Nhóm giải pháp về vốn đầu tư

Một phần của tài liệu baocao193UBNDtinh (Trang 40 - 41)

I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

2.Nhóm giải pháp về vốn đầu tư

Để đạt được nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân trong 5 năm 2016-2020 khoảng 7-7,5%/năm thì nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho cả giai đoạn là 133-135 nghìn tỷ đồng, bình quân tăng khoảng 9-9,5%/năm, trong đó: vốn Ngân sách Nhà nước khoảng 33 nghìn tỷ đồng; vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước (DDI) khoảng 26 nghìn tỷ đồng; vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khoảng 28 nghìn tỷ đồng; vốn đầu tư của Bộ, ngành TW đầu tư trên địa bàn khoảng 2 nghìn tỷ và vốn dân cư khoảng 45 nghìn tỷ đồng.

Các giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư

- Xây dựng tiêu chí phân bổ vốn đầu tư tạo điều kiện để các cấp, các ngành chủ động trong việc khai thác vốn đầu tư.

- Rà soát lại quỹ đất để tạo điều kiện thông thoáng nhất để đấu giá quyền sử dụng đất.

- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn có phương án chuyển đổi để giải phóng nguồn vốn, tạo nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.

- Rà soát lại cơ cấu thu ngân sách, đảm bảo thu hợp lý và nuôi dưỡng nguồn thu để tăng thu, chống thất thu.

- Triển khai thực hiện tốt Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư sửa đổi… để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đầu tư phát triển. Tạo sân chơi bình đẳng đối với đầu tư trong nước và ngoài nước cũng như giữa các khu vực tư nhân và DNNN. Tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng và bình đẳng để các doanh nghiệp có cơ hội nhiều hơn trong kinh doanh và sản xuất.

- Khuyến khích các hộ tư nhân làm giàu chính đáng, phát huy lợi thế so sánh của địa phương (phát triển dịch vụ du lịch, trang trại,…), chuyển đối cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp; chuyển dịch một bộ phận lớn lao động và gia đình sang lĩnh vực dịch vụ, thương mại. Huy động tối đa các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân (tài sản tích trữ, để dành), tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn, tin cậy, ổn định để lôi cuốn các hộ bỏ vốn đầu tư kinh doanh.

- Khuyến khích đầu tư các lĩnh vực, ngành nghề có lợi thế so sánh như: cơ khí chế tạo các loại phụ tùng ô tô và xe máy; phát triển các dịch vụ du lịch, khu vui chơi giải trí; các dự án chế biến rau, quả xuất khẩu và các sản phẩm chăn nuôi. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình đăng ký đầu tư và triển khai dự án. Tăng cường xúc tiến đầu tư tại chỗ. Giải quyết tốt những vướng mắc đang gây trở ngại đối với nhà đầu tư.

- Tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn ODA đã cam kết là một trong những giải pháp nhằm tạo điều kiện vận động tìm kiếm các nguồn tài trợ mới.

Một phần của tài liệu baocao193UBNDtinh (Trang 40 - 41)