Cấu tạo phanh tang trống

Một phần của tài liệu BÁO cáo môn DAO ĐỘNG và TIẾNG ồn đề tài NGHIÊN cứu RUNG và ồn TRÊN hệ THỐNG PHANH ô tô (Trang 30)

gồm trống phanh và má phanh. Trong đó, trống phanh là hộp rỗng bên ngoài, gắn với trục bánh xe và quay theo bánh xe. Má phanh nằm bên trong và tiếp xúc trực tiếp với bề mặt trống phanh để tạo ra ma sát. Để kết hợp má và trống phanh với nhau, hệ thống còn cần tới bình xi-lanh con và lò xo điều chỉnh.

2.2.2. Nguyên lý hoạt động của phanh tang trống xe ô tô.

Khi lái xe đạp phanh, bình xi-lanh sẽ đẩy 2 má phanh ra ngoài thông qua thủy lực và lò xo điều chỉnh. Hai má phanh sẽ tiếp xúc với trống phanh, tạo ra ma sát giúp bánh xe quay chậm cho đến lúc dừng lại.

2.2.3. Ưu - nhược điểm.

Thiết kế của phanh tang trống ít chi tiết, hoạt động cơ khí đơn giản. Ưu điểm của chúng là sửa chữa, thay thế phụ tùng dễ dàng và nhanh, tuy nhiên, hiệu quả phanh thấp. Trước đây, phanh tang trống xe ô tô thường được trang bị cho các loại xe giá rẻ, công suất động cơ thấp. Khi các nhà sản

xuất sử dụng động cơ công suất cao hơn, giá thành xe cũng tăng lên, họ bắt đầu trang bị phanh đĩa thủy lực cho phanh trước của xe.

Hình 2.3. Phanh tang trống hay còn gọi là phanh guốc/phanh đùm.

2.3. Phanh đĩa

Phanh đĩa ô tô được cấu tạo từ các thành phần chính: đĩa, má và cùm. Đĩa

phanh được gắn với trục bánh và quay theo bánh xe. Cùm phanh gồm má phanh và hệ thống pít-tông thủy lực được ốp vào 2 bên đĩa phanh, đa phần ô tô hiện nay dùng cùm phanh đặt cố định.

Hình 2.4. Cấu tạo phanh đĩa

Phanh đĩa gồm các bộ phận cơ bản là má phanh, đĩa phanh và pit-tông.

2.3.1. Nguyên lý hoạt động.

Khi đạp phanh, các pít-tông dầu sẽ đẩy má phanh tịnh tiến về phía đĩa phanh, má và đĩa phanh tiếp xúc với nhau sẽ tạo ra ma sát làm cho tốc độ quay của bánh xe dần chậm lại và dừng hẳn.

2.3.2. Ưu - nhược điểm của phanh đĩa:

Loại phanh này cho khả năng phanh cao hơn nhiều so với phanh tang trống, tản nhiệt tốt hơn nhờ thiết kế hở, đồng thời giúp duy trì hiệu quả phanh sau thời gian dài, giảm thiểu nguy cơ cháy phanh. Ngoài ra, người dùng/ kỹ thuật viên có thể dễ dàng quan sát và nhận ra những hư hỏng để sửa chữa, giảm trọng lượng xe.

Tuy nhiên, vì nằm ở bên ngoài không được che chắn nên dễ bẩn và dính nước, do đó phải thường xuyên rửa, làm sạch hệ thống phanh đĩa. Nếu không được thay dầu định kỳ, phanh sẽ hoạt động thiếu chính xác, má phanh cũng rất nhanh mòn.

Hình2.6. Đĩa quay và vỏ quay.

