Khái quát chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ aở

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của lao động quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ. (Trang 56 - 62)

DNNVV đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng và của Việt Nam nói chung. Khu vực Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế với diện tích tự nhiên khoảng 51,5 nghìn km2, dân số hơn 10,5 triệu người, trong đó gần 7 triệu người trong độ tuổi lao động. Vùng được đánh giá là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; có ý nghĩa chiến lược và lợi thế quan trọng trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các quốc gia trên thế giới.

DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lao động theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ về tiêu chí xác định doanh DNNVV. DNNVV được phân loại theo quy mô bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Doanh nghiệp siêu nhỏ có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ hoặc nguồn vốn không quá 3 tỷ. Doanh nghiệp nhỏ có số lao động tham gia BHXH bình quân không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ. Doanh nghiệp vừa có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ.

Xét về quy mô, năm 2020, tổng số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ là 44.638, chiếm hơn 98% trong tổng số lượng các doanh nghiệp toàn khu vực. DNNVV đóng vao trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo ra ngày càng nhiều việc làm và đóng góp lớn vào ngân sách của khu vực và cả nước.

Bảng 3.1. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo quy mô lao động ở khu vực Bắc Trung Bộ

ĐV: Doanh nghiệp Tiêu chí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2020/2016 +/- % Toàn khu vực 29.529 33.479 39.211 41.685 44.638 15.109 51,17 Thanh Hóa 7.678 8.789 10.229 10.801 11.849 4.171 54,32 Nghệ An 7.266 7.889 9.578 10.328 10.856 3.590 49,41 Hà Tĩnh 4.649 5.770 7.299 7.851 8.493 3.844 82,68 Quảng Bình 3.670 4.306 4.523 4.765 4.868 1.198 32,64 Quảng Trị 2.549 2.770 3.251 3.685 4.146 1.597 62,65 Thừa Thiên Huế 3.717 3.955 4.331 4.255 4.426 709 19,07

Nguồn: Tổng hợp từ niêm giám thống kê các năm 2016-2020

DNNVV hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khác nhau. Theo số liệu của bảng, ta có thể nhận thấy nếu phân theo tiêu chí về quy mô lao động, DNNVV tại các tỉnh trong khu vực phát triển nhanh về số lượng. Số lượng DNNVV tăng nhanh từ năm 2016 đến năm 2020. Cụ thể số DNNVV năm 2020 của toàn khu vực tăng 51,17% so với năm 2016. Đặc biệt là tỉnh Hà Tĩnh có tốc độ tăng cao nhất so với các tỉnh khác, số DNNVV năm 2016 của tỉnh là 4.649 doanh nghiệp, đến năm 2020 là 8.493 doanh nghiệp, tăng 82,68 % so với năm 2016; tiếp đến là tỉnh Quảng Trị có tốc độ tăng 62,65%; Thanh hoá (54,32%); Nghệ An (49,41%); Quảng Bình (32,64%) và thấp nhất là tỉnh Thừa Thiên Huế có tốc độ tăng năm 2020 so với năm 2016 là 19,07%. Trong đó, doanh nghiệp siêu nhỏ và lĩnh vực dich vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số DNNVV tại các tỉnh. Tuy nhiên theo báo cáo của Tổng cục thống kê thì khối doanh nghiệp siêu nhỏ lại đóng góp không nhiều về số lao động việc làm, đồng thời với khó khăn của cả nền kinh tế trong những thời gian vừa qua, các doanh nghiệp này hoạt động gần như không có lãi. Trong khi đó, về tốc độ tăng trưởng của các DNNVV khu vực Bắc Trung Bộ, năm 2020, tộc độ tăng trưởng cao nhất là Quảng Trị với 4,17% và Thanh Hóa với 3,7%.

DNNVV đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Với số lượng đông đảo, các DNNVV đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề xã hội. Cụ thể theo số liệu các DNNVV khu vực Bắc miền Trung đã giải quyết việc làm cho 449.602 lao động, tương ứng góp phần giải quyết được 45,29% lao động cho toàn khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Như vậy các DNNVV đã tạo nhiều việc làm, giảm bớt áp lực về việc làm và thất nghiệp, đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và nhiều đối tượng lao động ở vùng sâu vùng xa, đối tượng lao động có trình độ tay nghề thấp.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ Khu vực Số lao động (Người) Nguồn vốn (Tỷ đồng) Vốn chủ sở hữu (Tỷ đồng) TSCĐ và đầu tư dài hạn (Tỷ đồng) Doanh thu thuần (Tỷ đồng) Lợi nhuận trước thuế (Tỷ đồng) Thuế và các khoản đã nộp (Tỷ đồng) Thanh Hóa 124.566 46.810 20.560 16.941 51.599 408 1.056 Nghệ An 135.101 66.074 27.863 25.344 61.828 -288 3.174 Hà Tĩnh 58.537 31.527 15.484 11.879 23.016 29 892 Quảng Bình 41.624 25.596 10.949 10.816 25.450 -111 662 Quảng Trị 32.459 18.467 8.026 5.971 28.033 265 927 Thừa Thiên Huế 57.315 28.508 12.312 11.993 32.347 693 1.082 Tổng 449.602 216.982 95.194 82.944 222.273 996 7.793

