang tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi hoặc cưỡng dâm người dưới 16 tuổi.
Ngươi phạm tội thực hiện hành vi này với lỗi cố ý đối với các tội quy định tại điều 141 đến điều 145.
Trích dẫn trong bài viết “ bàn về tội loạn luân và các trường hợp phạm tội có tính chất loạn luân trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Lan đăng trên tạp chí VNU Journal of Science: Legal Studies tập 31, số phát hành 4 ngày xuất bản 15/12/2015 có nhận xét như sau: “Cùng là giao cấu có tính chất loạn luân, nếu hai bên thuận tình và đều đủ 16 tuổi trở lên sẽ phạm tội loạn luân theo Điều 150 BLHS năm 1999; nếu hai bên thuận tình kèm theo tình tiết là một người thì đủ 18 tuổi và người còn lại từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi thì hành vi đó đã cấu thành tội giao cấu với trẻ em có tính chất loạn luân theo điểm c khoản 2 Điều 115 BLHS năm 1999. Cùng là giao cấu có tính chất loạn luân, nếu bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe đoạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu trái ý muốn của nạn nhân thì hành
vi không cấu thành tội loạn luân mà có thể cấu thành một trong các tội sau: 1) Nếu nạn nhân đủ 16 tuổi trở lên thì hành vi cấu thành tội hiếp dâm có tính chất loạn luân theo điểm e khoản 2 Điều 111 BLHS năm 1999;
2) Nếu nạn nhân dưới 16 tuổi thì hành vcấu thành tội hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân theo điểm a khoản 2 Điều 112 BLHS năm 1999. Cùng là giao cấu có tính chất loạn luân, nếu có dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tuỳ trường hợp hành vi có thể cấu thành một trong các tội sau: 1) tội cưỡng dâm có tính chất loạn luân theo điểm d khoản 2 Điều 113 BLHS năm 1999, nếu nạn nhân từ đủ 16 tuổi trở lên; hoặc 2) tội cưỡng dâm trẻ em có tính chất loạn luân theo điểm a khoản 2 Điều 114 BLHS năm 1999, nếu nạn nhân từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Ngoài ra, cũng theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01/2001, mọi hành vi loạn luân với trẻ em dưới 13 tuổi, dù có thuận tình, dù sử dụng bất cứ thủ đoạn gì đều
cấu thành tội hiếp dâm trẻ em có tính chất loạn luân theo quy định điểm a khoản 2 Điều 112 BLHS năm 1999. So với quy định của BLHS năm 1999, đặc điểm pháp lý của tội loạn luân theo Điều 184 BLHS năm 2015 được bổ sung thêm cụm từ “mà biết rõ người đó” trong mặt chủ quan của tội phạm để khẳng định hình thức lỗi bắt buộc của tội này là lỗi cố ý. Về hình phạt, Bộ luật này đã tăng mức hình phạt tối thiểu từ 06 tháng tù lên 01 năm tù. Như vậy, BLHS năm 2015 đã quy định chặt chẽ hơn so với những quy định của BLHS năm 1999 về dấu hiệu chủ quan của tội phạm nhằm bảo đảm nguyên tắc pháp chế và công minh trong luật hình sự. Bộ luật này cũng hình sự hóa (tăng mức phạt tối thiểu) đối với hành vi loạn luân thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng và chống tội loạn luân.