2.4. Sự khác nhau giữa phanh tang trống và phanh đĩa là gì?

Phanh tang trống và phanh đĩa đều có những ưu nhược điểm riêng, việc nắm rõ điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc lựa chọn loại phanh phù hợp với ô tô của mình. Cụ thể, các chuyên gia tư vấn kỹ thuật đã chỉ ra một số điểm khác biệt nổi bật khi so sánh phanh cơ và phanh đĩa như sau:

Phanh tang trống Phanh đĩa Cấu tạo Phanh tang trống có 2 bộ phận chính

là má phanh và trống phanh

Phanh đĩa có 3 bộ phận chính là đĩa phanh, má phanh, cùm phanh

Nguyên lý hoạt

động

Khi đạp phanh, bình xi-lanh thông qua thủy lực và lò xo điều chỉnh đẩy hai má phanh ra ngoài, tiếp xúc với trống

phanh và tạo ra sự ma sát, giúp bánh xe quay chậm dần rồi dừng hẳn.

Khi đạp phanh, pit-tông dầu sẽ đẩy má phanh tiến về phía đĩa phanh và tạo ra ma sát, khiến cho tốc độ quay

của bánh xe chậm dần rồi dừng hẳn

Ưu điểm

- Cấu tạo đơn giản, kết cấu kín nên phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết

và địa hình khác nhau. - Độ bền bỉ được đánh giá cao.

- Giá thành lắp đặt thấp.

- Việc chăm sóc và bảo dưỡng không quá phức tạp, chi phí thay thế, sửa

chữa phụ tùng không cao.

- Phanh đĩa có cấu tạo phức tạp hơn phanh tang trống, kết cấu hở nên

khả năng tán nhiệt tốt. - Tăng hiệu suất hoạt động của hệ

thống phanh xe.

- Khả năng giảm tốc có độ chính xác cao.

Nhược điểm

- Thời gian giảm tốc chậm. - Vì thiết kế kín nên khả năng tán nhiệt

kém.

- Hiệu suất phanh không thật sự tốt, đặc biệt khi xe phanh gấp/đổ đèo.

- Phần đĩa phanh có thiết kế lộ ra bên ngoài nên dễ bị bám bụi hơn, lâu dần sẽ khiến cho những bộ phận

này bị hao mòn, ảnh hưởng đến năng suất hoạt động.

- Các chi tiết của phanh đĩa thường sử dụng vật liệu chất lượng nên giá

thành cao, chi phí lắp đặt/sửa chữa/bảo dưỡng cũng đắt hơn. Phanh tay hay còn gọi là phanh đỗ xe giúp giảm tốc độ, đứng yên xe trên đường dốc, mặt phẳng dốc hoặc sử dụng trong các trường hợp cần thiết. Phanh tay ô tô gồm có 2 kiểu: phanh tay điện tử và phanh tay cơ.

Hình 2.7. Phanh tay ô tô

2.5. Phanh tay cơ khí:

Phanh tay cơ khí có ưu điểm tuổi thọ chi tiết cao hơn, chi phí bảo dưỡng thay thế thấp, thông dụng, cách thức phanh đơn giản. Trong khi đó phanh tay điện tử có ưu điểm là giúp hạn chế được hậu quả của việc quên kéo và nhả phanh tay, tiết kiệm diện tích cho khoang nội thất, khắc phục tình trạng kẹt, bó phanh, tăng thêm tiện nghi, đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho xe.

Nhược điểm của phanh tay cơ là thường xảy ra tình trạng kéo phanh không ăn, nếu để quên phanh tay sẽ làm hỏng bộ phận cơ khí của xe. Còn phanh

tay điện tử thì cách thức phanh phức tạp, nếu ắc-quy chết sẽ không cài

được phanh, chi phí sửa chữa cao.

Phanh tay điện tử hay còn gọi là phanh đỗ xe điện tử là – loại phanh tay được điều khiển hoàn toàn tự động, thường có ký hiệu chữ P nằm trong một vòng tròn gần cần số hoặc ở bảng tablo của xe.

Hệ thống phanh tay điện tử được thiết kế với chức năng đảm bảo an toàn và tính mạng người sử dụng. Đồng thời hạn chế và ngăn ngừa hậu quả xảy ra do các tài xế quên kéo hay nhả phanh tay khi dừng/đỗ xe.

