“Hãy cảnh giác trước sự hào phóng có tính toán của Trung Quốc và Nga”

Một phần của tài liệu BCA061 (Trang 25 - 27)

Trung Quốc và Nga”

Đài VOA dẫn bài báo có tựa đề “Beware of Bad Samaritans” (tạm dịch: Hãy cảnh giác đối với những nhà hảo tâm nguy hiểm), tạp chí Foreign Policy nói về ý đồ phía sau hành động hào phóng của Trung Quốc và Nga để hỗ trợ một số nước bị tác động trong đại dịch Covid-19.

Bài báo cho rằng hành động của Nga và Trung Quốc là nhắm vào các lợi ích địa chính trị của họ và tìm cách gây chia rẽ giữa các nước EU, lôi kéo các thành viên của Liên minh NATO.

Tuyệt vọng vì không được các nước EU trợ giúp lúc ban đầu, Italy đã quay sang Nga và Trung Quốc. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi sang Italy 9 phi cơ và hơn 100 chuyên gia cùng với thiết bị y tế sau một cuộc điện đàm với Thủ tướng Giuseppe Conte. Theo tác giả bài báo, Moscow tuyên truyền rầm rộ về hành động hào phóng của mình. Tuy nhiên, người Italy mới phát hiện ra đại đa số các vật dụng và thiết bị y tế của Nga hoàn toàn “vô dụng” trong công tác chữa trị nạn nhân Covid-19.

Báo La Stampa dẫn lời một quan chức chính phủ Italy nói:“80% số vật dụng y tế do Nga tiếp tế hoàn toàn vô dụng, hoặc không mấy có ích đối với Italy, nói cách khác, vụ chuyển giao hàng tiếp tế chỉ là một cái cớ”.

Vẫn theo quan chức này, các vật dụng do Nga cung cấp gồm các đơn vị khử trùng và phòng thí nghiệm, chứ không phải là những thứ Italy đang cấp thiết cần như máy trợ thở và các thiết bị bảo hộ cá nhân.

Tờ báo của Italy còn cho biết điều khá lạ lùng là các chuyên gia Nga là do Bộ Quốc phòng, chứ không phải Bộ Y tế Nga gửi sang giúp Italy. Trong nhóm có nhiều chuyên gia của quân đội về sinh học, hóa học và hạt nhân cao cấp, chứ không phải các nhân viên y tế bình thường Italy trông đợi có thể ra tuyến đầu và góp sức với các nhân viên y tế đối phó với khủng hoảng.

Các sĩ quan quân y này đóng tại khu vực Bergamo, nơi COVID-19 hoành hành dữ dội, và cách Vicenza - địa điểm của một căn cứ quân sự lớn của Mỹ, chưa đầy 2 tiếng đồng hồ.

Sự hiện diện của các chuyên gia quân y Nga tại một nước NATO, nhất là gần một căn cứ không quân Mỹ, gây lo ngại người Nga có thể tận dụng thời gian ở đó để thu thập tin tình báo. Có một số dấu hiệu khả nghi như vào thời gian đội quân y tới Italy, NATO đã phải điều nhiều chiến đấu cơ lên chặn một máy bay quân sự Nga đang lảng vảng gần không phận NATO.

Theo tạp chí Forbes, Moscow đã khai thác những bất cập trong cách đáp ứng của EU trước dịch COVID-19 lúc ban đầu để gây chia rẽ trong liên minh NATO bằng cách phát động một chiến dịch ngoại giao để lấy lòng Italy giữa lúc nước này đang cảm thấy bị EU bỏ mặc để tự xoay sở trước cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất sau Thế chiến thứ II.

Báo New York Times nói thật trớ trêu là Italy, một trong những nước thành lập NATO và đóng góp nhiều binh sĩ cho các sứ mạng ngoài NATO nhằm răn đe Nga, bây giờ lại chiến đấu chống COVID-19 với sự giúp đỡ của Nga, đối thủ chính của NATO.

Những tính toán của Trung Quốc

Trung Quốc cũng gửi nhân viên y tế và thiết bị sang giúp Italy, nước G7 đầu tiên hậu thuẫn dự án “Vành đai và Con đường” quy mô lớn của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã tuyên truyền rầm rộ về chuyến bay ngày 12/3 mang theo 31 tấn thiết bị y tế, trong đó có 40 máy trợ thở để giúp Italy. Ngày 25/3, Trung Quốc lại gửi thêm 30 máy trợ thở nữa.

