PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC

Một phần của tài liệu baocao193UBNDtinh (Trang 26 - 28)

LĨNH VỰC

1. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

- Phấn đấu giá trị sản xuất ngành Nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng bình quân 3,5-4,0%/năm. Cơ cấu ngành nông lâm thủy sản (GTSX theo giá HH) đến năm 2020: Nông nghiệp 91,9%, lâm nghiệp 0,64%, thủy sản 7,46%. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi lên khoảng 56,3%, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt còn khoảng 36,3% vào năm 2020.

- Triển khai có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với giải quyết lao động nông thôn đến 2020; các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng

nông thôn mới để tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2017.

- Phát triển mạnh đàn bò sữa, đàn lợn, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, trong đó tập trung phát triển chăn nuôi ở địa bàn trung du, miền núi, vùng ven sông; giảm dần và tiến tới không chăn nuôi ở đô thị, ven đô thị và trong khu dân cư.

- Trong trồng trọt tập trung phát triển hàng hóa rau quả ở các vùng đồng bằng, ven đô. Mở rộng các vùng trồng trọt hàng hoá tập trung. Đẩy mạnh áp dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm trồng trọt.

- Chuyển mạnh sang sản xuất nông sản sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp nhất là sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chế biến nông sản và sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

2. Phát triển công nghiệp

- Phát triển công nghiệp thật sự trở thành động lực cho sự phát triển của tỉnh. Tập trung phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng lớn, có nhiều sản phẩm tham gia xuất khẩu. Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ. Duy trì phát triển ngành điện tử, dệt may, giầy dép để trở thành ngành trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu. Hình thành các trung tâm công nghiệp theo vùng với lợi thế và nguồn lực từng địa phương. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân khoảng 6,5-7,0%/năm.

- Tập trung mở rộng sản xuất và tăng tỉ lệ nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp chủ lực như ô tô, xe máy. Khuyến khích phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô, xe máy; điện tử, tin học; cơ khí chế tạo; sản xuất vật liệu xây dựng; dệt may, da giày,...

- Từng bước phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao như điện tử gia dụng (điện thoại, máy điều hoà không khí, ti vi, tủ lạnh, máy giặt,…). Phát triển công nghệ tin học, chủ yếu tập trung vào sản xuất lắp ráp các thiết bị tin học. Đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghệ cao của vùng.

- Tập trung phát triển sản xuất sản phẩm có thế mạnh như gạch ceremic, gạch ốp lát; vật liệu xây dựng có nguồn nguyên liệu tại chỗ (như gạch ngói, cát sỏi), các loại vật liệu lợp, vật liệu chịu lửa, bê tông và cấu kiện bê tông đúc sẵn. Khuyến khích đầu tư sản xuất gạch không nung từ nguyên liệu đất đồi.

- Phát triển các khu công nghiệp tập trung theo quy hoạch được duyệt; Tập trung xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cho các khu công nghiệp, nhất là ở khu CN ở khu vực Bình Xuyên và các khu công nghiệp dự kiến thành lập mới

các KCN Tam Dương I và Sông Lô I, Lập Thạch I, Thái Hòa – Liễn Sơn.

- Xây dựng Khu công nghiệp chuyên ngành chế biến đồ uống, chế biến nông lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng hướng tới xuất khẩu; Chế biến thức ăn chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ nhu cầu tại địa phương.

- Phát triển tiểu, thủ công nghiệp và làng nghề nông thôn. Tập trung sản xuất các sản phẩm từ mây tre đan, các sản phẩm từ gỗ và sản phẩm gỗ mỹ nghệ xuất khẩu. Hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống đã và đang được khôi phục như đá Hải Lựu, rèn Lý Nhân, mộc Bích Chu, Thanh Lãng, gốm Hương Canh, thêu ren Tân Phong. mây tre đan Triệu Đề... Phát triển các làng nghề mới.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho sát với thực tế các cơ chế chính sách hỗ trợ cho cụm công nghiệp của tỉnh đã ban hành; Phát triển các cụm công nghiệp theo Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp đến năm 2020 đã được duyệt; thành lập mới từ 3-5 cụm công nghiệp. Từng bước giải quyết ô nhiễm môi trường trong các làng nghề nông thôn.

3. Các ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu baocao193UBNDtinh (Trang 26 - 28)