2.6.1. Nguyên lý hoạt động của phanh tay điện tử

Khi chuẩn bị dừng/đỗ xe, người điều khiển chỉ cần chuyển số về vị trí P, lúc này hệ thống sẽ tự động hãm phanh tay (chuyển về chế độ Lock) thay vì phải kéo phanh tay như thông thường. Công dụng của hệ thống này cũng tương tự như phanh cơ thông thường, và chỉ khác ở điểm, một bên sử dụng cơ khí, còn một bên được điều khiển hoàn toàn bởi hệ thống điện nhằm đảm bảo tài xế quên kéo hoặc nhả phanh tay.

Theo nguyên ly shoạt động, phanh tay điện tử sử dụng mô tô điện để vận hành hỗ trợ việc hãm và nhả phanh thông qua lẫy ký hiệu hình chữ P được bố trí ở vị trí cần số. Trong trường hợp, người điều khiển bất cẩn quên kéo thắng tay lúc đỗ, dừng xe ở chỗ dốc thì đây được xem là giải pháp hỗ trợ vô cùng hữu dụng.

Trong trường hợp lái xe quên nhả phanh tay mà vẫn đạp ga thì hệ thống này sẽ tự động Unlock để tránh tình trạng bó phanh, cháy phanh giúp bảo vệ hệ thống truyền động của xe không bị hư hỏng. Khi muốn nhả phanh, chủ phương tiện cần đồng thời thực hiện thao tác đạp phanh chân cùng bấm nút cần gạt điều khiển phanh tay điện tử. Lập tức, đèn cảnh báo phanh tay sẽ tắt báo hiệu phanh tay đã được nhả.

Còn nếu cần số đang ở vị trí khác, nếu muốn sử dụng phanh tay thì người điều khiển cần cùng lúc đạp phanh chân và kéo lẫy điều khiển phanh tay thì hệ thống sẽ tự động giúp hãm phanh lại.

Hình 2.8. phanh tay điện tử 2.6.2. Những ưu điểm của phanh tay điện tử

Thực tế, phanh tay điện tử với những ưu điểm nổi bật của mình luôn được nhiều chủ phương tiện lựa chọn và đánh giá cao hơn so với phanh cơ truyền thống. Chỉ cần vài thao tác nhấn nút cơ bản là đã có thể kích hoạt 2 mô tô nhỏ giữ phanh sau. Hệ thống cũng sẽ không tự động giải phóng nếu lái xe không thắt dây an toàn hoặc một trong các cửa trên xe chưa đóng kín. - Khi các nhà thiết kế muốn tối ưu hóa các chức năng trên ô tô, tối giản không gian nội thất, bảng tablo, phanh tay điện tử đã ra đời nhằm thay thế tay nắm phanh thông thường. Giúp cabin ô tô trở nên sang trọng và hiện đại hơn.

- Phanh điện tử còn có tính năng tự động ngừng kích hoạt khi xe chạy, kèm khả năng giữ phanh tự động (Brake Hold) khi dừng ngang dốc

- Hạn chế những rủi ro có thể xảy ra khi chủ phương tiện quên sử dung thắng tay, đảm bảo độ an toàn cho hệ thống truyền động của xe.

- Khi di chuyển trên đoạn đường dốc, hệ thống phanh tay điện tử sẽ hỗ trợ việc dừng hay khởi động tốt hơn, tránh việc bị tuột dốc.

- Loại bỏ tình trạng bị kẹt phanh tay, bó phanh khi xe không được bảo dưỡng định kỳ.

Dẫu có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng phanh tay điện tử cũng có nhược điểm là tuổi thọ thấp, nếu bị hư hỏng thì giá thành sửa chữa cũng khá lớn. Bên cạnh đó, nếu ắc quy ô tô chết thì phanh tay điện tử cũng không hoạt động được.

