Chú ý vào những từ được sử dụng thường xuyên

Một phần của tài liệu Method for Engllish (Trang 55 - 60)

Hầu hết các từ điển hiện đại đều cung cấp cho bạn thêm rất nhiều thông tin ngoài nghĩa của từ. Những thông tin thêm này thường là cách sử dụng đúng, các lỗi thường gặp, từ đồng nghĩa, các cách nói ẩn dụ, sự khác biệt giữa Anh Anh và Anh Mỹ, và những thông tin khác về các từ mà hay được sử dụng. Bạn hãy giúp học viên khám phá những thông tin này và giúp họ sử dụng chúng một cách thành thạo. Hãy thử đố học viên của bạn xem trong số các từ được liệt kê ở trang có từ đầu là prevailing và từ cuối là priest thì từ nào là từ hay được sử dụng nhất: price, prey, previous, prevent, prickly. Hay bạn cũng có thể giúp học viên sử dụng những bảng giúp phân biệt nghĩa của các từ trong từ điển.

Trên đây chỉ là một số gợi ý nhỏ để bạn giúp học viên thực hành cách sử dụng từ điển. Chúc bạn có những giờ dạy hiệu quả và lý thú!

complement to complete a whole; bring to perfection (hoàn thành tất cả, làm cho trở nên hoàn hảo)

compliment Praise (ca ngợi, khen ngợi)

Examples The brooch complemented the ensemble created from her collection of old clothes. (Thêm cái trâm cài đầu nữa là bộ sưu tập quần áo cũ của cô ấy sẽ hoàn thiện).

Be sure to compliment the chef. (Hãy nhớ khen ngợi ngài bếp trưởng nhé).

complement to complete a whole; bring to perfection (hoàn thành tất cả, làm cho trở nên hoàn hảo)

supplement an addition to something already complete (phần bổ sung)

Examples The last addition was the complement to my collection of all Mark Twain's published work. (Thêm một cuốn nữa là bộ sưu tập các tác phẩm của Mark Twain của tôi sẽ hoàn thành).

The wine was a perfect complement to dinner. (Rượu làm cho bữa tối trở nên hoàn hảo).

The author's notes are a supplement to the original text of this publication. (Phần ghi chú của tác giả là phần bổ sung cho bản gốc của ấn phẩm này).

Nghệ thuật “mind map” trong kỹ năng viết

Bạn đã bao giờ dùng phương pháp mind map (bản đồ tư duy)? Nếu chưa, bạn hãy thử nhắm mắt lại và tưởng tượng đến cấu trúc của những chiếc mạng nhện nhé!

Trông những chiếc mạng nhện có vẻ rất yếu ớt nhưng thực tế lại rất bền chắc và là cả một kiệt tác nghệ thuật đấy bạn ạ. Nếu kiệt tác ấy được đem vào áp dụng trong việc dạy ngoại ngữ và nhất là kỹ

năng viết một cách hiệu quả thì ắt hẳn bạn sẽ trở thành một nghệ sĩ trong sử dụng ngôn ngữ rồi.

Những điểm cộng của phương pháp mind map

Sử dụng phương pháp mind map hiệu quả nhất là trong các hoạt động pre-writing. Topic của bài viết giống như những chú nhện và xung quanh là các luận điểm, luận cứ chính là các đầu mối giữ vững một mạng nhện và có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Phương pháp này giúp người học thiết kế được một dàn ý chi tiết cho bài viết, xây dựng những luận điểm nhờ đó thấy rõ mối quan hệ giữa chúng. Cũng bởi đặc tính hấp dẫn, bắt mắt và dễ hiểu, người học sẽ thấy hưng phấn hơn khi nhìn vào mind

maps - tác phẩm của riêng họ. Điều này cũng thôi thúc người học phải làm cách nào cho tác phẩm đó

trông không chỉ đẹp mà còn phải lôgic cũng giống như lập một dàn ý mạch lạc, chặt chẽ.

Làm thế nào để tạo được một mind map?

Bước 1 - Chọn topic

Thông thường, bạn sẽ đưa ra một topic và học viên cứ theo thế mà viết. Tuy nhiên, tại sao bạn không thử để học viên thử tự chọn cho mình một chủ đề mà họ yêu thích hoặc quan tâm. Chính điều đó sẽ tạo hứng thú cho học viên viết về theo sở thích và thể hiện những kiến thức họ có về đề tài đó. Nhưng từ một topic khai triển ra các ý đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của giáo viên. Bạn có thể hướng dẫn học viên cách viết các cụm danh từ sao cho ngắn gọn, dễ hiểu. Ví dụ với một chủ đề như "Why do people

start smoking?" (Tại sao mọi người lại hút thuốc?), bạn nên thực hành một vài cấu trúc liên quan đến

việc giải thích nguyên nhân cho những loại câu hỏi chỉ mục đích.

