II. Quy định của pháp luật Việt Nam trong thi hành án phạt tù đối với ngườ
d. Chế độ tiếp cận thông tin
Việc báo cáo thời sự, chính sách, pháp luật mới bằng hình thức tập trung chỉ được tổ chức cho toàn thể phạm nhân khi có sự kiện chính trị, xã hội hay khi cần thiết. Phạm nhân tuy được phát báo Nhân dân để đọc tại buồng giam nhưng hầu như họ không chú tâm. Hệ thống truyền thanh nội bộ thường ưu tiên thời lượng phát thông tin về các hoạt động thi đua CHAPT của phạm nhân. Truyền hình là hình thức cung cấp thông tin chiếm ưu thế và có sức hút lớn đối với phạm nhân là NCTN nhưng chủ yếu họ chỉ thích xem các kênh giải trí. Cán bộ quản lý chương trình chưa quan tâm định hướng cho họ theo dõi những thông tin nào là bổ ích hơn. Thư viện trại giam được trang bị chủ yếu là báo chí và những ấn phẩm cung cấp thông tin chính trị, kinh tế, xã hội thường xuyên hàng ngày, hàng tuần hoặc các loại truyện dành cho người lớn mà chưa có nhiều những ấn phẩm đặc thù, phù hợp với tâm lý NCTN.
e.Chế độ liên lạc, thăm gặp và nhận quà đối với phạm nhân là NCTN:
Trong liên lạc với người thân, phạm nhân là NCTN ít sử dụng hình thức gửi thư, thay vào đó là hình thức liên lạc qua điện thoại. Tuy nhiên, do phải trả phí điện thoại nên những phạm nhân là NCTN có gia đình nghèo khó hoặc bị thân nhân bỏ mặt, không cho tiền (ký gửi) thì ít khi chủ động điện thoại gặp thân nhân, thậm chí không liên lạc với ai. Về thực hiện chế độ thăm gặp, các trại giam luôn giải quyết đúng qui định và tạo điều kiện thuận lợi đối với mọi trường hợp gia đình xin thăm gặp phạm nhân là NCTN, tuy nhiên thực tiễn cho thấy việc mở rộng qui định, tăng số lần và thời lượng thăm gặp (gấp ba lần so với phạm nhân thành niên: 01 tháng được 3 lần, mỗi lần đến 3 giờ) chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Điều quan trọng là phải vận động, thuyết phục thân nhân có ý thức quan tâm thương yêu, thăm gặp và giáo dục phạm nhân là NCTN, không bỏ mặc, phó thác cho trại giam. 21 trường hợp phạm nhân là NCTN không liên lạc với ai nói ở trên cũng chính là 21 trường hợp bị gia đình bỏ rơi. Những phạm nhân này bị rơi vào trạng thái cô độc, không có người thân thăm gặp, tâm lý tình cảm bị “chai sạn”, rất khó tiến bộ. Các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng ở địa phương nơi gia đình phạm nhân là NCTN sinh sống chưa tham gia thăm gặp, động viên phạm nhân là NCTN. Hiện vẫn chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của gia đình phạm nhân, chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đáp ứng lại những yêu cầu của cơ quan THAPT.
Bên cạnh việc thực hiện chế độ nhận quà theo quy định, trại giam còn tổ chức căn- tin bán lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho phạm nhân với giá không cao hơn giá bán lẻ tại địa phương, góp phần cải thiện điều kiện ăn uống, sinh hoạt của đa số phạm nhân. Tuy nhiên, đối với phạm nhân là NCTN, lượng tiền mặt họ có chủ yếu phụ thuộc vào tiếp tế của gia đình (tiền thưởng, tiền bồi dưỡng theo qui định của họ không
đáng kể). Những phạm nhân là NCTN có gia đình khó khăn hay bị gia đình bỏ rơi, không thăm gặp và tiếp tế càng cảm thấy tủi thân và cô độc.
1.5. Thực trạng việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân là người chưathành niên thành niên
Đến nay, đã có 46/54 trại giam tổ chức Trung tâm dạy nghề cho phạm nhân dựa trên cơ sở liên kết với một số trường dạy nghề của địa phương, tuy nhiên năng lực đào tạo nghề còn rất hạn chế. Nghề đào tạo chủ yếu là: may mặc, thêu ren (dành cho phạm nhân nữ), thợ hồ, thợ mộc, cơ khí, hàn mạch điện tử… song việc đào tạo những nghề này chỉ được tiến hành trong khoảng từ 01 đến 03 năm cuối trước khi phạm nhân hết thời hạn CHAPT và đòi hỏi phạm nhân phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, như phải đủ sức khỏe, không dị dạng, có quá trình cải tạo tốt, liên tục được xếp loại CHAPT từ mức khá trở lên để bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình đào tạo nghề, do đó số lượng phạm nhân được đào tạo và cấp chứng chỉ chiếm tỉ lệ rất khiêm tốn, chỉ gần 5% tổng số phạm nhân chấp hành xong án phạt tù và đặc xá15 nhưng trong số này không có phạm nhân là NCTN nào. Việc lao động đan lát thủ công (đan ghế đệm, giỏ xách…), khâu bóng chày, làm lông mi giả, bóc tách hạt điều, trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế thủy sản v.v… chỉ tạo ra kỹ năng lao động giản đơn, ít có giá trị tạo việc làm sau khi được trả tự do.
Tình hình về khả năng tìm kiếm việc làm của phạm nhân sau khi được trả tự do có thể dựa trên kết quả cuộc khảo sát của BCA tiến hành năm 2012 để tham khảo bởi vì từ đó đến nay việc dạy nghề cho phạm nhân chưa có thay đổi bước ngoặt. Kết quả khảo sát16
đối với 275.274 người chấp hành xong án phạt tù từ 2002 đến 2012 về cư trú ở địa phương cho thấy: số người không có việc làm chiếm tỉ lệ 17,74%; số người có việc làm chiếm tỉ lệ 82,26% nhưng trong số đó có đến 85,41% việc làm thu nhập thấp dưới 03 triệu đồng/tháng và có 26,31% việc làm thu nhập dưới 01 triệu đồng/tháng; số người có thu nhập từ 05 triệu đồng/tháng trở lên chỉ chiếm tỉ lệ 2,53%. Điều đó phản ánh đại đa số người chấp hành xong án phạt tù không có kỹ năng nghề rõ ràng và sống bằng lao động tạm bợ với thu nhập rất thấp.