Các lĩnh vực văn hóa xã hộ

Một phần của tài liệu baocao193UBNDtinh (Trang 32 - 36)

- Phấn đấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng khoảng 11%/năm Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt khoảng 90 nghìn tỷ đồng; doanh thu du lịch

9. Các lĩnh vực văn hóa xã hộ

9.1. Giáo dục - đào tạo

- Thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo theo Chương trình hành động số 66/CTr/TU ngày 27/1/2014 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 4664/KH-UBND ngày 27/8/2014 của UBND tỉnh. Triển khai thực hiện tốt và có hiệu quả Đề án số 6584/ĐA-UBND ngày 30/10/2014 của UBND tỉnh về dạy

và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục và đào tạo đến năm 2020.

- Từng bước quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới trường lớp các cấp học, ngành học. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập nói chung và từng bước phổ cập cho trẻ mẫu giáo từ 3-4 tuổi.

- Đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và liên thông giữa các chương trình giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo; xây dựng xã hội học tập, đa dạng hóa phương thức học tập; chú trọng xây dựng mối quan hệ giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội; nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá trường học.

- Đổi mới chính sách thu hút trí thức có trình độ cao, giáo viên giỏi về công tác tại tỉnh. Thực hiện đầy đủ chế độ nhất là đối với giáo viên mầm non, giáo viên miền núi. Đào tạo bổ sung và đào tạo lại đội ngũ giáo viên theo hướng nâng cao chất lượng, trình độ ngoại ngữ, tin học và kiến thức quản lý.

- Tăng tỷ lệ vốn đầu tư cơ sở vật chất trường lớp học và trang thiết bị cho bậc học mầm non đảm bảo đủ phòng học đạt chuẩn quốc gia; đầu tư bổ sung và tăng cường trang thiết bị học tập theo hướng chuyên sâu cho các trường phổ thông từ tiểu học đến THCS theo chuẩn quốc gia và phù hợp với đặc thù của từng trường.

- Thực hiện có hiệu quả Đề án dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo theo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh. Tăng cường mối quan hệ giữa dạy nghề với thị trường lao động, giữa các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp. Đẩy mạnh tư vấn, hướng nghiệp trong nhà trường.

- Phát triển các chương trình giáo dục thường xuyên, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm mở rộng các hình thức học tập đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

- Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ phòng học kiên cố ở bậc học mầm non và bậc học phổ thông đạt 100%; huy động 95% trẻ 3-5 tuổi ra lớp mẫu giáo, 100% trẻ 6 tuổi ra lớp 1; 100% giáo viên mầm non và tiểu học đạt chuẩn và trên chuẩn; phấn đấu trên 95% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, bổ túc THPT, TCCN và trung cấp nghề (trong đó vào THPT 65-70%); 100% các trường đạt chuẩn quốc gia: bậc mầm non và tiểu học trước năm 2018; bậc THCS và THPT trước năm 2020; đảm bảo 100% các trường phổ thông có đủ các phòng chức năng, trang thiết bị dạy học.

9.2. Chăm sóc sức khỏe nhân dân

huyện, xã theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối.

- Tập trung bố trí ngân sách tỉnh và xin hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị Bệnh viện đa khoa tỉnh (quy mô 1.000 giường); Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên (quy mô 600 giường); Bệnh viện Sản - Nhi và Trung tâm ung bướu (quy mô 500-700 giường).

- Đầu tư nâng cấp một số cơ sở y tế tuyến tỉnh; phát triển mạng lưới y tế cơ sở, duy trì 100% số trạm y tế xã, phường đạt chuẩn quốc gia. Có cơ chế khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập, đặc biệt là bệnh viện tư nhân chất lượng cao; đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế chuyên sâu nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân.

- Tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi và một số chuyên khoa; thực hiện tốt chế độ luân phiên đối với người hành nghề có thời hạn tại các cơ sở y tế công lập; thực hiện kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ y bác sỹ theo địa chỉ và thực hiện tốt chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh;

- Củng cố và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Thực hiện được kỹ thuật y học cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh tại các Bệnh viện tuyến tỉnh. Đẩy mạnh công tác chăm sóc, tư vấn sức khỏe ban đầu; từng bước thiết lập lại hệ thống chuyển tuyến trong khám bệnh, chữa bệnh; tham gia vào mạng lưới bệnh viện vệ tinh; chú trọng phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

- Tiếp tục triển khai Chính sách quốc gia về thuốc. Cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, máu, chế phẩm máu và trang thiết bị có chất lượng với giá cả hợp lý. Sử dụng thuốc và trang thiết bị hợp lý, an toàn và hiệu quả.