Tạp chí Foreign Policy nhận định với hơn 100.000 ca nhiễm, trên 10.000 ca tử vong ở Italy, sự hỗ trợ của Trung Quốc chỉ như “muối bỏ biển”. So với Albania, một nước nghèo với dân số chưa tới 3 triệu, đã gửi 30 bác sĩ và y tá sang giúp Italy. Sự hỗ trợ của Trung Quốc cũng chẳng là bao so với Đức - nước phải đối phó với hơn 60.000 ca nhiễm, và so với các nước láng giềng châu Âu khác, dù có hơi muộn. Mỹ cũng gửi một máy bay vận tải chất đầy thiết bị y tế cho Italy như tường thuật của đài NPR.

Báo Foreign Policy nói trong khi Hội Chữ Thập đỏ của Trung Quốc cung cấp một số thiết bị, Italy phải chi tiền ra để mua các vật dụng y tế khác. Nếu quả thật Bắc Kinh là người bạn chân thật thì đã gửi hàng chục ngàn máy trợ thở cho Italy.

Điều khá kỳ lạ là cùng lúc chuyến bay đầu tiên đáp xuống Italy, báo chí nhà nước Trung Quốc bắt đầu tung tin đồn rằng vụ bột phát dịch COVID-19 có thể xuất phát từ Italy.

Theo Foreign Policy, Trung Quốc chọn những nước họ muốn giúp một cách có chủ ý vì lợi ích địa chính trị hoặc để vận động cho các công ty Trung Quốc làm ăn.

Hà Lan, Tây Ban Nha và Italy đều nhận khẩu trang từ Huawei, tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc đang ráo riết vận động để được làm ăn ở châu Âu.

Một nước không được Trung Quốc chiếu cố là Thụy Điển. Trung Quốc vốn không có thiện cảm với Thụy Điển vì nước này đã từng đòi Bắc Kinh trả tự do cho ông Gui Minhai, chủ hiệu sách ở Hong Kong có quốc tịch Thụy Điển, bị bắt giữ ở Trung Quốc đại lục.

Xây dựng con đường tơ lụa

Đài NPR của Mỹ cho biết trong một cuộc điện đàm vào giữa tháng 3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Thủ tướng Italy Giuseppe Conte rằng Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Italy để chống dịch và xây dựng “con đường tơ lụa y tế” (Health Silk Road).

Chiến dịch ngoại giao của Trung Quốc đã mang lại kết quả nhất định. Thứ trưởng Ngoại giao Italy Manlio di Stefano tuyên bố trên đài phát thanh ngày 27/3 rằng: “Trong giờ phút nguy nan, người giúp ta là bạn ta” và gạt sang bên thái độ nghi kỵ của nhiều người về sự giúp đỡ của Trung Quốc và Nga.

Bài báo kết luận Trung Quốc và Nga không phải là những nước hảo tâm mà không vụ lợi. Khi chìa tay ra giúp, Trung Quốc và Nga rõ ràng trông đợi được hồi đáp.

Foreign Policy cũng chỉ trích các nước châu Âu đã từ bỏ trách nhiệm ‘một cách

đáng xấu hổ’, không giúp Italy trong giai đoạn đen tối nhất, tạo cơ hội cho Trung Quốc nhảy vào thế chỗ.

Trong số các nước được Trung Quốc chọn giúp, Italy và Tây Ban Nha được coi là những mắt xích yếu trong liên minh NATO. Serbia dù không có nhiều ca nhiễm nhưng là một ứng viên NATO mà Trung Quốc muốn chinh phục; và Cộng hòa Séc, không phải là một điểm nóng của dịch, nhưng là nước mà Trung Quốc đang ra sức ve vãn.

Báo Le Figaro của Pháp nói trong đại dịch COVID-19, Trung Quốc đã nhận ra một cơ hội để gia tăng các lợi ích địa chính trị, quảng cáo hình ảnh với tư cách một cường quốc có trách nhiệm, đối lập với hình ảnh một nước Mỹ dưới quyền Tổng thống Donald Trump với chủ trương “Nước Mỹ trên hết”.

Một phần của tài liệu BCA061 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w