0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Giúp học viên nhận ra tầm quan trọng của ngữ pháp

Một phần của tài liệu METHOD FOR ENGLLISH (Trang 45 -52 )

Việc viết những câu có ngữ pháp chính xác là điều tối quan trọng trong các văn bản hành chính như đơn xin việc. Nói và viết đúng ngữ pháp đều tạo được ấn tượng tốt với người đọc, người nghe và giúp cho nội dung dễ hiểu hơn. Bạn hãy khuyến khích học viên tự sửa những lỗi ngữ pháp trong bài của mình hoặc đưa ra những bài tập chữa lỗi để học viên có thể nhận ra những lỗi thường gặp và tránh mắc phải lần sau.

Học viên nào cũng hiểu rằng việc học ngữ pháp rất khó những cũng vô cùng hữu ích. Tuy nhiên học viên có thể thấy rất hào hứng khi học ngữ pháp hoặc thấy nó thật nhàm chán. Có nhiều lý do giải thích cho những phản ứng trên. Những học viên đã từng tham gia các khóa học ngữ pháp trước đó nhưng lại chỉ được nghe những bài giảng lý thuyết ngữ pháp buồn tẻ và làm các bài tập ngữ pháp đơn điệu nên những học viên này luôn có ấn tượng rằng các khóa học ngữ pháp thật nhàm chán. Điều này chứng tỏ phương pháp giảng dạy rất quan trọng. Bạn hãy cố gắng khiến cho học viên cảm thấy hứng thú với môn học có vẻ rất khô khan này bạn nhé!

Thử thách với việc giảng dạy bộ môn nghe

Việc luyện nghe cũng tương tự như việc đi bộ giảm cân. Nếu ngay buổi luyện tập đầu tiên bạn đã quyết định đi 7 cây số thì có thể bạn sẽ may mắn đi bộ được hết quãng đường nhưng có lẽ sau lần đó, bạn sẽ không còn hào hứng với việc đi bộ giảm cân nữa.

Đối với một giáo viên tiếng Anh thì việc giảng dạy bộ môn nghe quả là một thử thách không đơn giản chút nào bởi đây là một kỹ năng cần rất nhiều thời gian để luyện tập. Hơn nữa, cần phải thường xuyên luyện tập và đôi khi, học viên cảm thấy nản chí vì không thấy rõ được sự tiến bộ qua từng ngày vì những tiến bộ này rất nhỏ. Việc rèn luyện kỹ năng nghe cũng không hề đơn giản vì khi nghe tiếng Anh, không hề có những quy tắc như trong bộ môn ngữ pháp hay các bài tập chuyên đề như trong bộ môn nói và viết.

Một trong những điều khiến học viên dễ nản lòng nhất khi nghe tiếng Anh là họ cảm thấy không hiểu những điều họ đang nghe thấy. Nhiều học viên cố gắng nghe và dịch từng từ một. Một số khác lại tự ti cho rằng mình không thể nghe hiểu được tiếng Anh. Nhiệm vụ của người giáo viên dạy nghe chính là giúp cho học viên hiểu được rằng việc họ không nghe hiểu được tiếng Anh cũng là một điều có thể chấp nhận được và điều này có thể cải thiện được. Bạn cũng nên lưu ý rằng không phải học viên nào cũng dễ dàng chấp nhận thực tế này. Nhưng nếu bạn thuyết phục được các học viên của mình thì đó là điều đáng kể nhất giúp họ có thể tiến bộ vượt bậc trong việc rèn luyện kỹ năng nghe. Ngoài ra, trong quá trình luyện nghe, học viên nên kết hợp rèn luyện ngữ âm, ngữ pháp để làm quen với các kiến thức xuất hiện trong bài nghe.

Một điều quan trọng nữa là hãy giúp học viên rèn luyện thói quen nghe tiếng Anh thường xuyên nhưng mỗi lần nghe không nên kéo dài, chỉ cần tập trung nghe trong 10 phút là đủ. Điều này cũng tương tự như việc đi bộ giảm cân. Nếu ngay buổi luyện tập đầu tiên bạn đã quyết định đi 7 cây số thì có thể bạn sẽ may mắn đi bộ được hết quãng đường nhưng có lẽ sau lần đó, bạn sẽ không còn hào hứng với việc đi bộ giảm cân nữa. Bạn cần phải luyện tập dần dần từ những bước nhỏ và quãng đường ngắn. Thời gian nghe cũng như quãng đường đi bộ sẽ ngày càng được kéo dài hơn để nâng cao hiệu quả của việc luyện tập.

