quy định của BLHS năm 2015 về tội loạn luân.
Tội loạn luân là tội phạm nghiêm trọng, nó không chỉ để lại hậu quả nghiêm trọng về mặt gióng nòi, biến đổi gen di truyền cho các thế hệ sau mà còn ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục, truyền thống đạo đức gia đình của người Việt Nam ta. Chính vì vậy, việc đấu tranh phòng chống tội phạm này cần được chú trọng và được đặt trong công tác phòng chống tội phạm.
Các tội phạm về tình dục chủ yếu đều được quy định tại chương quy định về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Duy chỉ có tội loạn luân là tội phạm về tình dục lại được quy định tại chương các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình bởi mối quan hệ giữa những người có quan hệ tình dục ở đây là những người có quan hệ huyết thống, nó xâm phạm đến truyền thống đạo đức và thuần phong mỹ tục.
Thời gian qua, lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh trật tự được quan tâm. Các ngành có chức năng đã quản lý tốt các đối tượng có nguy cơ phạm tội, các đối tượng có nguy cơ suy thoái về đạo đức, tư tưởng, lối sống. Trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống và công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được nâng cao tạo nên kết quả xét xử tội loạn luân được chính xác, tránh để lọt tội phạm.
Tuy nhiên, số lượng tội loạn luân được đưa ra xét xủ còn nhiều hạn chế bởi chúng ta chưa kiểm soát được tình hình tội loạn luân. Mặc dù tỉ lệ xét xử tội này rất ít so với các loại tội khác nhưng nó cảnh báo về sự thoái hóa, biến chất, suy đồi đạo đức, sự xuống cấp nghiêm trọng về văn hóa, sự lỏng lẻo giữa các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Những người biết về sự việc thường không tố giác, một phần vì họ cho rằng nhiều việc không liên quan đến họ. Hoặc do những người trong gia đình không tự nguyện đi tố giác vì theo truyền thống người Á Đông, họ sợ bị tai tiếng, dị nghị. Không chỉ có lý do trên, một phần nữa còn do ảnh hưởng của xu thế hội nhập, xu hướng hội nhập đang diễn ra nhanh chóng thì đồng thời không ít tư tưởng, lối sống phóng khoáng, cá nhân đã ảnh hưởng đến con người Việt Nam. Có nhiều người không kiềm chế nhu cầu bản thân, hay học đòi và không hiểu biết đã có quan hệ giao cấu giữa những người thân trong gia đình.
Quy định tại Điều 4 BLHS 2015 có nói rất rõ về trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, tuy nhiên những quy định pháp luật hình sự đươc áp dụng trong thực tiễn vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định luật hình sự về tội loạn luân để đấu tranh phòng chống, trừng trị loại tội phạm này rất cần thiết bởi lẽ vì:
Dân tộc Việt Nam có truyền thống, đạo đức văn hóa lâu đời mà nền tảng của nó là mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, trong dòng họ. Mà trong chủ trương hiện nay, chúng ta tiếp tục phấn đấu, phát triển sâu rộng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hóa đi sâu vào trong lòng lối sống xã hội, tạo ra chất lượng cuộc sống mới cũng như xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách của con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Nhưng thực tế hiện nay lại có một bộ phận không nhỏ giới trẻ đang trong tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, tệ nạn xã hội xảy ra gia tăng. Trước thực trạng đó, việc nâng cao hiệu quả đấu tranh với các loại tội phạm là rất cần thiết và cần thiết hơn là các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và đặc biệt là tội loạn luân. Vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về sức khỏe
của con người mà nó còn xâm phạm đạo đức một cách nghiêm trọng, xâm phạm đến những mối quan hệ thiêng liêng của người Việt đó là gia đình, là dòng họ. Chính vì vậy, những hành vi xâm phạm đến mối quan hệ gia đình dòng họ cần phải lên án gay gắt, nó không chỉ bị lên án về mặt pháp luật hình sự mà còn chịu sự lên án của toàn xã hội.
2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS năm 2015 về tội loạn luân.
Hiện nay hành vi loạn luân vẫn xuất hiện trong đời sống xã hội, tuy các vụ án được đưa ra xét xử nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và có những trường hợp không được xử lý. Chính vì vậy cần phải nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật về tội phạm này và cần xác định rõ: đấu tranh phòng chống tội loạn luân cần phải gắn liền với sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, giữ vứng ổn định chính trị và đảm bảo sự phát triển bền vững. Đấu tranh phòng chống tội loạn luân có hiệu quả thiết thực, nó giúp giữ vững và bảo tồn được nền văn hóa cũng như những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta. Không những vậy, nó còn góp phần vào quá trình chống hòa tan các nền văn hóa khi nước ta đang trong thời kì mở cửa, hội nhập kinh tế như hiện nay.
