Hệ thống phanh xe ô tô được thiết kế để giảm tốc độ và dừng chuyển động của xe, có thể nói đây là một trong những hệ thống cần thiết và có vai trò quan trọng nhất. Một chiếc xe hệ thống phanh hoạt động không tốt sẽ dễ gây ra tai nạn đáng tiếc do không kiểm soát được tốc độ.
Hệ thống phanh bao gồm cơ cấu phanh và dẫn động phanh, chúng hoạt động dựa trên nguyên lý tạo ra ma sát giữa 2 bề mặt kim loại để hãm tốc độ hoặc dừng hẳn trục bánh xe. Nói cách khác thì tài xế đạp chân phanh xe thì má phanh sẽ tiếp xúc sẽ tiếp xúc với phần quay thông qua các cơ cấu dẫn động và ma sát giữa 2 bộ phận này sẽ giúp làm chậm hay dừng lại. Hiện nay hệ thống phanh xe ô tô được sản xuất có 2 loại đó là phanh đĩa và phanh tang trống. Mỗi loại xe sẽ trang bị loại phanh xe phù hợp.
Phanh xe ô tô thường được chia làm 2 loại chính gồm:
Hệ thống phanh chân: Được sử dụng khi xe đang chạy, phanh chân có thể là loại phanh tang trống hay phanh đĩa được điều khiển bằng áp suất thủy lực.
Hệ thống phanh tay: Còn gọi là phanh đỗ xe được sử dụng khi đỗ dừng xe, chúng tác động vào phanh bánh sau qua các dây kéo để ô tô không dịch chuyển được.
Phanh tay thường có cơ cấu hãm cần kéo phanh cho phép duy trì sự hãm xe mà không cần phải giữ cần phanh khi kéo, còn phanh chân chỉ hoạt động khi đạp chân lên bàn đạp phanh, nhả chân khỏi bàn đạp là nhả phanh.
Hình 2.1. Hệ thống phanh
Phanh chân trên xe ô tô thương mại hiện nay có hai loại hệ thống phanh được sử dụng phổ biến nhất là:
Phanh tang trống hay còn gọi là phanh đùm, phanh guốc.
Phanh đĩa