2)Thực hiện quy hoạch đồng bộ,nâng cao chất lượng quy hoạch cũng như quản lý KCN_KCX:

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển khu công nghiệp ở Việt nam (Trang 40 - 42)

hoạch cũng như quản lý KCN_KCX:

Rà soát, điều chỉnh lại các bản quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất trong từng vùng và trong phạm vi cả nước để hình thành một quy hoạch thống nhất. Quy hoạch này phải mang tính tổng thể, căn cứ vào tiềm năng, lợi thế phát triển của từng tỉnh, thành phố và khu vực, tạo được sự liên kết giữa tất cả các hình thức tổ chức sản xuất trong toàn lãnh thổ (khu công nghiệp, khu chế xuất vừa và nhỏ của địa phương, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp...); liên kết được sự phát triển giữa các ngành, các vùng lãnh thổ, đồng thời phải tính đến các yếu tố bên ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất cũng như thị trường trong và ngoài nước.

Khi xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất phải tuân thủ các quy hoạch được phê duyệt; tránh tình trạng làm quy hoạch để đối phó, chiếu lệ, còn khi tổ chức xây dựng thì “tùy nghi di tản”, không đúng quy hoạch. Quy hoạch chi tiết trên địa bàn nào thì đồng thời triển khai ngay các công trình hạ tầng ở địa bàn đó, đi liền với tạo cơ chế thuận lợi để các doanh nghiệp vào đầu tư, lấp đầy ngay diện tích của địa bàn. Chỉ có như vậy mới nâng cao được hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng, khai thác được lợi thế so sánh của các địa phương và các doanh nghiệp cùng nhóm ngành, sử dụng có hiệu quả các diện tích phục vụ khác ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất.

Cần thống nhất nhận thức KCN là một dự án đầu tư quy mô lớn, dài hạn. Từ khi có quyết định thành lập phải mất vài năm để đền bù, giải phóng mặt bằng, phát triển hạ tầng mới có điều kiện thu hút đầu tư và sau đó cũng phải nhiều năm mới lấp đầy được. Chúng ta thành lập KCN bây giờ là bước chuẩn bị cho thực hiện mục tiêu cho 5 đến 7 năm tới. Đó là việc phát triển có tính toán cho một quãng thời gian dài. Trong tổ chức thực hiện cần kiên trì và cùng hiệp lực thì mới bảo đảm phát huy hiện quả của nó vì lợi ích của ngành, của địa phương và của nền kinh tế. Cần đề phòng nguy cơ phát triển kém hiệu quả, lãng

phí nguồn lực, hoặc thiên hướng ngược lại, chùn bước, nản chí trước một số khó khăn, trở ngại, thách thức tạm thời trước mắt.

Phát triển KCN cần theo hướng gia tăng hàm lượng kỹ thuật - công nghệ trong sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh khu vực và quốc tế, chuyển dần từ phát triển KCN, KCX theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, lựa chọn những ngành công nghệ cao, công nghệ cơ khí, công nghiệp phù trợ.

Ngay từ khâu xây dựng chiến lược phát triển đến khâu tổ chức triển khai xây dựng KCN luôn phải gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Một trong những mục tiêu quan trọng của phát triển KCN phát huy vai trò là hạt nhân hình thành đô thị hiện đại, do đó trong quá trình xây dựng KCN, cơ sở hạ tầng KCN phải đi trước một bước, cần gắn việc xây dựng hạ tầng trong hàng rào với xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Quy hoạch KCN phải thường xuyên được rà soát, điều chỉnh phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế, đồng thời công tác triển khai thực hiện quy hoạch phải linh hoạt, thông thoáng nhưng đảm bảo nhất quán.

Kết quả bước đầu hoạt động của những KCN cho thấy phát triển KCN đạt kết quả tốt gắn liền với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, nhanh nhạy, dám chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, sự phối hợp kịp thời, có hiệu quả giữa BQL KCN cấp tỉnh với các sở, ban ngành của tỉnh, thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức đủ sức gánh nhiệm vụ.

Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ", tăng cường mối liên hệ giữa Ban quản lý, doanh nghiệp hạ tầng và doanh nghiệp KCN theo hướng đảm bảo một đầu mối giải quyết, đồng thời có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các đơn vị trong phối hợp.

Cần kết hợp giữa khâu cấp phép và khâu thanh tra giám sát theo hướng giải quyết việc cấp phép nhanh gọn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các nhà đầu tư, tuy nhiên thực hiện chặt chẽ và thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, chế độ báo cáo của các doanh nghiệp tới cơ quan quản lý nhà nước, của các cơ quan quản lý cấp địa phương với cấp trung ương nhằm đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp lành mạnh, đúng pháp luật.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, gồm cả cán bộ quản lý KCN các cấp theo chương trình, chiến lược đào tạo cụ thể

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển khu công nghiệp ở Việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w