0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Thực tiễn áp dụng quy định BLHS về tội loạn luân

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TỘI LOẠN LUÂN TRONG LUẬT HÌNH SỰ (Trang 61 -67 )

Nhìn chung, tình hình tội phạm liên quan đến xâm hại tình dục người vị thành niên còn diễn biến phức tạp. Đáng chú ý là tình trạng loạn luân (bố đẻ hiếp dâm con gái nhiều lần; bố dượng hiếp dâm con gái riêng của vợ; anh trai hiếp dâm em gái…) đang có chiều hướng gia tăng, phản ánh những hiện tượng tâm lý xã hội không bình thường.Tội phạm loạn luân là tội phạm ẩn, vì vậy số liệu cụ thể phản ánh chính xác về tội phạm này chưa thể thống kê đầy đủ và chính xác nhất được. Trên thực tế, hành vi loạn luân được phát hiện và đưa ra xét xử rất hạn chế, thông qua các phương tiện truyền thông có thể thấy, số vụ án về tội phạm này được đưa ra xét xử còn hạn chế, hãn hữu được 2-3 vụ trong một năm. Chúng ta nhận thấy rằng, hiện nay có khá nhiều trường hợp giao cấu giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa anh chị em ruột, giữa cha và con xảy ra nhưng không được đưa ra xử lý vì rất nhiều lý do khác nhau nhưng lý do chủ yếu là do những người biết sự việc không đứng ra tố giác nên các cơ quan tư pháp không phát hiện được, cũng vì một phần là người trong nhà nên tâm lý còn xấu hổ với mọi người xung quanh nên còn

dấu diếm tội phạm.

Mặc dù tội phạm loạn luân là tội phạm ẩn, nhưng khi có sự tố giác tội phạm thì việc đưa ra xét xử hết sức được chú trọng, xác minh nhanh chóng và xử lý kịp thời. Tội phạm được xử lý một cách nghiêm khắc và có sự răn đe cao,qua đó, góp phần ổn định trật tự, bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình.

Các vụ xét xử về tội loạn luân hiện nay rất được truyền thông và cộng đồng dân cư chú trọng, vì không những nó ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục, tôn ti trật tự gia đình mà còn làm ảnh hưởng, suy thoái giống nòi sau này. Thông qua việc báo chí đưa tin, qua các phương tiện truyền thông khác, vừa làm tăng sức răn đe với tội phạm, vừa qua đó tuyên truyền, giáo dục đối với mọi người.

Trên thực tế hiện nay, tội phạm về tình dục xảy ra giữa những người có cùng huyết thống vẫn đang xảy ra. Tuy nhiên, ta nhận thấy rằng, chủ thể của tội phạm này phần lớn là trẻ vị thành niên có độ tuổi từ 13-16 tuổi, nên mặc dù cũng là tội phạm về tình dục nhưng chỉ được xem xét vụ án cấu thành tội” giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” nhưng có yếu tố loạn luân theo quy định tại điểm a,c,d khoản 2 điều 145 Bộ luật hình sự.

Ví dụ:

Tại Tòa án nhân dân thành phố KonTum- tỉnh Kon Tum đã xét xử sơ thẩm vụ án số 16/2020/TLST-HS ngày 22/01/2020 theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 23/2020/QĐXXST-HS ngày 05/03/2020 đối với bị cáo: A Srẽp và bị hại: Y Đin. Nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Vào khoảng 11 giờ 30 phút ( không nhớ ngày) tháng 11 năm 2018, A Srẽp sau khi đi uống rượu về nhà mình tại thôn Kon Sơ Lam, phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum thì gặp Y Đin và con đẻ của A Srẽp ( sinh ngày 21/10/2003) đi học về ở tại phòng khách nhà A Srẽp , thấy Y Đin thì A Srẽp nảy sinh quan hệ tình dục với Y Đin nên đóng cửa lại rồi ôm Y Đin vào lòng. Thấy Y Đin không nói gì,