Bước 2- Ghi chép

Đối với mỗi chủ đề, bạn cũng nên yêu cầu học viên dành khoảng 1-2 phút để suy ngẫm về nó và ghi lai các ý tưởng. Nếu chưa biết diễn tả bằng tiếng Anh, học viên có thể sử dụng tiếng Việt hay từ điển. Sau đó, học viên thảo luận theo các nhóm để so sánh, đối chiếu các luận điểm và bổ sung thêm vào mind

map. Bước này giúp học viên chữa lỗi cho nhau rất hiệu quả và có thể trao đổi những ý tưởng mà ở

trên học viên không thể diễn tả bằng tiếng Anh được.

Bước 3- Nhận xét

kiến, chữa lỗi và loại bỏ những luận điểm thừa. Nhờ thế, học viên lĩnh hội rất nhanh các cách diễn đạt, cách dùng từ trong tiếng Anh. Sơ đồ có thể thay đổi, bổ sung thêm hay bỏ đi các nhánh khi có những luận điểm mới hay có những luận điểm không phù hợp. Hạt nhân chính là topic, sau đó là các nhánh gồm các luận điểm chính, từ các luận điểm chính chia ra các nhánh nhỏ hơn là các luận cứ, các ví dụ hay thống kê nào đó nhằm hỗ trợ cho các luận điểm.

Bước 4- Triển khai sơ đồ tư duy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước tiếp theo, từ sơ đồ tư duy bạn phải khéo léo chuyển chúng sang dạng dòng kẻ ngang. Trước tiên bạn nên hướng dẫn người học quan sát cấu trúc tổng thể của một bài viết sau đó triển khai ý. Đừng quên nhắc người học rằng điều quan trọng nhất trước khi làm một bài viết là phải luôn quan tâm đến đối tượng đọc bài viết của mình. Ví dụ: bạn viết một bài báo cho tạp chí, đối tượng bạn quan tâm là độc giả của báo. Nắm bắt được điều đó, người học sẽ biết cách sắp xếp các ý theo trật tự và văn phong mà họ cho là hợp lý đối với người đọc.

Bước 5- Viết

Học viên nên được khuyến khích thảo luận và viết theo cặp. Cứ sau 2 đoạn văn, học viên lại trao đổi bài viết cho nhau. Khi hoàn thành, 2 học viên lại đổi bài và chữa bài cho nhau. Không những học hỏi từ những ý tưởng của nhau, phương pháp này giúp người học luôn cảm thấy chính họ như những nhà văn thực sự khi tác phẩm của mình có độc giả đọc nó, chứ không phải là “tự biên tự diễn”.

Bước 6 – Kế thừa và phát huy

Khi học viên đã quen dần với phương pháp học này, họ sẽ tích cực sử dụng chúng. Đây thực sự là phương pháp hữu hiệu trong việc học và giảng dạy kỹ năng viết.

Giúp học viên tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh

Mục tiêu chính của một lớp học tiếng Anh giao tiếp là giúp học viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ này một cách tự tin và hiệu quả. Tuy nhiên, đây cũng chính là điều khiến nhiều giáo viên ngoại ngữ đau đầu vì làm thế nào để đạt được mục tiêu ấy lại là một câu hỏi không dễ trả lời. Nếu bạn đang gặp vấn đề tương tự thì những bí quyết giúp học viên tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh dưới đây của Matt Purland, một giáo viên tiếng Anh người bản xứ sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời.

Mục tiêu chính của một lớp học tiếng Anh giao tiếp là giúp học viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ này một cách tự tin và hiệu quả. Tuy nhiên, đây cũng chính là điều khiến nhiều giáo viên ngoại ngữ đau đầu vì làm thế nào để đạt được mục tiêu ấy lại là một câu hỏi không dễ trả lời. Nếu bạn đang gặp vấn đề tương tự thì những bí quyết giúp học viên tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh dưới đây của Matt Purland, một giáo viên tiếng Anh người bản xứ sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời.

