Nhà quản lý cấp trung và vai trò của nhà quản lý cấp trung

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của lao động quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ. (Trang 34 - 36)

2.1.1.1. Khái niệm

―Lao động quản lý là tất cả những người lao động hoạt động trong bộ máy quản lý và tham gia vào việc thực hiện các chức năng quản lý‖ [20, trang 135].

Theo vai trò, chức năng của hoạt động quản lý thì lao động quản lý được phân thành: các lao động quản lý kỹ thuật; lao động quản lý kinh tế; lao động quản lý hành chính.

Lao động quản lý kỹ thuật trải qua quá trình đào tạo ở các cơ sở hoặc được học tập trong sản xuất thực tế có trình độ kỹ thuật tương tự. Đây là những người trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức công tác kỹ thuật trong doanh nghiệp.

Lao động quản lý kinh tế là những người làm công nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động kinh doanh, sản xuất như: Giám đốc, phó giám đốc phụ trách kinh doanh, cán bộ quản lý các bộ phận trong doanh nghiệp.

Lao động quản lý hành chính làm công tác quản lý nhân sự, quản trị hành chính, bảo vệ thường trực, vệ sinh, phòng chữa cháy, tạp vụ…

Theo các cấp quản trị, lao động quản lý được chia thành ba cấp: Nhà quản lý cấp cao; Nhà quản lý cấp trung; Nhà quản lý cấp cơ sở.

Nhà quản lý cấp cao là những người đứng đầu tổ chức, chịu trách nhiệm đưa ra các mục tiêu mang tính chiến lược và quản lý tổng thể một tổ chức. Kỹ năng quan trọng nhất của họ là kỹ năng tư duy, ra quyết định.

Nhà quản lý cấp trung là cấp trung gian giữa cấp cao và cấp cơ sở, có nhiệm vụ đưa ra các mục tiêu mang tính chiến thuật, quản lý các phòng ban, bộ phận trong tổ chức đồng thời tham mưu cho nhà quản lý cấp cao trong các quyết định liên quan đến bộ phận mà mình quản lý như các trưởng, phó các phòng ban trong tổ chức. Kỹ năng quan trọng hàng đầu của họ là kỹ năng quan hệ.

Nhà quản lý cấp cơ sở là những người có nhiệm vụ quản lý trực tiếp nhận viên dưới quyền và đưa ra các kế hoạch mang tính tác nghiệp. Nhà quản lý cấp cơ

sở bao gồm các tổ trưởng, quản đốc… cần có kỹ năng chuyên môn cao và hỗ trợ cho nhân viên quá trình trong làm việc.

2.1.1.2. Vai trò của nhà quản lý cấp trung

Vai trò đại diện cho tổ chức, bộ phận trong doanh nghiệp: với quyền hạn của mình, lao động quản lý là những người đại diện cho tổ chức, thể hiện vai trò đại diện của mình trong tổ chức, bộ phận. Đưa ra các quyết định trong quản lý, tạo sự gắn kết, khuyến khích, phát huy năng lực, quá trình làm việc của nhân viên.

Thể hiện vai trò lãnh đạo trong doanh nghiệp: Nhà quản trị đóng nhiệm vụ là người lãnh đạo, dẫn dắt nhân viên cùng thực hiện các quá trình, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Phạm vi quản lý của nhà quản trị rất rộng, bao gồm từ việc tìm kiếm, tuyển người, xây dựng, đào tạo, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng.

Là cầu nối giữa các lao động, bộ phận của doanh nghiệp: lao động quản lý thể hiện vai trò xây dựng, duy trì các quan hệ với các cá nhân, tập thể trong và ngoài tổ chức.

Giữ vai trò quyết định các vấn đề trong tổ chức: triển khai xây dựng, phê duyệt các quyết định quan trọng trong tổ chức. Quyết định những vấn đề chủ yếu của doanh nghiệp, sử dụng và phân phối nguồn lực một cách hiệu quả, tạo sự thống nhất trong doanh nghiệp.

Luận án nghiên cứu tác động của các nhân tố tới động lực làm việc của các nhà quản lý cấp trung. Đây là cấp quản lý trung gian giữa quản trị cấp cao và nhà quản trị cấp cơ sở, nhân viên trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý từng bộ phận phụ trách, đồng thời tham mưa cho nhà quản lý cấp cao các quyết định quan trọng liên quan những vấn đề thuộc phạm vi đảm nhận trong tổ chức bao gồm các phó phòng, trưởng phòng… trong doanh nghiệp. Năng lực làm việc của họ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động chung và sự đi lên của doanh nghiệp.

Nhà quản lý cấp trung sẽ là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tổ chức, triển khai và thực hiện hóa các thông tin, chính sách của các nhà quản lý cấp cao đối với nhân viên cấp dưới. Ngoài ra, các nhà quản lý cấp trung được coi là cầu nối liên lạc giúp truyền đạt thông tin về các mục tiêu, chiến lược, chính sách…của cấp trên cho các cấp dưới. Đồng thời họ cũng là người nắm giữ vai trò ra quyết định đối với các vấn đề nằm trong phạm vi thẩm quyền của họ.

Bên cạnh đó, nhà quản lý cấp trung còn có vai trò trong việc quản lý nhân sự, quản lý công việc trong bộ phận. Theo đó họ phải là người nắm rõ nhất mục tiêu, tiến độ và cách thức triển khai công việc có hiệu quả nhất. Đồng thời chịu trách nhiệm tất cả về mảng công việc mà họ đảm nhiệm trong tổ chức. Hơn nữa, họ sẽ là người quản lý và phân công từng nhiệm vụ công việc cho các nhân viên trong bộ phận quản lý. Điều này phải đảm bảo năng suất lao động, hiệu quả công việc là tốt nhất.

Bên cạnh đó, nhà quản lý cấp trung còn thể hiện vai trò lãnh đạo, vai trò như một khách hàng, một nhà cung cấp thông tin hoặc là người đồng hành, tư vấn, tham mưu…

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của lao động quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ. (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w