Bạn hãy động viên học viên của mình xem một đoạn phim, nghe nhạc, nghe bản tin bằng tiếng Anh nhưng đừng bắt học viên xem cả bộ phim hay nghe một chương trình kéo dài suốt vài tiếng đồng hồ. Việc dành ra mỗi ngày khoảng 10 phút để luyện nghe là vừa đủ để đạt được những bước tiến vững chắc. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ luôn khích lệ học viên để họ không nản chí vì phương pháp này không mang lại những hiệu quả tức thời như nhiều người mong muốn nhưng chỉ sau 2 hoặc 3 tháng, các học viên của bạn sẽ thực sự bất ngờ trước sự tiến bộ vượt bậc của mình. Chúc bạn và các học viên thành

công!

Những kỹ xảo cho giờ học nghe thành công

Một giáo viên có kinh nghiệm luôn trang bị cho mình phương pháp giảng dạy thích hợp cho học viên. Và họ cũng không quên những bí quyết dù đơn giản nhưng góp phần không nhỏ cho sự thành công của mỗi giờ lên lớp.

Những kỹ xảo sau đây rất cần thiết cho giờ học nghe trong việc khuyến khích, động viên học viên phát triển kĩ năng của họ.

Trước khi nghe:

Hãy nói với học viên của bạn rằng họ không nên lo lắng khi họ không thể nghe và hiểu hết từng từ một. Hãy khuyên học viên chỉ nên nghe các từ quan trọng.

Nếu có thể, hãy chắc chắn rằng học viên biết họ sẽ nghe về vấn đề gì trước khi bắt đầu. Hãy giải thích rằng họ chỉ nên tập trung vào những thông tin mà họ cần.

Đưa ra hai hay ba câu hỏi tổng quát về vấn đề sẽ được đưa ra trong bài nghe.

Nếu có thể, hãy kiểm tra những từ mà học viên chưa biết. Dạy những từ mới này để tránh việc chúng sẽ can thiệp vào quá trình nghe và hiểu.

Đề nghị học viên đưa ra ý kiến về chủ đề được nói đến trong bài nghe. Việc này sẽ giúp học viên hứng thú và tập trung hơn.

Đừng chọn những bài tập nghe quá dài. Nếu cần thiết, hãy dừng băng ở một số đoạn và kiểm tra lại những gì mà học viên đã nghe và hiểu được.

Trong quá trình nghe:

• Như một nguyên tắc tối thiểu, hãy bật đoạn băng lần đầu tiên để nghe ý chính. Rồi sau đó bật lại lần nữa để nghe chi tiết.

• Đề nghị học viên ghi lại ngày tháng, tên người và địa điểm (nếu có) xuất hiện trong bài nghe. • Chia học viên ra thành từng nhóm nhỏ và giao cho mỗi nhóm nhiệm vụ khác nhau (có thể là những câu hỏi khác nhau). Tráo đổi câu trả lời của nhóm này cho nhóm khác, cho họ nghe lại và kiểm tra câu trả lời.

• Đừng ngại bật lại đoạn băng cho học viên, đặc biệt cho những nhóm học viên chưa hiểu hết bài nghe.

Sau khi nghe:

Yêu cầu học viên so sánh bài trả lời của họ và thảo luận theo đôi hoặc theo nhóm những gì họ đã nghe và hiểu.

Khuyến khích học viên phản hồi lại những gì họ đã nghe. Ví dụ, lúc thích hợp giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi như: Do you agree? Đồng thời hãy khuyến khích tranh luận bởi điều này sẽ khiến học viên có tư duy sâu sắc hơn.

Yêu cầu từng đôi/ nhóm viết một đoạn tóm tắt về ý chính trong bài. Sau đó, học viên sẽ so sánh và kiểm tra xem họ đã đưa ra được hết các ý chính chưa.

Bật đoạn băng một lần nữa rồi yêu cầu học viên nói to “Stop” ở đoạn có câu trả lời mà họ đã nghe trước đó.

Đề nghị học viên ghi ra trong cuốn sổ của họ những từ mới họ thấy cần thiết và ghi nhớ. Hy vọng là khi thực hiên linh hoạt các bước trên đây, giáo viên sẽ có những giờ dạy nghe thành công.

