….
Bạn hãy cho học viên tự lựa chọn dạng bài tập theo ý muốn. Phương pháp này có một nhược điểm là hơi tốn thời gian chuẩn bị.
Phương pháp 2: Bài tập bổ sung
Bạn hãy chuẩn bị thêm một số bài tập dành cho các học viên khá vì những học viên này thường hoàn thành bài tập trên lớp trước các học viên kém hơn.
Ví dụ:Bạn có thể chuẩn bị trước ít nhất là 4 câu hỏi. Chia cặp các học viên có cùng trình độ với nhau và yêu cầu mỗi người chọn 1 hoặc 2 câu hỏi để thực hiện hỏi - đáp luân phiên với thành viên còn lại. Có thể yêu cầu các cặp học viên hỏi - đáp những câu hỏi còn lại nếu còn thời gian. Cuối cùng, bạn hãy đưa ra ý kiến nhận xét của mình về các câu hỏi mà học viên đã chọn.
Với phương pháp này, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để giúp các học viên kém tiến bộ và các học viên khá cũng không cảm thấy nhàm chán vì phải chờ đợi người khác cũng như có thêm cơ hội để luyện tập khả năng nghe, nói, thảo luận.
Phương pháp 3: Khuyến khích học nhóm và đôi bạn cùng tiến
Bạn hãy đưa ra các bài tập hay yêu cầu mà học viên không thể hoàn thành được một mình. Điều này sẽ giúp cho các học viên rèn luyện kỹ năng làm việc và học tập theo nhóm, giúp các học viên hiểu nhau hơn cũng như củng cố tinh thần tập thể đoàn kết trong lớp học.
Ví dụ:
- Đầu tiên, bạn yêu cầu mỗi học viên viết và nộp cho bạn một bản giới thiệu ngắn về mình, bao gồm tên tuổi, sở thích, kỷ niệm, mơ ước về nghề nghiệp, v.v.
- Sau đó, bạn chia lớp thành các nhóm bất kỳ. Yêu cầu mỗi nhóm sẽ đi điều tra một loại sở thích (về thức ăn, phim, trò chơi, âm nhạc, v.v) của các thành viên trong các nhóm khác.
- Từng nhóm sẽ cùng nhau tổng kết kết quả vừa thu được.
- Cuối cùng, bạn có thể đưa ra các câu đố về học viên dựa trên bản giới thiệu để các thành viên trong lớp tìm người có sở thích như bạn nêu ra. Chẳng hạn như: Who likes Britney?Nhóm phụ trách tìm hiểu sở thích âm nhạc sẽ đoán một học viên. Nếu chưa chính xác, nhóm này sẽ phải công bố danh sách những người cùng thích Briney trong lớp. Sau đó, bạn sẽ cung cấp thêm thông tin: This person likes swimming. Nhóm phụ trách về thể thao sẽ đoán. Nếu chưa chính xác, họ cũng phải công bố danh sách những người có cùng sở thích bơi lội. Trò chơi tiếp tục cho đến khi có nhóm đoán đúng tên học viên bạn đang hỏi. Cuối cùng, bạn sẽ công bố thêm một số chi tiết đáng chú ý về học viên này để cả lớp biết như kỷ niệm, mơ ước, v.v.
- Bạn có thể sử dụng trò chơi này vào nhiều buổi học khác nhau, dựa trên các dữ liệu mà bạn thu được từ bản giới thiệu của học viên.
Một số lời khuyên khác từ các chuyên gia:
• Với các hoạt động nhóm, hãy đưa ra yêu cầu cụ thể để buộc tất cả các thành viên đều phải tham gia, ví dụ như: “write two sentences each”(mỗi nguời viết hai câu), “submit one idea each”(mỗi người đóng góp một ý kiến), “take turns to speak so that you all speak”(phát biểu ý kiến theo vòng tròn lần lượt)
• Chỉ định các học viên khác nhau để trả lời câu hỏi. Không nên lúc nào cũng gọi học viên xung phong đầu tiên trả lời câu hỏi vì đây sẽ thường là các học viên khá, như vậy các học viên kém hơn sẽ không có nhiều cơ hội để trả lời. Bạn có thể chỉ định học viên trước rồi mới đặt câu hỏi, câu hỏi dễ cho học viên kém và câu khó hơn cho học viên khá.
• Tập trung sửa ngữ âm cho các học viên khá. Đối với các học viên kém hơn, tạo cơ hội để học viên phát biểu nhiều hơn rồi tiến hành sửa ngữ âm dần dần.
• Luôn khen ngợi động viên tất cả các học viên như nhau để học viên cảm thấy phấn khởi học tập.
Trên đây là một số kinh nghiệm giảng dạy đối với một lớp học mà trình độ học viên không đồng đều. Bạn hãy thử áp dụng những phương pháp này xem sao. Chúc bạn thành công!