Bến đò “ma” và lời nguyền đàn ông chèo đò

Một phần của tài liệu 10042018-Ban-tin-Quang-Binh (Trang 32 - 35)

nguyền đàn ông chèo đò có tên trong sổ Nam Tào

(Doanhnghiepvn.vn 9/4) Ai đã một lần ghé đến bến đò Trằm Mé, thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố 32

Trạch, nghe câu chuyện liên quan đến cái chết của 7 phu đò, đều không khỏi rùng mình ớn lạnh.

Men theo con đường nhỏ nằm trong lòng di sản Phong Nha – Kẻ Bàng, chúng tôi bắt gặp một bến nước thơ mộng, gọi là Trằm Mé. Đây được xem là con đường độc đạo nối liền với thế giới bên ngoài của một xóm làng nằm bên kia sông. Trong lúc chờ đò, chúng tôi đã được nhiều người dân nơi đây kể cho nghe những câu chuyện vừa hào hùng, bi ai mà cũng không kém phần…ma quái, rùng rợn.

Tiếp chuyện chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thông, trưởng thôn cho biết: “Toàn thôn có 245 hộ dân với hơn 1.000 nhân khẩu. Giao thông đi lại của bà con đều phụ thuộc vào bến đò này. Cực nhất là chuyện đến trường của các cháu học sinh. Mỗi ngày, 50 con em của thôn đi học đều phải qua đò, muốn đến kịp trường, phải dậy từ 4h sáng chuẩn bị. Sự quan trọng của bến đò là vậy, nhưng có một thời gian chúng tôi phải đau đầu tìm người chèo đò cho thôn. Xuất phát từ những cái chết trùng lặp của 7 phu đò, nhiều lời đồn đoán ma quái, bí hiểm lan truyền, khiến trong thôn không ai dám nhận lời chèo qua khúc sông này”.

Đôi mắt ông Thông nhiu lại khi nhớ về quá khứ, ông đọc vanh vách tên của 7 phu đò và những cái chết “bất đắc kỳ tử” của họ. Đầu tiên là sự ra đi của ông Nguyễn Văn Vui vào năm 1978, khi đó ông 60 tuổi. Sau khi ông Vui mất, ông Nguyễn Văn Đạo nhận hợp đồng chèo đò 3 năm. Nhưng lạ thay, từ một người đàn ông khoẻ mạnh, chẳng mấy khi đau ốm bệnh tật, chèo đò chưa đầy 2 năm, ông Đạo cũng ốm rồi chết khi tuổi đời chưa đến 60. Tiếp đến là ông Nguyễn Văn Chấp. Vốn làm nghề đi rừng quanh năm vất vả, nghĩ làm nghề chèo đò vừa được ở gần nhà lại đỡ cơ cực hơn, ông Chấp nhận lời thay thế ông Đạo. 57 tuổi, ông Chấp bị ốm một trận rồi sang thế giới bên kia vào năm 1985.

Sau 3 cái chết trên, người dân nơi đây vẫn chưa mảy may nghi ngờ, đồn đoán gì. Ông Nguyễn Văn Đại là phu đò tiếp theo kế nghiệp chở khách qua sông. Cuối năm 1997, ông Đại bỗng nhiên đổ bệnh rồi chết khi mới 50 tuổi.

Thay thế ông Đại là ông Nguyễn Văn Linh. Nhưng mới chèo đò được 2 năm, ông này bất ngờ đổ bệnh, chết khi 60 tuổi. Sau đó, đến cái chết của phu đò Nguyễn Văn Trương vào năm 2005, khi ông mới 56 tuổi. Gần đây nhất có ông Võ Viết Đức, chèo đò được 2 năm 6 tháng thì đổ bệnh rồi mất vào tháng 10/2009.

Ông Phan Văn Khâm (82 tuổi), một trong những cao niên từng chứng kiến bao câu chuyện thăng trầm, biến cố trong thôn cho chúng tôi biết: “Sở dĩ có những cái chết liên tiếp của 7 phu đò như vậy là bởi bến đò Trằm Mé, cửa động Tiên Sơn (động Phong Nha) và cái “nghè” của thôn nằm trên một trục linh thiêng tựa như Thành cổ Quảng Trị, Tháp chuông với Tượng đài sông Thạch Hãn. Nhưng

đường đi của bến đò lại vô tình cắt ngang trục linh thiêng ấy, nên những người ở thế giới bên kia quở trách những người lái đò, hậu quả là cái chết của 7 phu đò”. Sau cái chết của ông Đức, chẳng ai dám nhận lời chèo đò qua sông. Bến Trằm Mé trở nên hiu hắt mấy tháng liền, mọi sinh hoạt trong thôn bị đảo lộn hoàn toàn. Bỗng một ngày, có một người đàn bà tên là Nguyễn Thị Liên tìm tới nhà ông Thông xin đứng tên làm hợp đồng chèo đò. Ông trưởng thôn mừng vui khôn xiết, vì phần nào giải quyết nhu cầu bức thiết cho người dân. Từ đó, vợ chồng bà Liên thay nhau chèo đò qua sông.

Vậy mà thời gian cũng đã thấm thoắt qua 15 năm, gia đình bà Liên gắn với bến nước này. Nhớ lại quyết định táo bạo đó, người nữ chèo đò ấy cho biết: “Hồi ấy, sau cái chết của 7 phu đò, dân chúng tôi ai cũng lo sợ. Họ đồn rằng đó là lời nguyền, chẳng một ai dám nhận lời chèo đò qua sông. Nhưng nhà tui (tôi) vất vả quá, hai đứa con đang tuổi đi học, tui đành liều đi gặp ông trưởng thôn xin thế chân mấy phu đò tê (kia). Với tình cảnh đất đai linh thiêng như rứa (thế), tui bàn với chồng làm hợp đồng chèo đò cho thôn nhưng với điều kiện đứng tên tui, chứ đứng tên chồng thì sợ lắm”.