Khó khăn lớn nhất của những học viên người Việt học tiếng Anh tại Việt Nam là không có môi trường tiếng. Vì vậy, điểm then chốt là tạo được một môi trường tiếng Anh an toàn và thuận lợi - nơi khiến học viên cảm thấy tự tin khi sử dụng tiếng Anh.

Để tạo lập được một môi trường tiếng như vậy, trước tiên bạn cần sử dụng tiếng Anh nhiều hơn và

thường xuyên hơn trong các giờ dạy trên lớp. Khi bạn làm vậy, học viên sẽ có cơ hội làm quen với

cách phát âm cũng như cách diễn đạt ý tưởng bằng tiếng Anh. Dĩ nhiên, điều này chỉ có thể trở thành hiện thực khi bạn biết nói tiếng Anh sao cho phù hợp với trình độ của học viên, nhất là đối với những người mới bắt đầu. Bạn không thể nói chuyện với học viên giống như cách bạn nói chuyện với người bản xứ qua điện thoại. Hãy nói một cách chậm rãi, từ tốn. Đối với những học viên mà vốn tiếng Anh còn mỏng thì việc bạn phát âm chuẩn xác, rõ ràng là rất quan trọng. Trình độ tiếng Anh của những học viên này chưa đủ để nhận biết sự khác biệt giữa các âm được phát ra với tốc độ thông thường của người bản xứ. Do đó, nói với tốc độ chậm hơn một chút sẽ khiến học viên cảm thấy tự tin hơn vì họ nghe được những điều bạn nói bằng tiếng Anh.Ví dụ, thay vì nói “I dunno”, hãy nói “I don’t know”. Không những thế, ngôn ngữ bạn dùng cần hết sức súc tích, ngắn gọn và dễ hiểu. Ví dụ: thay vì đưa ra một nhận xét dài như “I have to say that I really think that what you have achieved here, what you’ve done with this piece of work is excellent. Brilliant - a real triumph!” bạn có thể nói “Good! Excellent! Well done!”. Ngoài ra, cần chú ý lặp đi lặp lại các cách diễn đạt mà bạn muốn dạy học viên. Dần dần học viên sẽ hiểu ý nghĩa của các cách diễn đạt ấy cũng như thời điểm có thể sử dụng chúng. Ví dụ: bạn có thể dạy học viên những câu đơn giản như “Why are you late?”, “No good”, “Do you understand?”, “What do you want to say?” .v.v…

Môi trường tiếng không chỉ được tạo ra bởi ngôn từ mà còn bởi cử chỉ, thái độ và những thông điệp

phi ngôn từ khác của giáo viên. Học viên của bạn là những người hoàn toàn bình thường và cho dù

trình độ tiếng Anh của họ còn thấp thì họ vẫn có khả năng học tập và tiếp thu những kiến thức mới. Chính vì vậy, đừng bao giờ nhận xét điều gì với thái độ coi thường học viên. Làm vậy bạn sẽ khiến họ thấy tự ti, mặc cảm và ngại giao tiếp bằng tiếng Anh. Thêm vào đó, 90% thông điệp mà chúng ta truyền tải tới người nghe là nhờ giao tiếp phi ngôn từ. Bởi vậy, khi học viên có tiến bộ cho dù tiến bộ ấy là rất nhỏ, hãy khen ngợi họ bằng lời nói và bằng cả cử chỉ của bạn. Sự động viên, khen ngợi đúng lúc sẽ là động lực giúp học viên của bạn vượt qua những khó khăn khi học ngoại ngữ. Chẳng hạn, đôi khi học viên của Matt cảm thấy chán nản và nói rằng họ không hiểu nổi chuyện gì đang diễn ra. Khi họ nộp bài, cho dù bài đó dày đặc lỗi ông vẫn nói với họ rằng “It’s OK for this level”. Trong những trường hợp tương tự, hãy làm cho học viên hiểu rằng những tiến bộ nhỏ có giá trị không kém những tiến bộ lớn vì chính những tiến bộ nhỏ sẽ tạo ra những tiến bộ lớn, thậm chí vượt bậc trong quá trình học tập. Những hoạt động giao tiếp diễn ra trong môi trường tiếng thực tế thường rất đa dạng và phong phú. Bởi vậy, để môi trường tiếng trong lớp học giống thực tế hơn thì việc đa dạng hoá các hoạt động học

tập là hết sức cần thiết. Thông thường, người lớn chỉ có thể duy trì sự tập trung cao độ và liên tục