Hình 2.9. Công nghệ Auto Hold, tự động áp dụng phanh đỗ xe khi dừng lại và tắt kích hoạt khi chủ xe vận hành

2.7. Ảnh hưởng của phanh ảnh hưởng đến rung ồn:

Rung động xảy ra khi đạp phanh cho thấy trống phanh hoặc đĩa phanh có thể bị cong, vênh hoặc mòn không đồng đều trên bề mặt. Ngoài ra thì nếu trên bề mặt trống phanh hoặc đĩa phanh bị bám bụi bẩn quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Điều này rõ rang nhất khi xe đang di chuyển ở tốc độ cao, vì khi đó các chi tiết quay này chịu lực tác động không đồng đều từ má phanh gây ra lực va đập lớn gây nên hiện tượng rung giật.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHANH ĐẾN SỰ RUNG ỒN TRÊN ÔT Ô.

3.1. Phân tích sự ảnh hưởng của phanh đến sự rung và ồn trên ôtô.

Như chúng ta đã biết phanh có ảnh hưởng rất lớn trong việc vận hành một chiếc xe vì thế khi phanh bị hư hỏng hay mòn sẽ tạo ra sự rung và ồn trên ôtô. Các nguyên nhân sau ảnh hưởng đến rung ồn trên ô tô:

Hình 3.1. Má phanh bị mòn

Một khi lớp bố phanh bị mòn hết và má phanh chỉ còn lại lớp vật liệu cứng bên trong thì chứng tỏ má phanh đã quá mòn. Lúc này bạn đạp phanh thì đĩa phanh và má phanh sẽ cọ xát vào nhau và phát ra tiếng rít vô cùng khó nghe

Má phanh bị mòn là một trong những lý do khiến xe ô tô phát ra tiếng ồn khi đạp phanh. Nếu má phanh đã được sử dụng trong một khoảng thời gian khá lâu, bề mặt kim loại phía sau sẽ dần bị mài mòn.

Điều này khiến kim loại chạm vào nhau và tạo ra tiếng ồn chói tai. Bên cạnh đó, rô-tô cũng có thể chà xát vào bộ kẹp phanh và cạo rát bề mặt kim loại bộ kẹp.

Giải pháp:

Do vậy bạn cần thay mới má phanh để tránh bề mặt kim loại phía sau và kẹp phanh sẽ tự mài mòn lẫn nhau tạo ra các đường mòn, hư hại.

3.3. Chất lượng má phanh kém.

Hình 3.2. Má phanh kém

Nhiều người nghĩ rằng việc mua những chiếc má phanh giá rẻ sẽ giúp họ tiết kiệm một khoản tiền kha khá. Nhưng thực tế thì đây là một quyết định sai lầm.

Má phanh kém chất lượng thường có các mảnh kim loại, chúng sẽ chà xát và cạo lên bề mặt của rô-tô gây ra hư hại nghiêm trọng. Do vậy, nếu đang có ý định thay má phanh mới thì hãy chọn sản phẩm từ một thương hiệu nổi tiếng.

3.4. Vật thể rắn giữa rô-tô và kẹp phanh

Tiếng kêu phát ra từ phanh ngoài những lý do trên ta còn phải chú ý vật thể rắn giữa rô-tô và kẹp phanh vì nó cùng có thể phát ra âm thanh. Bụi bẩn, đất có thể bám vào các bộ phận của xe ô tô. Tuy nhiên, đôi khi sẽ có những tảng đá nhỏ hoặc một vài vật thể rắn mắc giữa rô-tô và kẹp phanh khi xe đang chạy trên đường, điều này gây ra tiếng động dù bạn có đang phanh xe hay không phanh. Ma sát tạo ra từ sự cọ xát giữa các vật thể này có thể gây ra hư hại cho rô-tô và bộ kẹp phanh.