Phát triển chiến lược đặt câu hỏi

Cố gắng lôi cuốn người học vào những giờ thảo luận tiếng Anh trên lớp có thể gây chán nản nếu giáo viên không phát triển các chiến lược đặt câu câu hỏi hợp lý.

Bí quyết của chiến lược này là chọn các câu hỏi dễ cho người học và hoạch định dạng thức câu hỏi cho phù hợp với trình độ ngôn ngữ hiện tại của học sinh. Có đôi lúc, giáo viên cần biết chấp nhận những từ/cụm từ đơn làm câu trả lời đúng. Đừng cố bắt học sinh phải trả lời bằng câu đầy đủ.

Đối với những học sinh nhỏ tuổi, mới làm quen với ngoại ngữ, giáo viên càng chỉ dẫn rõ ràng càng tạo điều kiện cho học sinh thực hiện chính xác yêu cầu. Hãy nói cho người học biết trước những câu hỏi nào họ có trách nhiệm trả lời và cho phép học sinh có thời gian suy nghĩ và chuẩn bị câu trả lời. Trong phần dưới đây, Global Education xin đưa ra một số chiến lược câu hỏi cơ bản giúp các bạn tham khảo.

Hệ Thống Câu Hỏi

• Yêu cầu những người mới đến chỉ vào bức tranh hay một từ để biểu lộ kiến thức cơ bản của họ.

"Point to the penguin."

(Hãy chỉ vào con chim cánh cụt.)

• Sử dụng gợi ý hình ảnh, đặt câu hỏi đảo (yes/no questions).

"Is a penguin a fish?"

(Chim cánh cụt có phải là một loại cá không?)

• Đặt câu hỏi “hoặc là” (either/or questions) trong đó đã cài sẵn câu trả lời.

"Is a penguin a mammal or a bird?”

(Chim cánh cụt là một loài thú hay chim?)

• Tách các câu hỏi phức tạp ra làm nhiều bước.

"Look at the mammals. Find the bear, the dog and the cat. Why are these animals all mammals? How are they the same?"

(Hãy nhìn vào những con thú này. Chỉ ra con gấu, con chó và con mèo. Vì sao những con vật này đều là loài thú? Chúng giống nhau như thế nào?)

• Hỏi những câu hỏi đơn giản “ở đâu” và “như thế nào” ("how" and "where" questions) mà có thể được trả lời bằng một cụm từ hay một câu ngắn.

"Where do penguins live?" "How do bats hear?"

(Chim cánh cụt sống ở đâu? Con dơi nghe bằng cách nào?)

• Đừng trông chờ học sinh trả lời những câu hỏi mở chung chung (broad open-ended

questions).

"How do fish breathe underwater?"

(Cá thở dưới nước như thế nào?)

Mỗi câu hỏi trên đây nhằm vào những mục tiêu giảng dạy khác nhau và dành cho các đối tượng khác nhau phụ thuộc vào mục tiêu bài dạy của giáo viên. Vì vậy, bạn nên linh hoạt sử dụng các chiến lược trên một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!

Nghệ thuật dạy một lớp đông học viên

Đặc điểm của một lớp dạy ngoại ngữ là số học viên không quá đông. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay thì tiêu chí này không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Vậy làm thế nào người giáo viên có thể đạt được chất lượng giảng dạy khi mà học viên trong lớp vượt quá số lượng cho phép?

Những thách thức khi bạn giảng dạy tại một lớp đông học viên:

1. Giữ kỷ luật của lớp học trong suốt quá trình giảng dạy.

2. Xử lý các vấn đề gây ra do sự chênh lệch độ tuổi, trình độ, cách thức tiếp cận của từng học viên.

3. Quan tâm đến tất cả mọi học viên trong một giờ học.

4. Cung cấp đủ sách, tài liệu học tập, tham khảo hay các công cụ hỗ trợ giảng dạy.

Làm thế nào để bạn có thể tận dụng công cụ làm việc nhóm?

Trong một lớp đông học viên thì việc làm việc theo cặp hay theo nhóm sẽ khiến học viên trong cùng cặp hoặc nhóm có thể giúp đỡ nhau trong suốt quá trình học tập. Chúng sẽ không còn cảm thấy chán nản khi suốt cả giờ cứ phải nghe giáo viên độc diễn. Bạn có thể sử dụng một trong các cách sau để tiến hành chia nhóm hay cặp cho học viên.

