Người con của núi rừng Trường Sơn

Một phần của tài liệu 10042018-Ban-tin-Quang-Binh (Trang 30 - 32)

(Biên Phòng Online 9/4, Thùy Trang)

Nơi núi rừng Trường Sơn trùng điệp, có người lính mang quân hàm xanh đã gắn bó phần tuổi trẻ đẹp đẽ nhất của mình với đồng bào biên giới. Đó là Thượng úy Bùi Văn Hải, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Cà Xèng, BĐBP Quảng Bình. Anh được bà con nơi đây tin tưởng và hết mực yêu thương như người thân trong gia đình.

Cơn mưa dần nặng hạt cũng không cản được bước chúng tôi tìm đường vào rừng già của dãy Trường Sơn. Qua mấy dãy núi với những dốc cao dựng đứng, con đường dần trở nên chông chênh, không khí ẩm ướt, có chút lạnh heo hút của núi rừng.

Vào đến thung lũng với núi đá bao quanh thì trước mắt chúng tôi là bản Mò O Ồ Ồ (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) của đồng bào Rục. Màu xanh mát rượi bao trùm thung lũng, những nếp nhà xen giữa những thửa ruộng;

Thượng úy Bùi Văn Hải hướng dẫn bà con sử dụng máy tuốt lúa.

kênh mương bê tông thẳng tắp, tiếng nô đùa, tiếng cười khúc khích của trẻ con..., tất cả tạo nên bức tranh yên bình và sống động, khiến chúng tôi ấn tượng và choáng ngợp trong vài phút.

Hỏi tìm Thượng úy Bùi Văn Hải, chúng tôi được cậu bé khoảng 10 tuổi có làn da đen nhẻm, nhoẻn miệng cười, nói: “Chú Hải Biên phòng bên bờ ruộng, cô ơi”.

Cơn mưa vừa tạnh, trời hửng nắng. Trên thửa ruộng mới gieo, những cây lúa xanh mơn mởn, Thượng úy Bùi Văn Hải đang hướng dẫn bà con cách phun thuốc trừ cỏ và chăm sóc lúa. Người lính Biên phòng giản dị, đầu đội mũ cối có ngôi sao lấp lánh, bộ quân phục được xắn lên gọn gàng, đôi chân ngập trong bùn, đôi bàn tay làm thoăt thoắt. Anh vừa làm, vừa nói rành rọt, chậm rãi, tỉ mỉ để bà con dân bản hiểu và làm theo.

Vừa hướng dẫn, anh vừa động viên: “Bà con mình trồng cây lúa nước lấy gạo ăn, không lo cái đói. Từ năm ngoái, bản ta có máy tuốt lúa, máy phay, máy cày mới, mình làm khỏe, cây lúa cho nhiều hạt, năng suất hơn hẳn”.

Xung quanh anh, người dân bản vui vẻ nói: “Chúng tôi lại quên hết cách sử dụng máy tuốt, máy phay lòng, máy cày chi chi rồi”. Anh Hải cười hiền, từ tốn giải thích: “Tới lúc thu hoạch, tôi và anh em Biên phòng sẽ hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể cho bà con nghe và làm theo. Mấy cái máy đó giúp đôi tay mình đỡ mỏi mệt và làm nhanh hơn con người”. Người dân bản Mò O Ồ Ồ lại reo lên, đầy phấn khích: “Vậy thì đồng bào Rục cứ nghe anh Hải và các anh Biên phòng thôi!”. Đến trưa, anh Hải và dân bản hò nhau xuống mương rửa tay. Vừa vục nước lên rửa trôi bùn đất trên đôi tay, anh Hải nói: “Nước từ đập thủy lợi chảy xuống ít lắm, không đủ cho 10ha lúa mới gieo nên anh em mình vừa phải dùng 2 máy bơm mới đủ nước. Năm ngoái, mình vận động, kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, được mấy cái máy để bà con làm ruộng đỡ vất vả”. Mấy cái máy mà anh nói gồm 1 máy tuốt, 2 máy phay và máy cày, trị giá 88.000.000 đồng, được đưa vào sử dụng từ năm 2017.