Đấu tranh phòng chống tội loạn luân, phải kết hợp chăn chẽ giữa hai biện pháp sử dụng pháp luật và đạo đức. Có nghĩa là dùng các biện pháp về pháp luật làm cho người ta hiểu rõ hơn về tội loạn luân và hậu quả do tội phạm này để lại. Đồng thời dùng đạo đức để người ta hiểu hành vi loạn luân xâm hại đạo đức nghiêm trọng như thế nào và cũng dùng đạo đức để người ta ý thức được hành vi của mình tìm ra lối sống lành mạnh, gạt bỏ những ham vọng, cám dỗ của cuộc sống.
Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của luật hình sự về tội loạn luân. Trật tự xã hội, kỉ cương đất
nước được đảm bảo đến mức nào là phụ thuộc vào các biện pháp pháp luật, thể hiện ở toàn bộ quá trình xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh hợp lý sẽ tạo ra trật tự phù hợp với yêu cầu của đời sống thực tế, sẽ có tác dụng ngăn ngừa hành vi loạn luân.
Chủ động xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội ngày càng phát triển, phức tạp, bên cạnh việc tiếp thu tinh hoa pháp luật nước ngoài, sàng lọc để lựa chọn những ưu điểm phù hợp với thực tiễn đất nước để áp dụng, giúp hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ hơn.
Hiện nay, ở nước ta mới chỉ có luật hình sự và luật hôn nhân gia đình là cơ sở cho việc phòng chống tội loạn luân. Hành vi này hiện nay ít được đề cập đến trong các văn bản pháp luật cũng như trong các công trình nghiên cứu. Tội loạn luân là tội phạm nghiêm trọng, không những làm suy thoái đạo đức, truyền thống dân tộc mà còn dẫn đến hậu quả hết sức nặng nề về mặt giống nòi, ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi cá nhân nói riêng và toàn xã hội nói chung. Chính vì vậy, có nên tăng mức hình phạt đối với tội phạm này? Bên cạnh đó, tội loạn luân được quy định trong BLHS 2015 và trong luật hôn nhân gia đình chỉ được quy định về việc cấm kết hôn, tuy nhiên, nên đề cập đến cả tội loạn luân trong luật hôn nhân gia đình thành một điều riêng, thay vì chỉ là một trong số những trường hợp cấm kết hôn.
Bên cạnh đó, cần quy định thêm về việc xử phạt đối với hành vi bao che, giấu diếm tội phạm này của các thành viên trong gia đình. Bởi chính sự bao che, vì sợ xấu hổ, dị nghị và sự vô tâm, thờ ơ của những người biết đến sự việc càng khiến tội phạm này trở thành tội phạm ẩn, số vụ được đưa ra xét xử còn ở tỉ lệ thấp.
Theo tình hình thực tế các vụ loạn luân diễn ra gần đây phổ biến là loạn luân giữa cha, anh ruột với chủ thể là các trẻ em gái và được thực hiện dưới
hình thức bị đe dọa, bị cưỡng đoạt, ép buộc. Như vậy, gần như các vụ án loạn luân được đưa ra xét xử đều thuộc những tội xâm phạm tình dục có tính chất loạn luân. Vì vậy, tác giả tập trung đưa ra giải pháp nhằm tăng tính giáo dục, phòng vệ cho trẻ em nữ.
Tội loạn luân xảy ra chủ yếu với đối tượng là trẻ em gái. Đây là nhóm đối tượng rất cần được yêu thương, chăm sóc và bảo vệ, thế nhưng, hiện nay không ít trẻ đang phải sống trong môi trường chưa thật sự an toàn. Một trong những nguy cơ là bị xâm hại tình dục, mà thủ phạm có khi là những người thân trong gia đình của các em.
Bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt xâm hại tình dục vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em là không thể chấp nhận, bằng mọi cách phải phòng ngừa, ngăn chặn và nghiêm trị. Tuy nhiên, đây là thực trạng không thể giảm thiểu trong một thời gian ngắn, trong ngày một ngày hai, do nhiều nguyên nhân từ các vấn đề đạo đức và xã hội. Do non nớt về thể chất, tinh thần, sức tự kháng cự yếu, trẻ em dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, xâm hại. Các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em phần lớn do chính cha, mẹ, người thân, người quen biết, bạn bè, người có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ em gây ra. Có tới 84/131 đối tượng gây bạo lực và 151/236 đối tượng xâm hại tình dục là người thân thích hoặc người trẻ em quen biết. Các đối tượng xâm hại tình dục trẻ em không tập trung ở một nhóm xã hội cá biệt nào, thủ phạm thường không kìm nén được dục vọng thấp hèn hoặc do thiếu hiểu biết về hình phạt của pháp luật hoặc tìm mọi cách trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật.
Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, năm 2016 cả nước có 1.248 vụ xâm hại tình dục trẻ em, trong đó 47% kẻ xâm hại là họ hàng, người trong gia đình nạn nhân. 6 tháng đầu năm 2017, con số này đã là 805 vụ, với 832 nạn nhân, trong đó các tỉnh, thành phía Nam chiếm tỷ lệ 30% tổng các số vụ. Các địa phương xảy ra tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đáng báo động là Hà
Nội, Tây Ninh, Kiên Giang, TPHCM, Đồng Nai…
Qua đó, thực hiện một số giải pháp về đạo đức và tuyên truyền như sau: Một là, huy động sức mạnh của hệ thống chính trị trong phòng, chống tội phạm. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng các cấp trong công tác phòng, chống tội phạm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên về ý thức trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm.
Hai là, gia đình phải là hàng rào đầu tiên bảo vệ các em. Nhưng thực tiễn các vụ việc cho thấy, chúng ta vẫn chủ yếu quan tâm tới con cái theo một cách truyền thống mà chưa quan tâm nhiều tới việc trang bị cho trẻ những kiến thức cần thiết để trẻ tự bảo vệ mình trước các nguy cơ xâm hại, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi.
Ba là, chú trọng tăng cường, nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa xã hội. Coi trọng phòng ngừa tội phạm từ gia đình, trong gia đình và ở cơ sở. Rà soát, đánh giá ảnh hưởng của các chính sách phát triển và quá trình thực hiện các chính sách phát triển đến tình hình tội phạm và hoạt động phòng, chống tội phạm, đề xuất khắc phục hạn chế những sơ hở, thiếu sót, bất cập. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục, nhất là truyền thông giáo dục về đạo đức, lối sống, chính sách, pháp luật nhằm chống suy thoái đạo đức, lối sống, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác và trách nhiệm tham gia phòng, chống tội phạm đối với các tổ chức, cá nhân và gia đình.
Bốn là, từng bước nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật và các lực lượng chuyên trách. Rà soát, đánh giá thực trạng năng lực của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân
dân các cấp và các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, xây dựng đề án tổng thể khắc phục hạn chế, yếu kém và nâng cao một bước căn bản năng lực các lực lượng này. Trong đó, cần tập trung chỉ đạo đổi mới công tác tổ chức, cán bộ theo hướng bố trí hợp lý mô hình các cơ quan tư pháp và lực lượng chuyên trách bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, hướng về cơ sở; tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, đổi mới cơ chế phối hợp... theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW, ngày 02-6-2005, của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08-11-2011, của Chính phủ về Chương trình cải cách nền hành chính quốc gia giai đoạn 2011 - 2020. Ưu tiên đầu tư ngân sách, mua sắm, cung ứng vật tư, phương tiện một cách hợp lý, từng bước đáp ứng yêu cầu hậu cần - kỹ thuật cho hoạt động của các cơ quan tư pháp và lực lượng chuyên trách.
Năm là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm. Trước hết, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Thi hành án hình sự, pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về các biện pháp phòng, chống tội phạm và một số đạo luật có liên quan.
Sáu là, chủ động, tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm.Trước hết, ưu tiên hợp tác với các cơ quan an ninh, cảnh sát, nội vụ các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống, các tổ chức và hiệp hội cảnh sát, tư pháp hình sự quốc tế để đấu tranh phòng, chống có hiệu quả tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao. Tranh thủ nguồn lực bên ngoài phục vụ yêu cầu hiện đại hóa, tăng cường năng lực của các lực lượng chuyên trách, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững
môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển đất nước.
Bảy là: trong công tác giáo dục cần đưa bộ môn giáo dục giới tính vào trong hệ thống các môn học để lớp trẻ được tiếp xúc và hiểu biết căn bản về giới tính, tránh có những sai lầm đáng tiếc xảy ra. Ngoài việc giáo dục giới tính ở trường, phụ huynh cần trang bị cho các em những kiến thức cơ bản, cũng như những biện pháp phòng tránh những tình huống xấu co thể xảy ra, tránh gây ra sự việc đau lòng để lại hậu quả nghiêm trọng.
Tám là: nâng cao ý thức trách nhiệm từ trong phạm vi gia đình đến phạm vi toàn dân, toàn xã hội. Sự thờ ơ cũng như sự nhận thức chưa đầy đủ của các nhân chứng, những người biết rõ sự việc vì cho rằng việc đó không liên quan đến gia đình mình, sợ rằng việc đi khai báo sẽ dẫn đến việc bị hại,