Xếp những học viên có trình độ khác nhau vào cùng một nhóm: Nếu xếp học viên theo

nhóm như thế này, các học viên khá hơn có thể giúp đỡ các học viên kém hơn.

Xếp những học viên có cùng trình độ vào cùng một nhóm: Đối với những nhóm có khả

năng học và tiếp thu nhanh hơn, giáo viên có thể để cho các học viên tự làm quen với công việc hay nhiệm vụ học tập của mình. Trong khi đó, giáo viên có thể dành nhiều thời gian và sự quan tâm hơn cho những nhóm yếu kém.

Một điều chú ý khi bạn phân nhóm học tập là bạn cần chỉ định những học viên khá và nhanh nhẹn làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng sẽ giúp bạn quản lý các học viên trong nhóm, chịu trách nhiệm về các hoạt động của học viên và giúp các học viên yếu hơn bắt kịp với tốc độ của hoạt động hay nhiệm vụ học tập mà giáo viên đã giao. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải đi xung quanh lớp, quan sát các học viên làm việc và đưa ra những lời khuyên hay khuyến khích học viên một cách kịp thời.

Bạn sẽ xử lý thế nào nếu bạn có quá ít sách giáo khoa hay tài liệu cho một lớp quá đông học viên?

Nếu bạn không có đủ sách giáo khoa cho tất cả mọi học viên, hãy cho chúng làm việc theo nhóm, mỗi nhóm sử dụng chung một cuốn sách giáo khoa.

Nếu bạn chỉ có một cuốn sách giáo khoa duy nhất, hãy cho mỗi nhóm lần lượt được sử dụng sách một lần. Trong khi một nhóm làm việc với SGK thì các nhóm khác sẽ tiến hành các hoạt động học tập với chủ điểm chính là nội dung bài học hôm đó. Ví dụ: Nếu chủ điểm của bài học là “Cuộc sống gia đình” thì những nhóm chưa được đọc sách có thể thực hiện một hoạt động học tập nhỏ sau đây: Liệt kê những từ hoặc cụm từ liên quan đến chủ điểm “Cuộc sống gia đình” hoặc thảo luận hay nói về gia đình của họ. Những nhóm đã được đọc sách có thể thực hiện các hoạt động sau: Họ có thể nói về những gì họ đã được đọc trong sách hay viết một đoạn văn ngắn tóm tắt lại những gì họ vừa đọc. Đến cuối buổi học, hãy đảm bảo rằng mỗi nhóm đều đã được làm việc với SGK ít nhất là một lần.

Ngoài ra bạn cũng có thể chữa cháy tình huống bằng một số cách như sau:

• Ghi những đoạn quan trọng, ý chính hay một số từ khóa quan trọng trong bài lên bảng trước khi dạy.

• Đọc chính tả bài khóa cho học sinh. Như vậy học sinh vừa luyện được kỹ năng nghe hiểu, vừa luyện viết đúng chính tả và mỗi học sinh sẽ có một bản sao của bài khóa trong vở.

Làm thế nào để bạn giữ được kỷ luật của lớp học với quá đông học viên?

Hãy thiết lập những giao ước giữa học viên và giáo viên trong lớp. Những giao ước đó phải rõ ràng và cụ thể, ví dụ như:

• Các em phải làm việc một cách yên lặng.

• Các em có thể trao đổi bàn bạc ý kiến nhưng không nói to làm ảnh hưởng đến các bạn khác. • Tất cả những trao đổi của các em trong lớp đều phải bằng Tiếng Anh.

Đối với những học viên đã hoàn thành phần việc vủa họ, bạn nên yêu cầu họ đọc trước những phần tiếp theo hoặc giao cho họ thêm một số phần việc nữa để khiến họ bận rộn với những nhiệm vụ mới. Ngoài ra, nhóm trưởng đã được chỉ định cũng sẽ giúp bạn duy trì kỷ luật trong nhóm.

Trên đây là một số biện pháp khắc phục những khó khăn mà chúng ta thường gặp phải khi giảng dạy tại một lớp có quá đông học viên. Hy vọng bạn có thể rút ra được những phương thức hỗ trợ hiệu quả để giờ học vẫn đảm bảo được chất lương mà không bị nhàm chán.

Một phần của tài liệu METHOD FOR ENGLLISH (Trang 45 -52 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×