Nguồn: Tổng hợp từ niêm giám thống kê năm 2020

Về nguồn vốn sản xuất kinh doanh của các DNNVV khu vực Bắc miền Trung chiếm 46,23 % tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của toàn khu vực. Hiện nay, các DNNVV vẫn thiếu vốn sản xuất, chủ yếu dựa vào vốn tự có, khó khăn và hạn chế trong tiếp cận vốn vay ngân hàng. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của khối DNNVV còn hạn chế. Tuy vậy trong thời gian qua khối DNNVV khu vực Bắc miền Trung đã đóng thuế cho các Tỉnh, cho Nhà nước với tổng số 7.793 tỷ đồng, chiếm 49,21% tổng số đóng thuế của toàn khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

Trong mọi nền kinh tế, DNNVV góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, những đóng góp của DNNVV không có nhiều sự khác biệt. DNNVV chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh nghiệp của nền kinh tế và có xu thế gia tăng ngày càng mạnh mẽ. Ở các nước công nghiệp phát triển cao như Đức, Nhật Bản, Mỹ, tỷ lệ DNNVV trong tổng số doanh nghiệp (DN) chiếm trên 98%. Và ở khu vực Bắc Trung Bộ, số lượng DNNVV chiếm 97% tổng số doanh nghiệp.

DNNVV giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các nền kinh tế, DNNVV là vệ tinh của các doanh nghiệp lớn, với lợi thế vốn đầu tư ít những năm qua, DNNVV phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng số doanh nghiệp. DNNVV cung cấp cho thị trường nhiều loại hàng hóa đa dạng ở mọi lĩnh vực, tạo ra nhiều sự lựa chọn, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng, thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế. DNNVV đóng góp vào tổng sản lượng của nền kinh tế rất lớn.

DNNVV khai thác và phát huy các nguồn lực địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong nền kinh tế bao giờ cũng có những vùng sâu, vùng xa, là những vùng kém phát triển, có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Nếu chỉ tồn tại các doanh nghiệp lớn chủ yếu tập trung ở các khu đô thị, các khu công nghiệp mà thiếu đi các doanh nghiệp nhỏ thì sẽ xảy ra tình trạng phát triển mất cân đối giữa các vùng, không tận dụng hết nguồn tài nguyên, làm giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Trong khi đó, với quy mô vốn đầu tư nhỏ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, dễ khởi sự, các DNNVV tham gia vào nhiều thị trường, khai thác tiềm năng về đất đai, tài nguyên và lao động của từng vùng, đặc biệt là các ngành nông, lâm, thủy hải sản và ngành công nghiệp chế biến. Vì vậy, DNNVV góp phần quan trọng trong quá trình CNH, HĐH, thúc đẩy thương mại dịch vụ phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp cho nền kinh tế năng động hơn. Do lợi thế về quy mô vừa và nhỏ nên các DNNVV với các hình thức tổ chức kinh doanh có sự kết hợp chuyên môn hóa và đa dạng hóa mềm dẻo, hòa nhịp được với những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.

Về mặt xã hội, DNNVV tạo việc làm góp phần giải quyết thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị – xã hội. Do các DNNVV có ngành nghề,

lĩnh vực hoạt động đa dạng, đặc điểm sản xuất kinh doanh không yêu cầu trình độ cao nên tạo cơ hội việc làm cho nhiều đối tượng lao động ở nhiều vùng miền khác nhau, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế chưa phát triển. Đặc biệt khi nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp lớn phải sa thải nhân công thì các DNNVV, có thể thích ứng với sự biến động của thị trường, không phải cắt giảm nhân công. Thực tế cho thấy, lao động trong DNNVV chiếm tỷ lệ đáng kể, năm 2020, toàn khu vực đã có 449.602 lao động làm việc trong DNNVV, chiếm tỷ trọng trên 50% tổng số lao động của cả khu vực.

