Định hướng đến năm 2015

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG HOÁ sản PHẨM DỊCH vụ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn – hà nội CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 32)

Phấn đấu trong năm 2011 đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 7% bằng việc thực hiện đầy đủ các cam kết về xử lý nợ xấu và có cơ chế tăng vốn điều lệ.

Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế phát triển bền vững.

Triển khai áp dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng, xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế.

Nâng cao năng suất lao động. Ưu tiên phát triển đầu tư nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo tại chỗ, khuyến khích tự học để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên, tích cực áp dụng công nghệ thông tin đào tạo từ xa.

Nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Cải cách cơ cấu tổ chức và điều hành nhằm góp phần đưa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng hiện đại theo chuẩn mực quốc tế. Tăng cường khả năng cạnh tranh lấy phục vụ khách hàng làm mục tiêu hoạt động.

Thiết lập mối quan hệ tốt trong công việc với các bộ phận trong toàn hệ thống của Ngân hàng. Tạo lập cho toàn thể công nhân viên trong chi nhánh tác phong làm việc hiện đại, chuyên nghiệp. Cập nhật những văn bản nghiệp vụ ngân hàng do ngân hàng nhà nước ban hành và các cơ quan chức năng liên quan.

Quản lý và duy trì khách hàng hiện tại; tìm kiếm và phát triển khách hàng tiềm năng, cố gắng phục vụ khách hang thật tốt để lôi kéo được nhiều khách hang đến với mình hơn. Nắm rõ và triển khai tốt những sản phẩm hiện có trong hệ thống SHB. Đề xuất những biện pháp phát triển sản phẩm, phát triển khách hàng.

2.2. GIẢI PHÁP ĐA DANG HOÁ SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-HÀ NỘI CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ hiện có

Cũng giống như bất cứ một sản phẩm dịch vu nào khác trên thị trường, các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng cũng cần những tiêu chuẩn nhất định để đánh giá chất lượng. Qua nghiên cứu thực tiễn có thể đưa ra một số chỉ tiêu như sau:

- Đầu tiên phải nói đến sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng. Sản phẩm , dịch vụ của Ngân hàng cung cấp ra là nhằm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Nếu chất lượng của các sản phẩm dịch vụ cao thì khách hàng sẽ gắn bó lâu dài với Ngân hàng, không những thế khách hàng còn quảng bá, giới thiệu dịch vụ của Ngân hàng tới những người thân, bè bạn, nâng cao uy tín của Ngân hàng trên trương kinh doanh.

- Sự hoàn hảo của dịch vụ. Nó được hiểu là giảm thiểu các sai sót trong giao dịch với khách hàng và rủi ro trong kinh doanh dịch vụ của ngân hàng. Chất lượng dịch vụ của ngân hàng ngày càng hoàn hảo, giảm các sai sót trong giao dịch của ngân hàng với khách hàng, giảm thiểu những lời phàn nàn và khiếu kiện, khiếu nại của khách hàng đối với ngân hàng. Bên cạnh đó là những rủi ro trong kinh doanh dịch vụ của ngân hàng này càng giảm thiểu và đến mức không còn rủi ro.

- Quy mô và tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng không ngừng tăng lên. Đây là kết quả tổng hợp của sự đa dạng dịch vụ, sự phát triển dịch vụ và đương nhiên là cả chất lượng dịch vụ của ngân hàng tăng lên. Song, chất lượng dịch vụ có tính nổi trội hơn cả. Bởi vì nếu như chất lượng dịch vụ không đảm bảo, không được nâng cao, thì sự đa dạng các dịch vụ và phát triển các dịch vụ sẽ không có ý nghĩa vì không được khách hàng chấp nhận.

- Một số chỉ tiêu khác. Đó là khả năng cạnh tranh về dịch vụ ngày càng được nâng lên, thị phần của từng loại dịch vụ của ngân hàng không ngừng được giữ vững và tăng lên. Thí dụ như: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ, ….Để đạt được mục tiêu đó, tất nhiên là còn tuỳ thuộc vào sự đa dạng dịch vụ, nghiệp vụ Marketing, uy tín và danh tiếng của ngân hàng, quy mô và màng lưới của ngân hàng. Song đương nhiên là chất lượng dịch vụ sẽ tạo lên danh tiếng, uy tín lâu dài cho ngân hàng, thu hút khách hàng.