A Srẽp liền ôm và đặt Y Đin nền nhà ngay tại phòng khách và nói “ cho ba chơi đi” thì Y Đin đồng ý và nằm im. A Srẽp dùng tay cởi quần áo của Y Đin và cởi quần áo của mình và thực hiện hành vi giao cấu. Sau khi thực hiện hành vi giao cấu xong thì A Srẽp mặc quần áo vào và nằm ngủ ngay tại phòng khách, còn Y Đin tự mặc quần áo vào và đi tắm rửa. Sau khi tực hiện xong hành vi giao cấu lần thứ nhất thì cứ 3-4 ngày A Srẽp lại thực hiện hành vi giao cấu với Y Đin một lần cho đến khi hành vi bị phát hiện thì A Srẽp đã thực hiện 05 lần giao cấu với Y Đin. Đến ngày 09/03/2019, Y Đin có biểu hiện chóng mặt nên đã được gia đình cho đi khám

bệnh và phát hiện đã có thai. Ngày 25/07/2019 Y Đin đã sinh được một bé gái đặt tên là Y Nga.

Theo kết luận giám định pháp y về tình dục số 12/HD-TTPY ngày 21/5/2019 của trung tâm pháp y tỉnh Kon Tum kết luận Y Đin như sau: âm hộ không thấy tổn thương, màng trinh rách cũ ở vị trí 01 giờ, 05 giờ và 07 giờ, âm đạo không thấy tổn thương, xét nghiệm HIV âm tính, phiếu kết quả siêu âm có 01 thai 28 tuần sống trong cổ tử cung, xét nghiệm BHCG chỉ số bình thường.

Tại kết luận giám định số 953/C09C(Đ5) ngày 21/10/2019 của Phân viện khoa học hình sự tại thành phố Đà Nẵng kết luận: Y Đin là con đẻ của A Srẽp và Y Hnhai; Y Nga là con đẻ của Y Đin và A Srẽp.

Về trách nhiệm hình sự: Bà Y Hnhai đã bồi thường cho bị hại Y Đin số tiền 5.000.000 đồng tiền bồi thường về tổn thất danh dự và nhân phẩm. Bị hại Y Đin xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Tại bản cáo trạng số 29/CT-VKSTPKT ngày 21/01/2020 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Kon Tum đã truy tố bị cáo A Srẽp về tội “ giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” theo quy định tại điểm a,c,d khoản 2 Điều 145 Bộ luật Hình sự. Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát vẫn

giữ nguyên quan điểm truy tố như bản cáo trạng.

Về trách nhiệm dân sự: không đề cập vì bị hại và người đại diện theo pháp luật không yêu cầu gì thêm.

Xử phạt: bị cáo A Srẽp 48 tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị tạm giam ngày 22/05/2019.[3]

Phân tích ví dụ trên ta thấy, A Srẽp thực hiện hành vi giao cấu với chính con ruột của mình. Đây là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, làm suy bại truyền thống nề nếp gia đình, hậu quả gây ra còn có khả năng ảnh hưởng đến giống nòi. Tuy không đủ các dấu hiệu để xử phạt về tội loạn luân nhưng đây là hành vi giao cấu có yếu tố loạn luân, mà bị hại ở đây là trẻ em thuộc độ tuổi từ 14-16 tuổi, độ tuổi còn non nớt cả về suy nghĩ lẫn cuộc sống. Đây là đối tượng không nhận thức được sự sai trái của hành vi và không lường trước được hậu quả của hành vi đó mang lại như thế nào, ảnh hưởng ra sao tới cuộc sống của bản thân cũng như ảnh hưởng đến xã hội. Cùng với đó là việc hạn chế về mặt nhận thức, sự hạn chế về giáo dục, hạn chế về tuyên truyền phổ biến pháp luật ở nhiều vùng miền đối với người dân.