trong khoảng 20 phút nên các hoạt động học tập không nên kéo dài quá khoảng thời gian này. Ví dụ: trong một giờ học, đầu tiên Matt yêu cầu học viên thảo luận về công việc lý tưởng (ideal job) trong 15 phút, sau đó cả lớp học từ vựng về nghề nghiệp trong 10 phút. Tiếp đó, học viên làm bài tập viết của riêng mình, sau đó các cặp chữa bài chéo và cuối cùng các nhóm nhận xét về bài viết của các thành viên nhóm mình. Ngoài ra, bạn có thể khai thác những đoạn thông tin tuyển dụng bằng tiếng Anh trên báo làm phần thảo luận mở rộng .v.v…

Một môi trường tiếng thuận lợi và an toàn là nơi học viên được khuyến khích sử dụng những gì đã

học được để giao tiếp bằng tiếng Anh. Giáo viên hoàn toàn có thể thực hiện được điều này bằng

cách có mặt ở những nơi có học viên và sẵn sàng nói chuyện cởi mở bằng tiếng Anh với họ trong giờ nghỉ giải lao hay sau khi tan học. Việc này có rất nhiều ích lợi. Thứ nhất, giáo viên sẽ thiết lập được

mối quan hệ tốt và chặt chẽ với học viên. Nhờ đó, bạn có thể nắm vững được tốc độ tiến bộ của học viên trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh. Thứ hai, đây là động lực thúc đẩy học viên sử dụng những gì họ đã học được trong thực tế. Ngôn ngữ vốn là tấm gương phản chiếu cuộc sống. Cuộc sống luôn thay đổi và biến chuyển nên ngôn ngữ cũng luôn thay đổi cho phù hợp với diện mạo mới của cuộc sống. Chỉ có sử dụng những gì đã học được thì học viên mới sẵn sàng giao tiếp bằng tiếng Anh khi đã kết thúc khoá học.

Một nhân tố khác giúp tạo ra môi trường tiếng an toàn và thuận lợi cho người học là kỷ luật nghiêm

minh - nhờ đó học viên cảm thấy an toàn và được khuyến khích thử nghiệm vốn ngoại ngữ của họ mà

không sợ bị trêu chọc hay chế nhạo. Nếu một học viên cứ liên tục chiếm phần lớn thời gian của lớp, dù là thể hiện bản thân hay bày trò chọc phá, thì các học viên khác sẽ nản lòng và không hứng thú với việc tham gia xây dựng bài. Những học viên lười thì có cảm giác rằng bài học không cần đến sự đóng góp, tham gia của mình. Còn những học viên nhút nhát hơn thì tìm thấy lý do biện hộ cho việc không tham gia xây dựng bài của mình. Không những thế, việc một học viên cứ liên tục chiếm thời gian của lớp sẽ khiến sự nhiệt tình và hứng thú tham gia xây dựng bài của những học viên ít nói hơn dần dần bị phai nhạt. Chính vì vậy, trách nhiệm của người thầy là trung thành với những nguyên tắc đã được thiết lập từ đầu khoá học, thực hiện những gì đã được quy định và đưa ra những quyết đinh trong giới hạn cho phép của nội quy lớp học. Ví dụ: giáo viên không thể nhắc nhở một học viên đang sử dụng ngôn từ thiếu lịch sự khi chính họ cũng sử dụng những cụm từ ấy hoặc yêu vầu học viên đi học đúng giờ khi chính họ là người luôn đi muộn. Tương tự, việc không chuẩn bị bài kỹ càng sẽ là một gương xấu cho học viên và khiến nhiều học viên không muốn tham gia vào bài học.

Tóm lại, việc tạo ra một môi trường tiếng an toàn và thuận lợi để học viên cảm thấy tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh hoàn toàn nằm trong tầm tay của các giáo viên ngoại ngữ. Chúc thầy cô luôn có những giờ lên lớp thú vị và chất lượng.

Giải pháp cho lớp học có trình độ học viên không đồng đều

Khi phụ trách một lớp học mà trình độ học viên quá chênh lệch, điều bạn cảm thấy khó nhất chính là làm sao có thể tìm được một hoạt động chung cho cả lớp. Điều này đôi khi bất khả thi vì một trò chơi hay bài tập có thể là quá khó với nhóm này nhưng lại là quá nhàm chán đối với nhóm khác. Có phải bạn thường

Một phần của tài liệu Method for Engllish (Trang 55 - 60)