Nhưng chỉ tiêu này đưa ra nhằm định hướng hoàn thiện, củng cố và phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện có của chi nhánh Thăng Long. Các giải pháp hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ hiện có như:

2.2.1.1. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Trong những năm gần đây, dưới áp lực của cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội cũng như chi nhánh Thăng Long đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ. Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể về năng lực tài chính, công nghệ, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và mạng lưới kênh phân phối, hệ thống sản phẩm dịch vụ. Nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được triển khai thực hiện như dịch vụ tài khoản, séc, thẻ, quản lý tài sản, tín dụng, cầm cố, tín dụng tiêu dùng, song bên cạnh những kết quả đạt được, dịch vụ ngân hàng bán lẻ của chi nhánh Thăng Long còn nhiều bất cập, chi nhánh vẫn chưa xây dựng được phương án phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ một cách đồng bộ và có hiệu quả.

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ chưa phong phú, chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại được triển khai chậm, dịch vụ thanh toán thẻ còn hạn chế về phạm vi sử dụng và chưa phát triển được sâu rộng trong đại bộ phận công chúng, dịch vụ internet banking mới dừng lại chủ yếu ở mức

truy vấn thông tin, chưa cho phép thực hiện thanh toán, các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như séc cá nhân gần như không được sử dụng, tiện ích thanh toán thẻ còn hạn chế. Các dịch vụ ngân hàng phục vụ cho tầng lớp khách hàng có thu nhập cao chưa được triển khai rộng rãi như bảo quản tài sản, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư.

Hoạt động tiếp thị của chi nhánh còn yếu và thiếu tính chuyên nghiệp, tỉ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng còn ít. Chính sách khách hàng kém hiệu quả, chất lượng phục vụ chưa cao, chi nhánh chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản về dịch vụ ngân hàng của các nhóm đối tượng khác nhau, thủ tục giao dịch chưa thuận tiện, một số qui định và quy trình nghiệp vụ còn nặng về bảo đảm an toàn cho ngân hàng, chưa thuận lợi cho khách hàng.

Trên tầm vĩ mô, mặc dù môi trường pháp lý đã được cải thiện đáng kể, nhưng các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các quy trình thao tác giao dịch thủ công, mang nặng tính giấy tờ và phức tạp trong quá trình xử lý, nhiều quy chế đã trở nên bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ.

Trước áp lực cạnh tranh và nhiều ngân hàng nước ngoài đang có ý định thâm nhập vào thị trường Việt Nam dưới hình thức ngân hàng 100% vốn nước ngoài, đòi hỏi Ngân hàng thương mại cổ phần Sại Gòn-Hà Nội, cũng như chi nhánh Thăng Long cần chủ động hơn nữa trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng, trong đó có dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Điều này đòi hỏi từng ngân hàng phải có phương án phát triển bài bản, tập trung vào những điểm chính sau đây:

- Xác định xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Việt Nam với dân số khoảng 86 triệu người và mức thu nhập ngày càng tăng là thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng thương mại, thị trường này sẽ phát triển mạnh trong tương lai do tốc độ tăng thu nhập và sự tăng trưởng của các loại hình doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại đang có xu hướng chuyển sang bán lẻ, tăng cường tiếp cận với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh.

Các khách hàng sẽ có xu hướng tiếp cận với nhiều ngân hàng và chọn sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có mức giá rẻ, đòi hỏi các ngân hàng phải cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cho khách hàng, giảm thiểu chi phí và đổi mới công nghệ nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh.

Cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt, nhất là tại các đô thị loại 1 và loại 2, nơi tập trung khách hàng có tiềm năng tài chính lớn và mật độ ngân hàng tăng mạnh. Trong số các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt

Nam, HSBC và Citibank là hai ngân hàng nổi tiếng toàn cầu về kinh doanh ngân hàng bán lẻ, trong đó HSBC đã có chiến lược cụ thể để phát triển kinh doanh ngân hàng bán lẻ. Để ngày càng thu hút khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh, chi nhánh Thăng Long nên phát triển dịch vụ theo các hướng:

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ gắn liền với tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ ngân hàng trên cơ sở đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống ngân hàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường tài chính trong nước.

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ phải được thực hiện từng bước vững chắc nhưng cũng cần có bước đột phá để tạo đà phát triển nhanh trên cơ sở giữ vững được thị phần đã có, phát triển và mở rộng thị trường mới để phát triển thị trường trong tương lai.

Dịch vụ ngân hàng bán lẻ phải được phát triển theo hướng kết hợp hài hòa giữa lợi ích của khách hàng với lợi ích của ngân hàng và mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Đầu tư để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ yêu cầu vốn lớn trong khi môi trường kinh tế xã hội chưa phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ chưa cao, đòi hỏi các ngân hàng phải hướng tới lợi ích lâu dài, kết hợp hài hòa giữa lợi ích của ngân hàng và của toàn bộ nền kinh tế. Trong giai đoạn đầu tiên, cần phải chấp nhận chi phí đầu tư để mang đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tiên tiến với mức phí đảm bảo bù đắp được một phần vốn đầu tư nhưng đủ để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường.