Mười lăm năm gắn bó với bến nước, bà Liên có cho mình nhiều câu chuyện về khúc sông quê này, kể ra ai cũng cảm thấy rùng rợn: “Nhiều đêm liền, nghe tiếng gọi đò, tôi vội chèo mái sang sông. Nhưng lạ thay, sang đến nơi lại chẳng thấy ai. Rồi có những buổi trưa nghỉ tại chòi bên bến sông đợi khách, đang thiu thiu ngủ thì tui mơ thấy mấy o du kích nói: “Chị ơi, chúng em đói quá, cho chúng em xin 12 nắm cơm với 1 nắm muối chị nhé”. Từ đó, cứ vào ngày Rằm, mùng một là tui thắp hương thả xuống sông 12 nắm cơm và 1 nắm muối. Khi xưa, động Phong Nha là nơi trú ngụ của bộ đội và du kích hoả tuyến. Ban ngày bộ đội lánh nạn trong hang đá, ban đêm mới lắp cầu phao thông xe để vận chuyển lương thực và đưa quân vào tuyến đường mòn Hồ Chí Minh. Quân giặc khi ấy bắn phá quân ta ác liệt lắm, có nhiều khi máu nhuộm đỏ cả khúc sông”. Không biết thực hư ra làm sao nhưng câu chuyện được bà Liên kể trong tiếng gió xào xạc, thi thoảng lại rít lên từng hồi, khiến người nghe như chúng tôi không khỏi rợn gáy.

Câu chuyện tâm linh về bến đò Trằm Mé đến tai 3 nữ doanh nhân ở Đồng Hới, họ đến tận nơi liên hệ với bà Liên xin thôn cho xây dựng 2 cái am dưới chân cây sung cạnh bến đò. Ngày 26/3/2013, hoàn thiện việc xây am. Theo một người dân trong thôn kể lại: “Đúng một năm sau ngày am xong, bỗng trong đó xuất hiện một con rắn vàng to, dài khoảng 1m, đầu luôn ngước cao, không ai dám bắt. Rắn vàng xuất hiện quanh quẩn, khi thì nằm cuộn tròn trong am, khi thì trườn dài trên cành cây, cứ như vậy khoảng một tháng thì không thấy rắn quay lại” (?!). Nói về hai cái am này, bà Liên tâm sự thêm rằng: “Từ khi chúng được xây dựng nên, những giấc mơ mộng mị của tôi cũng thưa dần, tiếng gọi đò của “những

linh hồn” ít xuất hiện hơn. Vợ chồng tui nhờ vậy cũng vũng tin hơn với nghề nghiệp của mình”.

Khi được hỏi có thật không sự tồn tại của lời nguyền chết chóc, ông Nguyễn Văn Thông cho chúng tôi biết: “Cái chết của 7 phu đò chẳng qua chỉ là sự trùng lặp, chứ đa phần đều do bệnh tật đem tới. Trước khi chèo đò, họ chưa phát hiện bệnh tật hoặc chưa tới thời kỳ nguy hiểm, khi làm công việc nặng nhọc, bệnh tình trở nên nặng hơn rồi mất. Vì sự trùng hợp ngẫu nhiên này, nhiều người dân đã đồn thổi này nọ, chứ không có ma quỷ hay lời nguyền nào hết”.

Bà Trần Thị Hồng và bà Nguyễn Thị Lý giải thích về nguyên nhân cái chết của chồng.

Cái chết của ông Nguyễn Văn Linh được vợ là bà Trần Thị Hồng (76 tuổi) nói rõ: “Trước khi chèo đò, ông nhà tui bị bệnh đau dạ dày. Khi bệnh nặng, gia đình mang ông đi khám, mới biết đã bị bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Về nhà được vài tháng thì ông mất”.

Cái chết của ông Trương là do bị sốt xuất huyết. Còn ông Nguyễn Văn Chấp bị bệnh ung thư gan từ trước khi chèo đò. Ông Trương Văn Đại thì bị bệnh thấp khớp mà chết, nhưng người nhà vẫn mê tín cho rằng ông bị “ma ám”, bởi bệnh khớp không thể khiến một người khoẻ mạnh chết được.

Bà Nguyễn Thị Lý, vợ ông Võ Viết Đức giải thích về cái chết của chồng: “Ông nhà tui có tiền sử tai biến mạch máu não, thi thoảng vẫn hay la chóng mặt, đau đầu. Hôm ấy huyết áp lên cao, ông lại ở trên đò một mình, không ai biết nên không cứu chữa kịp thời được”.

Chỉ có cái chết của ông Nguyễn Văn Đạo và Nguyễn Văn Vui thì không rõ nguyên nhân. Từ đó, người dân trong làng mới thêu dệt nên những câu chuyện ma quái nơi bến đò. Tuy nhiên đến nay, ông Phan Xuân Thẩm và bà Nguyễn Thị Liên đã hết hợp đồng chèo đò hơn 3 năm, nhưng vẫn không có sự việc gì xảy ra. Đây chính là minh chứng thuyết phục nhất cho việc lời nguyền không có thật. Về đầu trang

http://doanhnghiepvn.vn/ben-do-ma-va-loi-nguyen-dan-ong-cheo-do-co-ten- trong-so-nam-tao-d123806.html

Một phần của tài liệu 10042018-Ban-tin-Quang-Binh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w