Cùng với đó là việc bao che hành vi của những người trong gia đình, chính sự bao chê không tố giác là nguyên nhân chính dẫn đến sự việc càng nghiêm trọng và để lại hậu quả nặng nề hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Qua phân tích bên trên giúp chúng ta hiểu rõ được thế nào là tội loạn luân, cấu thành tội loạn luân.Và phân biệt giữa tội loạn luân với các tội phạm liên quan đến tình dục khác được quy định trong BLHS. Qua đó, cơ sở để xác định và xây dựng các biện pháp pháp lý hình sự tương ứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, xác định chính sách hình sự cụ thể đối với từng hành vi phạm tội cụ thể. Từ đó việc triển khai chính sách hình sự thông qua nhận thức và phản ứng của Nhà nước đối với các tội có tính nguy hiểm cho xã hội khác nhau thì có biện pháp xử lý khác nhau.

Tình hình tội phạm loạn luân trong xã hội ngày một văn minh tiến bộ vẫn le lói xuất hiện.Xuất hiện chủ yếu ở vùng còn hạn chế về nhận thức giáo dục.Trên thực tế, số lượng các vụ việc xâm hại tình dục còn cao hơn rất nhiều.Tuy nhiên, vì tâm lý e ngại, xấu hổ hoặc do sợ sệt nên nạn nhân và người nhà nạn nhân còn giấu diếm, không dám công khai tố cáo hành vi xâm hại tình dục của người phạm tội.Chính vì vậy, rất nhiều vụ việc không được phát giác, phần nào gây khó khăn trong công tác điều tra và xử lý đối với các tội phạm này.

Nguyên nhân chủ quan:

Trước hết là nguyên nhân xuất phát từ phía nạn nhân.Đa phần nạn nhân của tội phạm xâm hại tình dục là phụ nữ và trẻ em gái - những đối tượng có khả năng chống cự, phòng vệ và tự vệ còn hạn chế.Bên cạnh đó, nạn nhân chưa nhận thức đầy đủ về những nguy hiểm tiềm ẩn từ các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là những mối quan hệ quen biết, tình yêu qua mạng Internet. Từ đó, những đối tượng phạm tội lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nạn nhân để dụ dỗ, lôi kéo và thực hiện hành vi phạm tội đối với nạn nhân.

Một nguyên nhân khác từ phía gia đình, đó là sự thiếu chăm lo, giáo dục của cha, mẹ đối với con cái, vì mải mê làm ăn nên không quan tâm, quản

lý con cái mà chỉ thỏa mãn và đáp ứng những nhu cầu vật chất cho các em, đã tạo cho các em tâm lý ỷ nại, chỉ biết hưởng thụ và phần nào vì cảm thấy thiếu thốn tình cảm, không nhận được sự chia sẻ, quan tâm từ gia đình nên các em dễ rơi vào cạm bẫy của các đối tượng phạm tội.

Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho các em về những vấn đề liên quan đến giới tính, tâm sinh lý lứa tuổi cũng như những kỹ năng để phòng tránh xâm hại tình dục, nên khi gặp phải những tình huống phát sinh trên thực tế, bản thân các em không biết cách xử lý và giải quyết phù hợp, từ đó dẫn đến những hệ quả không mong muốn.

Tiếp đó, nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội: Đối tượng

phạm tội tiếp xúc nhiều với các văn hóa phẩm không chính thống, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm, các đối tượng có tâm lý muốn “bắt chước” hoặc là để thỏa mãn nhu cầu cá nhân nên đã lôi kéo, dụ dỗ hoặc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực đối với nạn nhân để thực hiện hành vi phạm tội của mình.

Có thể thấy, hậu quả của những tội phạm xâm hại tình dục là rất lớn, không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi đau về tinh thần. Bản thân các nạn nhân thường có tâm lý bất an, lo sợ, thậm chí bị suy sụp, ngại giao tiếp với xã hội, bị sang chấn tinh thần.Chính vì vậy, cần có những giải pháp cấp bách để phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm xâm hại tình dục xảy ra.

CHƯƠNG III HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ

LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ TỘI LOẠN LUÂN.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TỘI LOẠN LUÂN TRONG LUẬT HÌNH SỰ (Trang 61 -67 )

×