Hoàn thiện và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ phải được tiến hành đồng bộ với các dịch vụ ngân hàng khác, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và chủ động mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực của tài chính tín dụng nhằm tạo nhiều tiện ích cho người sử dụng dịch vụ. Cần phối hợp các bộ phận chức năng khác như bộ phận phục vụ doanh nghiệp để phát huy hiệu quả của dịch vụ ngân hàng, thu hút thêm khách hàng, tăng lợi nhuận cho ngân hàng và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa khách hàng và ngân hàng.

Kinh doanh bán lẻ buộc các ngân hàng phải tuân theo những quy định chặt chẽ về các quy định và tỉ lệ an toàn trong điều kiện bị ràng buộc bởi những hạn chế về nguồn lực.Các ngân hàng phải có định hướng rõ ràng về hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ,có đầy đủ nguồn lực cần thiết để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

- Xác định mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, cải tiến thủ tục giao dịch, trong đó coi trọng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tiếp cận nhanh hoạt động

ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính - ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nền kinh tế và tối đa hóa giá trị gia tăng cho chi nhánh, khách hàng và xã hội.

Xây dựng hệ thống dịch vụ ngân hàng bán lẻ có chất lượng, an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo các cam kết song phương và đa phương, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến và phát triển hợp lý mạng lưới phân phối để cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các sản phẩm dịch vụ và tiện ích ngân hàng bán lẻ cho mọi đối tượng khách hàng, trong đó chú trọng đáp ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho sự phát triển của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân.

Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng bán lẻ của chi nhánh theo nguyên tắc thị trường, hạn chế bao cấp và độc quyền cung cấp dịch vụ ngân hàng để từng bước phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh, an toàn và hiệu quả.

- Đề ra định hướng và giải pháp chiến lược

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ được xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của Ngân hàng SHB cũng như chi nhánh Thăng Long, bắt đầu từ sự nắm bắt các cơ hội có được từ các thị trường mới, từ việc áp dụng công nghệ và sử dụng hệ thống tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, phương thức phân phối hiệu quả, tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng.

Chi nhánh cần tăng qui mô vốn để đảm bảo nền tảng cho phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ theo hướng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Ngoài việc cung cấp các sản phẩm thông qua mạng lưới các chi nhánh hiện hành, các ngân hàng cần thiết lập các hệ thống phân phối trên cơ sở sử dụng công nghệ thông tin hiện đại. Những giải pháp đề cập dưới đây chỉ tập trung vào một số khía cạnh chủ yếu như hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đa dạng kênh phân phối hiệu quả, cải tiến hoạt động tiếp thị, phát triển sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

2.2.1.2. Phát triển dịch vụ thẻ ATM (Automated Teller Machine)

Mặc dù tham gia vào thị trường thẻ sau nhiều ngân hàng thương mại khác nhưng với việc thẻ ATM của Ngân hàng SHB đc chấp nhận ở các boot rút tiền của 15 Ngân hàng khác nhau trên toàn quốc thì số lượng người dùng thẻ ATM của ngân hàng không ngừng tăng trong thời gian vừa qua. Ngoài những lợi ích vô hình mà sản phẩm thẻ mang lại cho chi nhánh Thăng Long như: nâng cao vị thế của ngân hàng, quảng bá hình ảnh thương hiệu và kéo khách hàng đến với ngân hàng, thì đây cũng là những hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Đó là khoản phí thường niên mà chủ thẻ phải trả theo hợp đồng sử dụng thẻ, phí rút tiền mặt (4%

cho ngân hàng phát hành và tối thiểu là 50.000 đồng cho một giao dịch), phí giao dịch thanh toán hàng hóa…

Trong những năm gần đây, tất cả các khoản thu từ nghiệp vụ thẻ đem lại một tỷ suất sinh lời lên tới 20%/ năm cho ngân hàng, cho nên lĩnh vực kinh doanh thẻ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của không chỉ chi nhánh Thăng Long. Thẻ ngân hàng ra đời góp phần tích cực vào việc thay đổi thói quen giao dịch thanh toán của công

Một phần của tài liệu ĐA DẠNG HOÁ sản PHẨM DỊCH vụ tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn – hà nội CHI NHÁNH THĂNG LONG (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w