Trong những năm vừa qua, nhờ có việc ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách và triển khai nhiều giải pháp tích cực, môi trường kinh doanh của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đã có sự chuyển biến tích cực, khơi dậy tinh thần doanh nhân và sự đăng ký quay trở lại hoạt động mạnh mẽ của các DNNVV. Số lượng các doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động tăng lên. Từ năm 2016, mỗi năm trung bình có thêm gần 4000 doanh nghiệp thành lập mới. Cùng với các cơ chế thông thoáng đã có sự tác động trực tiếp, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, khi doanh nghiệp có quyền tự quyết về số lượng, hình thức, nội dung của con dấu; được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đồng thời, thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp đã được rút ngắn còn 03 ngày.

Trong một vài năm gần đây, xu hướng phát triển các mô hình kinh doanh khởi nghiệp sáng tạo (startup) diễn ra sôi động, tập trung vào một số lĩnh vực như: xây dựng, chế biến, chế tạo, công nghiệp ô tô, vận tải hàng không, tài chính, ngân hàng.

Cùng với sự bùng nổ về số lượng, DNNVV đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch về cơ cấu ngành nghề thông qua tạo việc làm, thu hút lao động từ lĩnh vực nông nghiệp, tham gia đầu tư vào các thị trường ngách, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Bình quân mỗi năm (giai đoạn 2016-2020), khối DNNVV thu hút nhiều lao động nhất với 40.000 lao động (chiếm 71,8 % tổng lao động toàn bộ khu vực doanh nghiệp trong nền kinh tế khu vực [123].

Mặc dù các năm gần đây, số lượng DNNVV thành lập mới nhiều, nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp không có khả năng tồn tại, đứng

vững trong cạnh tranh hoặc hoạt động kém hiệu quả. Hiện nay, các DNNVV vẫn rất khó tiếp cận các nguồn lực của xã hội để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh như: việc tuyển dụng lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, về tiếp cận đất đai, về vốn tín dụng từ các ngân hàng, nguồn vốn từ các quỹ, về ứng dụng khoa học và công nghệ. Theo Báo cáo đánh giá môi trường kinh doanh năm 2018 của Ngân hàng Thế giới, chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam năm 2018 được xếp hạng 29/190 nền kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm 2018, dư nợ tín dụng đối với DNNVV chiếm khoảng 21% dư nợ toàn nền kinh tế. Đến nay vẫn có khoảng 60% DNNVV chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Việc tiếp cận đất đai còn nhiều khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu (thủ tục xin cấp đất rất chậm và chi phí quá cao làm mất đi cơ hội kinh doanh của DN). Các DNNVV thiếu thông tin thị trường cũng như cổng đối thoại với các bộ, ngành để tìm kiếm sự hỗ trợ và sự bảo vệ, đặc biệt là các thông tin về giá cả hàng hóa, thủ tục mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như quy trình sản xuất và chất lượng yêu cầu.

Sự liên kết của các DNNVV trong khu vực hiện nay vẫn còn yếu kém, có rất ít mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Sự hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế tư nhân ở khu vực chủ yếu là sau một giai đoạn tích lũy ngắn, dựa vào vốn tự có và ít được Nhà nước hỗ trợ. Quá trình phát triển theo mô hình tập đoàn của nhóm các tập đoàn kinh tế tư nhân hiện gặp phải một số khó khăn về quản trị, mô hình, do phần lớn phát triển từ quy mô doanh nghiệp gia đình. Các liên kết trong mô hình tập đoàn còn khá đơn giản, chưa triển khai được các hình thức liên kết mềm khác thông qua thỏa thuận, hợp tác sử dụng thương hiệu, dịch vụ, kết quả nghiên cứu đổi mới, ứng dụng khoa học, công nghệ chung trong tập đoàn theo nguyên tắc thị trường. Lĩnh vực hoạt động của các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân mới chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như dịch vụ, bất động sản… Vì vậy, còn thiếu vắng một lực lượng doanh nghiệp đầu tàu đủ mạnh để có thể dẫn dắt các doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế.

Do phần lớn DNNVV tại khu vực Bắc Trung Bộ hiện có quy mô nhỏ nên rất khó tăng năng suất lao động nhờ chuyên môn hóa hay tận dụng lợi thế quy mô. Mặt

khác, vì quy mô nhỏ nên khả năng tích tụ và tập trung vốn để đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất hầu như không có. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của DNNVV, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của lao động quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ. (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w