Cuộc chạy đua vô vọng tìm máy trợ thở?

Một phần của tài liệu BCA061 (Trang 32 - 33)

Theo đài RFI, sau cuộc chạy đua để sản xuất và nhập khẩu khẩu trang bảo hộ y tế, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày càng nghiêm trọng, các chính phủ trên toàn thế giới, đặc biệt là những nước bị nặng nhất, đang ráo riết đẩy mạnh sản xuất trong nước và gia tăng nhập khẩu các máy trợ thở, rất cần để điều trị những bệnh nhân nặng, phải nằm trong phòng hồi sức tại các bệnh viện đã hoặc đang quá tải.

Cuộc chạy đua tìm máy trợ thở cũng giống như cuộc chạy đua với tử thần, bởi vì khi bệnh nhân COVID bị suy hô hấp nặng, máy trợ thở, được sử dụng trong nhiều tuần, là cơ may duy nhất để cứu sống bệnh nhân này.

Do dịch bệnh lây nhanh với tốc độ chóng mặt, đa số các bệnh viện tại Pháp nay bị thiếu máy trợ thở, khiến cho tại một số nơi, bác sĩ đã buộc phải chọn lọc bệnh nhân cần cứu sống, thường là chọn bệnh nhân trẻ hơn, để mặc cho tử thần lấy mạng người lớn tuổi hơn. Để tránh cho các bác sĩ khỏi đi đến những trường hợp đau lòng này, chính phủ Pháp đề ra mục tiêu tăng gấp ba số máy trợ thở. Tuy nhiên, tại miền Đông nước Pháp, các bệnh viện vẫn chưa nhận được những máy mà chính phủ hứa cấp cho họ.

Khi đến thăm một nhà máy sản xuất khẩu trang y tế hôm qua, Tổng thống Emmanuel Macron đã loan báo là 10 ngàn máy trợ thở sẽ được giao cho các bệnh viện ở Pháp từ đây đến giữa tháng 5. Tại Pháp, cho tới nay chỉ có hãng Air Liquide là nhà cung

cấp duy nhất, nhưng tập đoàn này đang có sự hỗ trợ của 3 tập đoàn khác là Schneider Electric (thiết bị điện tử), Valeo (thiết bị xe hơi) và PSA (sản xuất xe hơi). Các máy trợ thở do tổ hợp này sản xuất sẽ được trang bị cho 5.000 giường bệnh hiện nay, để đạt mục tiêu mà Bộ Y tế Pháp đề ra là khoảng 14.000 giường.

Tính trên toàn thế giới, nhu cầu về máy trợ thở hiện nay là hàng trăm nghìn. Tại châu Âu, điều đáng mừng là các máy trợ thở còn được sản xuất với số lượng lớn gần các nước của châu lục này. Tuy nhiên, cho dù các nhà máy vận hành 24/7, khả năng công nghiệp hiện tại của châu Âu cũng không đáp ứng nổi nhu cầu.

Tại Đức, Drägerwerk, một những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này, đã tăng gấp 4 lần sản lượng và đã phải tuyển dụng thêm 500 người để đáp ứng các đơn đặt hàng ồ ạt đổ tới. Công ty này có thể giao 10.000 máy cho nước Đức và 10.000 máy mà các chính phủ nước ngoài đặt hàng. Tuy nhiên, giám đốc công ty cho biết họ không thể đáp ứng những yêu cầu khác nữa.

Mỹ, nay là quốc gia bị dịch nặng nhất thế giới cả về số ca lây nhiễm lẫn số ca tử vong, cũng có ngành sản xuất máy trợ thở, nhưng khả năng sản xuất quá thấp, không thể đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay. Chỉ riêng thành phố New York, tâm dịch ở Mỹ, đang cần đến 30.000 máy trợ thở, còn tính trên toàn nước Mỹ, nhu cầu lên tới 80.000 máy. Để góp phần đáp ứng nhu cầu khẩn cấp, nhiều ngành khác, đặc biệt là ngành công nghiệp xe hơi, cũng đã tham gia sản xuất máy trợ thở. Chính là tại Mỹ mà các nhà sản xuất xe hơi tham gia tích cực nhất, với 3 hãng Tesla, Ford, et General Motors đang liên kết với các nhà sản xuất thiết bị y tế để cố gắng sản xuất máy trợ thở ở quy mô lớn.

Vấn đề là Tổng thống Trump đã để mất quá nhiều thời gian, sau nhiều ngày không ý thức về tầm mức kinh khủng của dịch bệnh COVID-19. Cho tới ngày 18/3 vừa qua, Tổng thống Trump mới kích hoạt Luật Sản xuất Quốc phòng, có từ thời chiến tranh Triều Tiên thập niên 1950, cho phép tổng thống yêu cầu ngành công nghiệp ở Mỹ tăng cường sản xuất các thiết bị và vật tư y tế quan trọng để chống dịch. Ngày 27/3, ông Trump mới ký sắc lệnh buộc tập đoàn xe hơi General Motors sản xuất máy trợ thở, với lời hứa hẹn là nước Mỹ sẽ “sản xuất 100.000 máy trong 100 ngày sắp tới”. Cho dù có thiện chí đến đâu, phải mất khá nhiều thời gian để huy động phương tiện sản xuất. Theo dự kiến đến cuối tháng 4, General Motors nhận được nguyên vật liệu để sản xuất máy trợ thở, khi đó đỉnh dịch ở New York có lẽ đã qua rồi.

TÌNH HÌNH ITALY VÀ LIÊN HỢP QUỐC QUÝ I/2020TTXVN (Roma) – TTXVN (Roma) –

Một phần của tài liệu BCA061 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w