- Phấn đấu đạt tỷ lệ giường bệnh/1 vạn dân đến năm 2020 (không kể giường bệnh tại trạm y tế xã) đạt 32 giường; 100% thôn bản có nhân viên y tế, 100% trạm y tế xã có bác sỹ; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật; khống chế các bệnh truyền nhiễm, các bệnh gây dịch thường gặp và mới nổi; phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về trạm y tế xã hoàn thành vào năm 2017.

9.3. Lao động việc làm và an sinh xã hội

- Xây dựng xong và đưa vào khai thác sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường lao động vào năm 2016.

- Đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường năng lực cho cán bộ Trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu tỉnh; Phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm theo Quy hoạch được duyệt; Xây dựng quy chế phối hợp giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề trong việc đào tạo nguồn nhân lực và tuyển dụng lao động của tỉnh vào làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn.

động của sàn giao dịch việc làm. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, trong đó tập trung vào thị trường mới, có tiềm năng, an toàn và có thu nhập cao cho lao động. Đẩy mạnh các hình thức hợp tác đưa lao động có trình độ, tay nghề đi làm việc ở nước ngoài như: đưa điều dưỡng viên, người lao động đi làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hoà liên bang Đức...

- Tăng cường hỗ trợ trực tiếp tạo việc làm thông qua việc tiếp tục cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ giải quyết việc làm địa phương, dành các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp đối với người thất nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng thu hút nhiều lao động. Quan tâm hỗ trợ giải quyết việc làm nhất là cho người dân các địa phương dành đất phát triển kinh tế - xã hội.

- Thực hiện tốt và có hiệu quả Đề án dạy nghề và giải quyết việc làm, đề án về xuất khẩu lao động đến 2020; Tiếp tục thực hiện và triển khai đồng bộ nhóm giải pháp có hiệu quả thiết thực, huy động xã hội hóa mạnh mẽ để đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết 30/2008/NQ của Chính phủ, Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ 2011-2020.

- Đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng trung tâm nuôi dưỡng và phục hồi chức năng người tâm thần tỉnh; Thực hiện tốt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020, Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp cho người khuyết tật giai đoạn 2012-2020.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời có hiệu quả các chính sách về bảo trợ xã hội. - Triển khai, thực hiện tốt và có hiệu quả đề án BHYT toàn dân giai đoạn 2014- 2015 và đến năm 2020. Thực hiện tốt công tác BHXH, BHYT theo Chương trình hành động số 49-CTr/TU ngày 16/5/2013 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 163/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

9.4. Văn hoá- thể thao, thông tin truyền thông

Bảo tồn, khai thác, phát huy có hiệu quả văn hoá vật thể và phi vật thể. Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới. Đẩy mạnh phong trào thể thao quần chúng, đồng thời chú trọng thể thao chuyên nghiệp nhằm nâng cao thành tích, vị thế trên đấu trường quốc gia, quốc tế và khu vực.

Đầu tư hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã thôn đảm bảo đủ tiêu chí về văn hóa cho 100% xã nông thôn mới. Tập trung đầu tư xây dựng xong và đưa vào sử dụng khu đào tạo vận động viên thể thao của tỉnh. Từng bước triển khai đầu tư Khu liên hiệp thể thao của tỉnh. Thực hiện việc khai thác và sử

dụng có hiệu quả thiết chế nhà hát lớn, văn miếu tỉnh, bảo tàng tỉnh, khu di tích danh thắng tây thiên gắn với phát triển dịch vụ du lịch của địa phương.

Lập Quy hoạch tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn toàn tỉnh; Xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các hội văn học nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sỹ; có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ sáng tạo và phổ biến các tác phẩm có giá trị, phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng và phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc.

Hoàn thành việc chuyển đổi số hóa phát thanh truyền hình trên địa bàn. 100% cán bộ công chức được trang bị máy tính và sử dụng thành thạo các ứng dụng nền tảng phục vụ nền hành chính điện tử. Nâng cao chất lượng hoạt động báo chí, xuất bản cả về nội dung hình thức để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Phấn đấu đến năm 2020 có từ 85 đến 90% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 75% làng, thôn, khu phố đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, 90% đơn vị đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa, 95% làng, thôn thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ, quy ước - hương ước văn hóa. Có khoảng 50% dân số luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên.

Một phần của tài liệu baocao193UBNDtinh (Trang 32 - 36)