Xác định được nguồn gốc cây "khủng" còn lại bị bắt ở Huế

Một phần của tài liệu 10042018-Ban-tin-Quang-Binh (Trang 42 - 44)

IV. Pháp luật An ninh quốc phòng

5. xác định được nguồn gốc cây "khủng" còn lại bị bắt ở Huế

Chiều 9/4, ông Bùi Tiến Hoàng, Hạt phó hạt kiểm lâm huyện Krông Năng (Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã xác định được nguồn gốc cây đa sộp còn lại bị tạm giữ ở Thừa Thiên Huế.

Theo đó, vào chiều 9/4, lực lượng Hạt kiểm lâm huyện Krông Năng đã đưa ông Kiều Văn Chương đi xác minh lại nguồn gốc của cây đa sộp mà người này đã mua trước đó nhưng có hồ sơ không hợp lệ.

Quá trình xác minh thể hiện, cây đa sộp nằm trên đất nông nghiệp của gia đình ông Nguyễn Văn Điệp (SN 1977, thôn Xuân Nguyên, xã Ea Đah, huyện Krông Năng), chứ không phải ở xã Ea Hồ như trong hồ sơ. Về vấn đề hồ sơ bị sai lệch, ông Hoàng cho biết, đơn vị đang xác minh thêm.

Sau khi xác định được vị trí cây, Hạt kiểm lâm đã làm việc với chính quyền xã Ea Đah. Theo lãnh đạo hạt kiểm lâm Krông Năng, chính quyền xã cho biết, trước đây ông Điệp có lên xin bứng một cây đa cổ thụ nằm trên đất nông nghiệp, gần nhà của mình. Tuy nhiên, chính quyền địa phương trả lời rằng, không khuyến khích việc mua bán nhưng không thể cấm người dân bán cây vì cây không thuộc tự nhiên. Sau đó, hộ ông Kiều đã cho ông Chương thuê máy móc tới bứng cây và được ông Chương san ủi, trả lại mặt bằng.

Trước đó, tối 30/3, 3 chiếc xe mang biển kiểm soát tỉnh Quảng Bình chở cây cổ thụ có dấu hiệu quả tải, quá khổ lưu thông trên Quốc lộ 1, qua địa phận xã Lộc Điền (huyện Phú Lộc) thì bị CSGT phát hiện chặn lại. Sau đó, Trạm CSGT Phú Lộc đã xử phạt chủ 3 xe chở cây cổ thụ khổng lồ với số tiền 81,7 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe của các tài xế vi phạm từ 1 đến 3 tháng. Cơ quan chức năng cũng yêu cầu phải xác minh, làm rõ nguồn gốc của 3 gốc cây "khủng" này.

Không lâu sau, ông Kiều Văn Chương (ngụ Hà Nội) đã trình lên cơ quan chức năng hồ sơ về nguồn gốc khai thác 3 cây trên tại tỉnh Đắk Lắk.

Căn cứ vào hồ sơ mà ông Chương đưa ra, Chi cục kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk đã cử cán bộ về địa phương xác minh, làm rõ. Đến chiều 6/4, Chi cục kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk đã có báo cáo về việc xác minh nguồn gốc 3 cây cổ thụ bị bắt giữ ở Thừa Thiên Huế.

Theo đó, cây đa được khai thác tại rẫy của ông Phạm Đình Thướng (ngụ xã Ea Pil, huyện M'Đrắk) và cây được khai thác tại rẫy của ông Y Nô Byă (ngụ thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana) có nguồn gốc hợp lệ.

Đối với hồ sơ nguồn gốc lâm sản trên xe biển số 73C-02880 gồm đơn vận chuyển, bản đăng ký khai thác, đơn đề nghị xác nhận cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ (đều ghi ngày 23/3/2018) của bà H'Yô Na Buôn Yă (ngụ xã Ea Hồ,

Theo đó, hồ sơ này được bà H'Phi La Niê, Phó chủ tịch xã Ea Hồ ký xác nhận ngày 23/3. Tuy nhiên, tại lần làm việc thứ nhất với lực lượng kiểm lâm, bà H'Yô Na cho biết không ký vào bất cứ đơn xin khai thác hoặc vận chuyển cây nào và trong vườn của bà không còn cây đa sộp nào.

Đến lần làm việc lần thứ 2 vào ngày 5/4, bà H'Phi La Niê đã thừa nhận chữ ký trong hồ sơ khai thác cây là của mình. Vị Phó chủ tịch xã Ea Hồ giải thích rằng, bà giải quyết hồ sơ hàng ngày nhiều nên không đọc hết nội dung các đơn và do một phần chủ quan đã ký xác nhận đơn khai thác, vận chuyển cây ngày 23/3/2018.

Trên cơ sở đó, Chi cục kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk kết luận hồ sơ nguồn gốc lâm sản trên xe biển số 73C-02880 là không đúng với thực tế và yêu cầu hạt kiểm lâm huyện Krông Năng xác minh, rà soát kĩ lại về trường hợp này. Về đầu trang

http://infonet.vn/da-xac-dinh-duoc-nguon-goc-cay-khung-con-lai-bi-bat-o-hue- post258994.info

Một phần của tài liệu 10042018-Ban-tin-Quang-Binh (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w