Anh chia sẻ tiếp: “Khi mới nhận công tác tại Đồn Biên phòng Cà Xèng, mình thấy máy móc phục vụ sản xuất lúa nước qua nhiều năm vận hành đã hỏng hóc và cũ đi nhiều, kinh phí được cấp chỉ đủ sửa chữa và mua dầu vận hành. Anh em ở đơn vị và bà con đã vất vả, lại thêm khó khăn, nên mình gặp gỡ và đề xuất với các đoàn từ thiện, doanh nghiệp, nhà hảo tâm giúp bà con máy móc để sản xuất. Trải qua 3 vụ mùa với những máy tuốt, máy phay, máy cày, trên 10ha lúa nước đã cho năng suất 3,5 - 4,5 tấn/ha”.

Hóa và Hóa Sơn. Trong đó, có 3 bản người Rục là bản Mò O Ồ Ồ, Yên Hợp và Ón. Không chỉ giúp bản của người Rục canh tác lúa nước, Thượng úy Bùi Văn Hải và đồng đội còn giúp bà con trên địa bàn khắc phục thiên tai, bão lũ với hàng trăm ngày công, góp phần giúp bà con ổn định cuộc sống. Nơi đây, vào mùa mưa bão, đặc biệt là tháng 9 trở đi, xuất hiện mưa to kéo dài, có khi từ 2 đến 5 ngày. Nước lũ dâng lên, đơn vị và các bản bị cô lập với bên ngoài trong vòng 1 tuần đến 10 ngày.

Được hỏi về những lần giúp bà con khắc phục thiên tai, anh Hải cười, bảo: “Kỉ niệm thì nhiều lắm, nhưng mình chỉ nhớ những lần sửa mái nhà cho dân bản. Bản thân mình thì sợ độ cao nên đứng trên mái nhà vừa làm vừa run, bà con lại được một phen cười”.

Không chỉ gắn bó với bà con, Thượng úy Bùi Văn Hải còn luôn là người đi đầu tham gia nhiệt tình các chương trình phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tại địa phương, như chương trình phối hợp giữa Đồn Biên phòng Cà Xèng và Hội Cựu chiến binh huyện Minh Hóa. Anh đã tham mưu cho Hội Cựu chiến binh 2 xã Thượng Hóa, Hóa Sơn xây dựng 4 mô hình phát triển kinh tế như nuôi lợn, trâu, bò, trồng keo, tràm mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao đời sống của các hội viên. Anh còn trực tiếp giúp đỡ bà con bản Yên Hợp và Mò O Ồ Ồ thực hiện dự án lúa nước Rục Làn và trồng ngô với diện tích gần 10ha.

Bên cạnh đó, anh còn tham mưu cho Hội Cựu chiến binh 2 xã tuyên truyền cho các hội viên, để họ vận động con cháu và bà con cùng BĐBP bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bài trừ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan... Với những đóng góp to lớn, Thượng úy Bùi Văn Hải được Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Bình tặng Giấy khen trong thực hiện các chương trình phối hợp giữa BĐBP và Hội Cựu chiến binh giai đoạn 2013-2017.

Chúng tôi được biết, không chỉ làm tốt công tác vận động quần chúng, Thượng úy Bùi Văn Hải còn là “cây” phong trào của đơn vị. Với những hoạt động sôi nổi trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên, Bùi Văn Hải được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tặng Bằng khen năm 2016, vì có thành tích xuất sắc. Anh cũng vinh dự được Bộ Tư lệnh BĐBP tuyên dương “Gương mặt trẻ tiêu biểu” năm 2017. Về đầu trang

http://www.bienphong.com.vn/nguoi-con-cua-nui-rung-truong-son/

Một phần của tài liệu 10042018-Ban-tin-Quang-Binh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w