Hình 3.3. vật thể rắn giữa rô-tô và kẹp phanh

Một lý do khác gây ra tiếng ồn khi phanh xe đó là miếng đệm bị rách. Miếng đệm bị rách sẽ tạo điều kiện cho các bộ phận của hệ thống phanh chạm vào nhau, ví dụ như rô-to. Khi kim loại chạm vào nhau sẽ tạo ra tiếng ồn phát ra từ hệ thống phanh.

Do vậy, bất cứ khi nào sửa hệ thống phanh cần thay thế miếng đệm mới. Đôi khi, thợ máy sẽ bỏ qua bước này vì họ muốn nhanh chóng hoàn thành công việc vì vậy hãy chắc chắn rằng người dùng nhắc nhở họ thay mới cho xe.

3.5. Không thường xuyên sử dụng xe

H ì n h

3.4. Xe ồn khi phanh do đã lâu không dùng.

Một lý do khác gây ra tiếng ồn khi phanh xe là do không thường xuyên sử dụng ôtô. Tuổi thọ trung bình của má phanh là chạy được 200.000 dặm (hơn 320.000 km). Tuy nhiên, có một số lý do khiến tuổi thọ thực không lâu đến như vậy.

Thứ nhất, nếu chỉ để xe ô tô nằm im trong ga-ra hàng tuần thì việc không sử dụng cùng thời tiết xấu sẽ khiến rô-tô xe bị rỉ sét và ăn mòn. Trong tình huống thế này, rỉ sét sẽ lan sang các bộ phận khác làm làm hỏng chúng. Do vậy, người dùng nên thường xuyên sử dụng chiếc xe của mình, dù chỉ là một lúc để tránh trường hợp như trên.

3.6. Ổ đĩa rô-tô bị mòn

Đĩa rô-tô bị mòn là thủ phạm gây ra tiếng ồn khó chịu từ hệ thống phanh xe. Các ổ đĩa rô-tô không phẳng sẽ gây ra âm thanh rất chói tai. Đĩa rô-tô quá mòn sẽ gây ra âm thanh cọ xát.

Hơn nữa, việc mòn như vậy sẽ gây ra nhiều rung lắc từ hệ thống phanh. Tay lái sẽ dễ dàng cảm nhận được những rung lắc này từ bàn đạp phanh. Trường hợp này ít thấy hơn so với trường hợp đầu tiên.

3.7. Vòng bi bánh xe bị hỏng

Nếu nghe thấy nhưng tiếng ồn phát ra từ bánh xe hoặc cảm nhận sự rung lắc xảy ra xen kẽ các khoảng yên tĩnh thì có thể là bi của bánh xe đã hỏng. Hãy kiểm tra vòng bi bánh xe cẩn thận và nếu cần thiết thì nên thay thế chúng để không còn tiếng ồn nữa.

Hình 3.5. Vòng bi bánh xe bị hỏng

3.8. Chốt kẹp phanh thiếu dầu bôi trơn

Chốt kẹp phanh sẽ gây ra tiếng ồn khi thắng nếu chúng thiếu dầu bôi trơn. Trường hợp này ít thấy nhưng cũng có thể xảy ra. Việc chốt kẹp phanh không được bôi trơn sẽ gây ra hiện tượng bị kêu dẫn đến mài mòn một cách nhanh chóng.

CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG PHANH ĐẾN RUNG ỒN TRÊN Ô TÔ

Hiện nay hệ thống phanh trên hầu hết ô tô đều được trang bị cơ cấu phanh đĩa ở hai bánh trước hoặc cả bốn bánh. Cơ cấu phanh tang trống thường được lắp ở bánh sau đối với một số đời xe cũ nguyên do xe cũ tốc độ thấp hơn xe mới và hệ thống phanh đĩa thời điểm đó cũng chưa hoàn

Một phần của tài liệu BÁO cáo môn DAO ĐỘNG và TIẾNG ồn đề tài NGHIÊN cứu RUNG và ồn TRÊN hệ THỐNG PHANH ô tô (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)